Tập Cận Bình thăm một châu Âu 'nghi ngờ Trung quốc' ( 'Sinosceptic' ).

Tác giả Ronald H. Linden... 07/05/2024...  The Hill.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được chào đón nồng nhiệt khi ông thăm châu Âu vào tháng 3/2019. Nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu chuyến đi đó tại Rome, nơi mà ông được tôn vinh khi Ý trở thành thành viên đầu tiên của G-7 ký vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc trị giá hàng nghìn tỷ đô la .

Tại Pháp hồi đó, Tổng thống Emmanuel Macron đã sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh nhỏ bằng cách mời Thủ tướng Đức - đối tác thương mại châu Âu quan trọng nhất của Trung Quốc - và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cùng gặp ông Tập.  Trong khi ông Macron thúc đẩy chiến lược mới của EU ủng hộ quan hệ đa phương, thay vì quan hệ song phương nghiêm ngặt, các doanh nhân Pháp cũng đã ký các hợp đồng khoảng 40 tỷ USD, bao gồm cả việc mua bán 300 máy bay Airbus.

Đó là những ngày huy hoàng trong quá khứ. Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đã đạt 150 tỷ euro, khi các chính phủ quốc gia mong muốn thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Các công ty châu Âu xếp hàng để thâm nhập thị trường Trung Quốc,  và thương mại EU-Trung Quốc vượt quá 500 tỷ euro mỗi năm, với sự cân bằng nghiêng về phía có lợi khổng lồ cho Trung Quốc. Với những cái vỗ ngoại giao của Tổng thống Donald Trump, các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách tự đứng lên trong việc đối phó với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong số các thành viên EU mới nhất ở Trung và Đông Âu, Trung Quốc đã tài trợ thành công cho mối quan hệ đối tác ở đó, vốn đã tăng lên 17 quốc gia vào năm 2019.

Năm năm sau, năm nay,  kỳ vọng về sự hợp tác "đôi bên cùng có lợi" đã bị thay thế bằng cái có thể được gọi là "nghi ngờ Trug quốc" ("Sinosceptisicm"). Những thay đổi trong nước và quốc tế đã tạo ra một môi trường châu Âu lạnh nhạt hơn nhiều, một môi trường mà ông Tập sẽ chỉ làm mẫu một cách kín đáo trong chuyến thăm này.

Trên toàn cầu, những ảnh hưởng của Covid, trở nên trầm trọng hơn bởi các biện pháp phong tỏa hà khắc của Trung Quốc, đã làm chậm thương mại quốc tế và làm chậm liên hệ giữa châu Âu và Trung Quốc.  Đồng thời, sự hiện diện nổi bật hơn của Trung Quốc ở châu Âu đã thúc đẩy các doanh nghiệp và EU phàn nàn về "sự mất cân bằng", phàn nàn về thực tiễn thương mại không công bằng, và phân biệt đối xử với các nhà đầu tư.  Một hiệp ước đầu tư toàn diện giữa EU và Trung Quốc được thiết kế để giải quyết các vấn đề như vậy đã được đàm phán rất kỹ lưỡng,  và sau đó bị Nghị viện châu Âu nhấn chìm vào năm 2021. Vương quốc Anh - một đối tác hàng đầu của Trung Quốc - đã rời EU cùng năm. Những nỗ lực của Bắc Kinh ở Đông Âu đã sụp đổ, ngoại trừ mối quan hệ tốt đẹp với Hungary.

Thay đổi trong nước cũng có tác động đáng kể. Lên nắm quyền ở Italy vào năm 2022, chính phủ mới của Thủ tướng Giorgia Meloni đã ném bỏ sự thiếu lạnh nhạt đối với châu Âu, và củng cố xu hướng nghi ngờ Trung quốc được bắt đầu dưới thời người tiền nhiệm Mario Draghi.  Rome liên tục chặn đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp chủ chốt và rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung quốc  vào cuối năm 2023. Chính phủ Meloni ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Mỹ về tự do hàng hải ở Nam Thái Bình Dương và đang ủng hộ điều đó với kế hoạch khai  triển một tàu sân bay đến khu vực.  Ông Tập không đến thăm Ý trong chuyến đi này, thay vào đó dừng chân ở Hungary và Serbia thân thiện với Trung Quốc.

Ở cấp độ siêu quốc gia, một sự thay đổi trong tư thế phòng thủ ở Brussels đã tạo ra một ban lãnh đạo mong muốn đưa thêm chi tiết vào tầm nhìn chiến lược của EU về Trung Quốc, như là một "đối thủ của hệ thống".  Brussels đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về các khoản trợ cấp hoặc các hành vi không công bằng khác của Trung Quốc nhằm hỗ trợ xuất khẩu sang châu Âu xe điện, tấm pin mặt trời và thiết bị y tế.

