Chính sách đối ngoại hai mặt của Tập Cận Bình

Mục đích của ông ta không phải là bắt đầu một cuộc chiến tranh mà là chuyển hướng sự chú ý trong nước ra khỏi nhiều cuộc khủng hoảng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc mít tinh kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hải ở Bắc Kinh, ngày 9/10… /ẢNH: CARLOS GARCIA RAWLINS / REUTERS

Walter Russell Mead,…Ngày 11 tháng 10 năm 2021…. Theo The Wall Street Journal..

Trần H Sa lược dịch.

Cuối tuần qua, Tập Cận Bình đã làm choáng váng thế giới. Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 9/10 khiến mọi người không còn nghi ngờ gì về cam kết của ông ta đối với việc cuối cùng phải sáp nhập Đài Loan vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng đó là những gì Chủ tịch Tập không nói, và bối cảnh khiến ông không nói điều đó, là quan trọng nhất.

Căng thẳng về Đài Loan đã gia tăng trong nhiều tháng. Trong một bài phát biểu quan trọng ở lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phát biểu tại Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 7, ông Tập hứa sẽ "đánh bại hoàn toàn" bất kỳ nỗ lực nào hướng tới độc lập của Đài Loan. Trong một bức thư chúc mừng Eric Chu qua việc Chu được bầu làm lãnh đạo đảng đối lập chính của Đài Loan, ông Tập gọi tình hình trên hòn đảo này là "phức tạp và ảm đạm". Vào cuối tuần lễ Quốc khánh 1/10 của Trung Quốc, một con số kỷ lục gồm 149 máy bay quân sự Bắc Kinh đã bay qua vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Lý do cho sự giận dữ của Bắc Kinh thì không khó để tìm thấy. Vài tuần sau khi Australia giúp hình thành quan hệ đối tác Aukus, cựu Thủ tướng Australia, Tony Abbott đã có chuyến thăm Đài Loan. Một thượng nghị sĩ Pháp đến thăm hòn đảo này đã gọi Đài Loan là một quốc gia. Thủ tướng sắp tới của Nhật Bản tuyên bố rằng quan điểm chính trị gia thân Đài Loan lâu năm của Nobuo Kishi sẽ được giữ trong danh mục đầu tư quốc phòng của chính phủ mới. Trong tháng này, một phái đoàn lớn của Đài Loan dự kiến sẽ đến thăm Đông và Trung Âu, nơi mà Lithuania đã lôi kéo sự giận dữ của Bắc Kinh bằng cách cho phép Đài Loan mở một văn phòng ngoại giao. Một cuộc tập trận hải quân chung gần đây của 6 quốc gia ở biển Philippines được dự định nhằm báo hiệu quyết tâm ngày càng tăng của đồng minh.

Đáng chú ý hơn nữa, tuần trước tờ báo Wall Street Journal này đã đưa tin rằng Thủy quân lục chiến và lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đã luân phiên trải qua các nhiệm vụ huấn luyện ở Đài Loan trong hơn một năm. Những người hiếu chiến của Bắc Kinh, phát biểu thông qua tờ Thời báo Hoàn cầu, gọi sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đài Loan là "một lằn ranh đỏ không thể vượt qua" và cảnh báo rằng trong trường hợp chiến tranh ở eo biển Đài Loan, "những nhân viên quân sự Mỹ đó sẽ là những người đầu tiên bị loại bỏ."

Với tất cả những điều này, sự kềm chế tương đối trong bài phát biểu mới nhất của ông Tập là đáng chú ý. Đó là một bài phát biểu mà Đặng Tiểu Bình có thể đưa ra, đề cập đến việc tái thống nhất một cách hòa bình trên cơ sở "một quốc gia, hai chế độ" với rõ ràng không có mối đe dọa quân sự nào. Và sau cuộc hội đàm mới nhất của Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch ỐC, với nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, Tổng thống Biden và Tập vẫn đang trong một hội nghị thượng đỉnh ảo vào lúc nào đó trong mùa thu này.

Vậy tại sao các tín hiệu lại lẩn lộn ? Tại sao leo thang xâm nhập vào không phận gần Đài Loan trong khi lại hạ giọng những lời lẻ khoa trương ?

Câu trả lời có liên quan đến chính trị ở trong nước. Trung Quốc đang phải đối mặt với những tình huống bất ổn. Khi nhà phát triển bất động sản khổng lồ Evergrande vấp ngã hướng đến sụp đổ, các cuộc đàn áp đối với công nghệ và các doanh nghiệp khác đã xóa sạch hơn 1 nghìn tỷ đô la giá trị tài sản và khiến các doanh nghiệp lo lắng về các động thái tiếp theo của Đảng Cộng sản. Đồng thời, một cuộc khủng hoảng năng lượng to lớn đã gây ra sự cố mất điện trên diện rộng trên khắp Trung Quốc, trong khi biến thể Delta dễ lây truyền hơn làm bộc lộ phương pháp kiểm soát đại dịch của Trung Quốc với những xét nghiệm khắc nghiệt nhất từ trước đến nay.

Đảng Cộng sản Trung Quốc tưởng là sẽ đưa Trung Quốc đến một thời đại mới dễ dàng và sung túc. Đó không phải là hình ảnh của một gia đình trung lưu đã đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào các sản phẩm đầu tư của Evergrande, và không phải là hình ảnh của những người phải đi bộ lên cầu thang đến căn hộ đắt đỏ ở tầng thứ 10 của họ vì mất điện.

Để duy trì hoạt động của nền kinh tế, Trung Quốc phải vuốt ve các nước láng giềng thay vì tát tai họ. Tất cả đều rất tốt để đe dọa và xúc phạm Úc, nhưng khi các nhà máy điện của bạn trên vành đai rỉ sét Trung Quốc đã hết nhiên liệu, bạn cần than của Úc để giữ cho đèn được sáng. Theo quan điểm của Bắc Kinh, đây sẽ là thời điểm khủng khiếp cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Đài Loan.

Nhưng đảng cũng cần phải giữ cho quan điểm dân tộc chủ nghĩa được khơi dậy ở trong nước. Trung Quốc cộng sản tưởng mình là một siêu cường đang lên mà những người khác phải sợ hãi và tôn trọng. Bắc Kinh không thể đủ khả năng để trông như thể nó đang chế ngự được nước ngoài chấp nhận những xâm phạm vào Đài Loan.

Và vì vậy, vào lúc này ông Tập dường như đã quyết định một chính sách đối ngoại hai mặt. Sự xâm nhập phô trương vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan và những lời nói cứng rắn trong bài phát biểu tháng 7 của ông Tập đã vẽ nên một bức tranh về một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đứng trước thế giới. Nhưng mục tiêu là đe dọa gây chiến mà không bắt đầu một cuộc chiến, trong khi Bắc Kinh chờ đợi thời điểm tốt hơn.

Đây là một sự tạm dừng, không phải là một sự thay đổi hướng. Không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh đang xem xét lại các giả định căn bản của thời đại Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc đang trỗi dậy trong khi Mỹ chìm xuống. Trước khi suy nghĩ lại nghiêm túc về các chính sách hiện nay của Bắc Kinh là đàn áp trong nước và cạnh tranh mạnh mẽ ở nước ngoài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cần phải thấy bằng chứng rằng nước Mỹ kiên cường hơn so với suy nghĩ của họ và rằng mô hình kinh tế nội địa Của Trung Quốc kém mạnh mẽ hơn so với sự tin tưởng của họ.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.