Bài đăng

Nhà giáo dục khai phóng, Albert Einstein

Hình ảnh
Einstein, được ví như “bộ óc thế kỷ”, cho rằng mình không thông minh hơn người thường và rằng thông minh không phải là yếu tố quyết định cho thành công, mà sự tò mò thiêng liêng (die heilige Neugier) mới là yếu tố quyết định. Einstein đương thời nói: “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê” và “Quan trọng là người ta không ngừng hỏi”. Chúng ta hãy nghe ông trả lời khi được hỏi vì sao ông đã tìm thấy thuyết tương đối: “Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt trí tuệ đến nỗi tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi. Một cách tự nhiên, tôi đã thâm nhập vào toàn bộ vấn đề sâu hơn những đứa trẻ có năng khiếu phát triển bình thường khác.” Ông trả lời người bạn Bucky của gia đình khi ông này hỏ

Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông : Obama

Hình ảnh
Tổng thống Benigno Aquino (L) và Tổng thống Mỹ Barack Obama  đã tổ chức một cuộc họp song phương hôm thứ tư tại Manila.  17 / 11 / 2015 Theo Asia Times (Tin từ Reuters): Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ tư rằng Trung Quốc phải ngừng cải tạo đất ở Biển Đông đang tranh chấp và khẳng định cam kết của Washington đối với quốc phòng và an ninh của Philippines, một trong các bên tranh chấp. Obama, phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Manila, rằng ông mong muốn được hợp tác với tất cả các bên yêu sách trên tuyến đường hàng hải để giải quyết tranh chấp của họ. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama đã đến thăm một chiến thuyền tuần duyên do Mỹ tặng cho Philippines, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.

Không sống bằng sự dối trá

Hình ảnh
Sau khi công bố tác phẩm Quần đảo GULAG và bản tuyên ngôn “Không sống bằng dối trá”, Alexander Solzhenitsyn bị bắt và sau đó bị trục xuất khỏi Nga Sô sang Đức vào năm 1974. Ngay sau đó tiểu luận này đã được dịch ra tiếng Anh và đăng trên The Washington Post vào ngày 18 tháng Hai năm 1974. Phạm Ngọc dịch từ tiếng Nga Không sống bằng dối trá Có một thời chúng ta thậm chí không dám cả nói thầm! Giờ đây, khi viết và đọc những sách báo ngoài luồng, và đôi lúc tụ tập hút thuốc tại Viện nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: “bọn họ” định chơi trò gì đây, định dắt mũi chúng ta tới đâu nữa! Những tâng bốc vô bổ về thành tựu vũ trụ trong khi đất nước nghèo đói và kiệt quệ; củng cố chế độ cai trị dã man; thổi bùng ngọn lửa nội chiến; nuôi dưỡng chính thể Mao Trạch Đông bằng của cải vật chất của chúng ta một cách khinh suất, để rồi sau đó lại lùa chính chúng ta ra chiến trường chống lại hắn; và chúng ta, còn lối thoát nào khác ngoài việc tuân lệnh lên đường? “

Tự do khỏi nỗi khiếp sợ

Hình ảnh
Freedom From Fear. Aung San Suu Kyi Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ,   Nguồn Không phải quyền lực làm cho ta tha hóa mà chính là nỗi khiếp sợ. Nỗi sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa kẻ đang nắm trong tay quyền lực và nỗi khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa người đang bị quyền lực nắm trong tay . Đại đa số người Miến quen thuộc với bốn hình thái tha hóa. Tham là sự tha hóa bắt nguồn từ lòng ham muốn, là sự từ bỏ chính đạo để tìm kiếm tặng vật bất chính hay những thứ mình thèm khát. Sân là việc đi vào lạc đạo nhằm trừng phạt những người mà mình ghét bỏ. Si là sự sai lầm do si đần. Nhưng có lẽ cái tồi tệ nhất trong bốn hình thái tha hóa là Úy, không phải chỉ vì khiếp nhược làm tê cứng và phá hủy dần tất cả các cảm giác về đúng / sai, mà nó thường là nguồn cội của ba hình thức tha hóa còn lại. Giống như Tham, khi không bắt nguồn từ tính hám lợi thuần túy thì có thể là sản phẩm của nỗi sợ cảnh nghèo túng hoặc sợ làm phật lòng những người mình yêu quí, nỗi sợ bị vượt qua, bị lă

Tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ

Hình ảnh
https Ngày 10 tháng 11 năm 2015. Trần H Sa lược dịch Mỹ chi tiêu 5,9 tỷ $ cho tài trợ quân sự nước ngoài. Phỏng đoán gì với 2 nước đã nhận được 75% của Tổng ... . Theo báo cáo viện trợ nước ngoài niên khóa 2013-2015 của Chính phủ Mỹ, ước tính khoảng 5,9 tỷ $ đã được chi vào nguồn tài trợ quân sự nước ngoài chỉ trong năm tài chính 2014. Điều này tương đương với 17% trong số 35 tỷ $ chi cho tổng số viện trợ toàn cầu đã được thảo luận trong bài viết trước . Viện trợ quân sự nước ngoài của Mỹ cho các quốc gia dao động từ 200,000 $ đến 3,1 tỷ USD. Trong số 10 nước nhận hàng đầu, hai nước đã nhận được 75% của 5,9 tỷ $. Hãy nhìn vào bản đồ dưới đây để xem nước nào nhận được sự tài trợ quân sự nước ngoài cuả Mỹ nhiều nhất.