Mỹ xếp đặt kế hoạch chống lại Trung Quốc.


Illustration: Matt Adams
 
Theo Canberra Times BY Michael Richardson
Nov 28, 2011 04:00 AM


BHM Lược dịch.

Các quốc gia châu Á - Úc - ở giữa trận chiến giành sự thống trị.của hai gã khổng lồ kinh tế.

Hoa Kỳ đã đề ra rõ ràng hơn kế hoạch làm thế nào để định hướng an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Vấn đề then chốt của các quốc gia trong khu vực phải quyết định là mức độ Hoa Kỳ cam kết tham gia dài hạn với khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,phải phù hợp với lợi ích riêng của họ.

Trước khi bay tới Indonesia tham dự các cuộc hội đàm tại Bali với các nhà lãnh đạo châu Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama tóm tắt phương pháp tiếp cận của mình trong một buổi nói chuyện với Quốc hội ở Canberra.

Mỹ có hai mục tiêu lớn. Đầu tiên là tìm kiếm sự an ninh bền vững bằng kế hoạch của Mỹ, các nước đồng minh và các quốc gia bè bạn của họ gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Mục tiêu không nói ra là đối trọng trước sự lớn mạnh của Trung Quốc và cung cấp sự ngăn chặn các chính sách mở rộng của họ liên quan đến việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực, hoặc thách thức quyền tự do hàng hải và không phận trong vùng biển quốc tế.

Trong khi đó, Obama cho biết Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực để xây dựng một mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Mục tiêu thứ hai của chính sách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, mới và tích cực hơn trước là những gì Obama được gọi là " chia sẻ, sự thịnh vượng của chúng tôi " chủ yếu thông qua mở rộng thương mại và thỏa thuận tự do hóa kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Vấn đề chính là không có phương pháp nào được thực hiện bởi Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của Úc, là có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc, một sức mạnh quân sự nhanh chóng hiện đại hóa với nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ.

Để tối đa hóa ảnh hưởng riêng của mình, Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Á bằng cách mở rộng thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế khác trong khu vực.

Ernest Bower, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng tiến bộ gần đây về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu làm cho việc Trung Quốc dẫn đầu khối kinh tế Đông Á có vẻ ít hấp dẫn. "Phần còn lại của châu Á muốn thương mại với Trung Quốc và nhận được đầu tư và các khoản vay chi phí thấp cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng ... không muốn bị thống trị bởi Trung Quốc " , ông viết, "Phần lớn châu Á cũng bác bỏ ý tưởng quản trị của Trung Quốc ngay cả trong không gian thương mại và kinh tế - một hiện tượng đã được tăng cường trong suốt một năm rưởi vừa qua như Trung Quốc đã thử
nghiệm cho dù nó có thể trở thành những sức ép trên các nước láng giềng châu Á qua vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông ( Nam Trung Quốc ) bằng cách thúc đẩy sự thống trị kinh tế mới ", ông Bower nói thêm.

Hoa Kỳ hiện đang cung cấp một lựa chọn thay thế trung tâm-Trung Quốc về an ninh và tương lai kinh tế khu vực Châu Á. Tuy nhiên, không chắc rằng ở vào một mức độ nào đó các nước trong khu vực sẽ nắm lấy kế hoạch an ninh của Hoa Kỳ hoặc tham gia kế hoạch kinh tế để thực hiện tính khả thi của chúng trong thời gian dài.

Obama hứa rằng bóng đen cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ sẽ không xảy ra "tại các chi phí của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ". Nhưng nghi ngờ vẫn còn trong khu vực rằng, Hoa Kỳ có sức mạnh kinh tế và những gắn kết chính trị hầu thực hiện đến cùng lời cam kết của ông ta.! Sự thất bại của Quốc hội ở Washington đồng ý về làm thế nào để cắt giảm lớn
hơn chi tiêu của Mỹ nhấn mạnh điều này. Trong khi đó, Trung Quốc đang khai thác tình trạng không rỏ ràng này. Sau khi Obama công bố tuần trước có lên đến 2500 Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được triển khai tại một căn cứ Úc ở Darwin trên ngưỡng cửa phía nam của Indonesia, Trung Quốc buộc tội ông ta leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực.

Một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Indonesia và Malaysia, bày tỏ lo ngại rằng sự hiện diện của hải quân có thể làm nóng lên sự mất lòng tin và làm suy yếu an ninh khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam giải thích rằng các nước ASEAN không muốn "bị kẹt giữa các lợi ích cạnh tranh" của các cường quốc .

Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ cho biết sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc tại Bali tuần trước rằng gần như tất cả 18 nhà lãnh đạo hiện nay đều gia tăng mối quan tâm về an ninh hàng hải trong tranh chấp Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ), mặc dù Trung Quốc phản đối.

Trên mặt trận kinh tế, quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán giữa Mỹ và tám nước khác trong vành đai Thái Bình Dương : Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Một thỏa thuận phác thảo đã được công bố hồi đầu tháng này và các đối tác cho biết họ sẽ cố gắng để hoàn tất các cuộc đàm phán phức tạp trong năm 2012. Cùng thời điểm , kế hoạch nhận được một sự tăng giá khi Nhật Bản tuyên bố sẽ bắt đầu tham vấn với các nước trong nhóm tham gia các cuộc đàm phán. Hai nền kinh tế đáng kể khác , Canada và Mexico, sẽ làm như vậy.

Với việc bổ sung của ba đối tác này, chia sẻ của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, hàng hóa xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng trưởng đến 24%, từ 15%, cung cấp nhóm ảnh hưởng thực tế thu hút nhiều hơn các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tham gia. Tuy nhiên, sự tham gia của ba nước vừa mới quan tâm có thể làm phức tạp và trì hoãn việc kết thúc đàm phán.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương bảo hiểm hoạt động kinh tế, thương mại và quản lý toàn diện hơn so với kế hoạch hội nhập khu vực do Trung Quốc thúc đẩy , và điều khoản nhập cảnh của nó thì nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, nó thực sự có thể ít có khiếu nại hơn do nhiều quốc gia với quyền lợi riêng bảo vệ nông nghiệp và các lĩnh vực nhạy cảm khác của các nền
kinh tế của họ.

Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo vào ngày 17 rằng "sử dụng một cơ chế hợp tác mới để thay thế một cơ chế trong hiện tại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng Đông Á và nền kinh tế toàn cầu."

Đưa ra giả thuyết rằng sự hợp tác này được thiết kế để loại trừ Trung Quốc, Global Times, cũng được công bố bởi Nhân dân nhật báo, nói rằng nếu Hoa Kỳ muốn có một thành viên lớn hơn cho quan hệ đối tác sẽ cần phải giảm bớt quy tắc tham gia. Nếu không, tờ báo nói thêm, bất kỳ hợp tác châu Á với sự vắng mặt của Bắc Kinh sẽ không có nhiều sức thuyết phục." Mỹ sẽ phải khó khăn thuyết phục các đối tác thương mại châu Á mà lợi ích kinh tế của họ là phục vụ tốt nhất bởi một thoả thuận do Mỹ dẫn đầu chứ không phải là Trung Quốc dẫn đầu khu vực Đông Á. Nếu Hoa Kỳ vẫn còn nhúng vào trong khu vực châu Á, đây là một trận chiến phải thắng."


Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.

BHM Lược dịch © 2011Copyright BOHEMIENVN.


Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.