Tại Mỹ, thất bại của Trump cho phép chính quyền Biden kiên quyết thân thiện hơn với châu Âu, trở thành đối tác nhượng bộ lẫn nhau về thương mại, và mở ra các kế hoạch hợp tác xuyên Đại Tây Dương lớn hơn về các vấn đề nguy cơ công nghệ cao và sàng lọc đầu tư. Các nhà lãnh đạo ở châu Âu và Mỹ phải đối mặt với những mùa bầu cử khó khăn, và mong muốn "cứng rắn với Trung Quốc" đang tạo ra một môi trường khác hơn nhiều so với những gì ông Tập đã gặp phải năm năm trước.

Sự thay đổi này diễn ra vào thời điểm tồi tệ đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng yếu, giá cả giảm và cộng đồng đầu tư nước ngoài hiện đang thận trọng,    làm suy yếu khả năng của Bắc Kinh trong việc tiếp tục cung cấp cho công dân của nó một cuộc sống tốt hơn.  Vấn đề nan giải đối với ông Tập là làm thế nào để theo kịp sự tăng trưởng của những năm trước đây mà không kích động chiến tranh thương mại với các đối thủ toàn cầu. Ngay bây giờ, Trung Quốc có cả nền sản xuất thừa ở công nghiệp lẫn nền sản xuất thiếu nhân lực. Tỷ lệ sinh đẻ của Trung quốc thấp hơn nhiều so với mức trước đây, nhưng vẫn chưa thúc đẩy thay đổi chính sách cần thiết - và tốn kém.

Những động lực này làm cơ sở cho việc Tập Cận Bình xử dụng chủ nghĩa dân tộc như một sự thay thế cho sự thịnh vượng ngày càng tăng trước đây; Chủ nghĩa lãnh thổ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, và một chiến dịch tái tạo nhằm vào Đài Loan đều gây lo ngại ở châu Âu.

Nhưng vấn đề cấp bách nhất đối với châu Âu là lập trường của Trung Quốc về cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Bất chấp những giả vờ của Bắc kinh là nhà vô địch của những người kém quyền lực hơn, Bắc Kinh đã lặp lại lời biện minh cho cuộc chiến của Moscow, đổ lỗi cho Mỹ và NATO.  Tuyên bố trung lập, Tập Cận Bình đã làm rất ít để đẩy nhanh kết thúc chiến tranh. Ngược lại, Trung Quốc đã trở thành khách hàng quan trọng mua dầu và khí đốt mà Nga không thể bán ở nơi khác, và cung cấp công nghệ, hàng hóa sản xuất và hàng tiêu dùng cho Nga. Đáng lo ngại nhất là việc buôn bán những công cụ máy móc, các mặt hàng vi điện tử và máy bay không người lái, mà theo tình báo Mỹ, tạo điều kiện cho nỗ lực chiến tranh của Nga trở nên khả thi.

Các nhà lãnh đạo EU đã thẳng thắn nói về sự thất vọng của họ đối với lập trường của Trung Quốc,  và có thể sẽ thúc giục ông Tập đóng vai trò tích cực hơn trong việc chấm dứt chiến tranh. Thái độ của công chúng ở châu Âu đối với Trung Quốc đã chuyển sang hướng tiêu cực kể từ chuyến thăm sau cùng của ông Tập, một xu hướng được củng cố khi công chúng châu Âu phải chịu đựng việc cắt giảm nhiên liệu ở trong nhà và tại doanh nghiệp của họ, do các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Những đột phá to lớn thì khá khó xảy ra trong một môi trường như vậy. Các hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trong quá khứ đã tạo ra các cuộc thảo luận "bộc trực" và "thẳng thắn" cùng với những lời chỉ trích không quá cạnh khóe. Năm 2022, Đại diện cao cấp về đối ngoại của EU, Josep Borrell gọi những thứ này là "cuộc đối thoại của người điếc". Tại thời điểm này, các yếu tố ràng buộc châu Âu với Mỹ, và ràng buộc Trung Quốc với Nga, dường như chỉ có thể thay đổi ở bên rìa.

Nhưng lợi nhuận được tính. Các vấn đề thương mại và đầu tư, trong khi gây rắc rối và liên quan chặt chẽ với chính trị trong nước, thường là dễ uốn nắn nhất. Những lời hứa có thể được thực hiện, "các thỏa thuận của giới quyền quý" được ký kết để tránh làm tổn hại đến thương mại và lòng tin lẫn nhau. Các ủy ban hỗn hợp - thứ mà EU và Trung Quốc đã có rất nhiều - có thể chuẩn bị nghiên cứu các vấn đề như tiếp cận bình đẳng đối với đầu tư nước ngoài.

Những bước đi nhỏ như vậy có thể không tạo ra các loại tiêu đề như Ý gia nhập BRI đã có năm năm trước, nhưng trong môi trường nghi ngờ Trung quốc hiện nay, chúng có thể hữu ích và được hoan nghênh.


_ Tác giả Ronald H. Linden là giáo sư khoa chính trị học đã nghỉ hưu và là giám đốc nghiên cứu châu Âu tại Đại học Pittsburgh.

_ Trần H Sa lược dịch từ The Hill. ... 07 / 05 / 2024.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.