Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc vừa mới lạnh nhạt thêm.


Theo Diplopmat
The Diplomat Blogs, 27 Tháng 11 2011, Nitin Gokhale.

BHM Lược dịch.

Việc hủy bỏ các cuộc đàm phán mới nhất về tranh chấp biên giới giửa Ấn Độ-Trung Quốc, bị cáo buộc là do áp lực của Trung Quốc đối với Ấn Độ qua câu chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma, tình trạng căng thẳng dường như đang bị đổ thêm dầu vào lửa..

Dấu hiệu rành rành của việc tiếp cận lạnh nhạt trong quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đã rõ ràng trong vài tháng trước đây. Tuy nhiên, xác nhận cuối cùng đã xảy ra vào hôm Thứ sáu, khi hai bên hủy bỏ một vòng đàm phán quan trọng về tranh chấp biên giới phức tạp của họ,chỉ hai ngày trước khi chúng sẽ được bắt đầu ở New Delhi.

Mặc dù chính thức cả hai bên đều chống lại những lời chỉ trích rằng có lập kế hoạch để đổ lỗi cho việc hoãn lại cuộc đàm phán, các nguồn tin trong giới lảnh đạo Ấn Độ cho biết phút cuối cùng và " không thể chấp nhận được " nhu cầu của Bắc Kinh, buộc New Delhi lên tiếng bải bỏ vòng đàm phán này.

Cả hai bên đã cố gắng hạ thấp giá trị sự trì hoản đột ngột.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Vishnu Prakash nói : "Chúng tôi đang tìm kiếm vòng đàm phán đại diện đặc biệt lần thứ 15 trong tương lai gần, và hai bên duy trì liên lạc để tìm ngày thuận tiện cho cuộc họp. "

Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao của Trung Quốc cũng duy trì một cách tương tự. Người phát ngôn Liu Weimin cho biết: "Hiện tại, hai bên vẫn còn liên lạc với các thỏa thuận cụ thể, bao gồm cả ngày của cuộc họp. Tôi không có thông tin ở giai đoạn này. "

Hai đại diện đặc biệt của hai nước, Cố vấn quốc gia Ấn Độ, Shiv Shankar Menon và Ủy viên Nhà nước Trung Quốc , Đới Bỉnh Quốc, giám sát hoàn thiện các "Cơ chế tư vấn và phối hợp về vấn đề biên giới" giải quyết tranh chấp trong những ngỏ cụt khó xác định trên hơn 4.000 km biên giới chung về vấn đề kiểm soát thực tế (LAC).Cuộc đối thoại quốc phòng bị đình trệ cũng dự kiến ​​sẽ khởi động lại sau hậu quả tai hại của cuộc họp ở New Delhi.

Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng nổi lên mà Ấn Độ đã bỏ các cuộc đàm phán là do Bắc Kinh yêu cầu Ấn Độ ngăn chặn việc Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Giáo đoàn Phật giáo toàn cầu bắt đầu ở New Delhi vào ngày 27.Khi Ấn Độ từ chối,Trung Quốc yêu cầu tường trình việc đơn phương hủy bỏ hội nghị, Ấn Độ công khai từ chối thực hiện, lập luận rằng đó là một nhu cầu tôn giáo và không phải là một tổ chức chính trị.

Các nhà phân tích tại Ấn Độ cũng cảm thấy Bắc Kinh đã gia tăng mức độ vấn đề theo sau thời kỳ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali tuần trước, khi hầu hết các quốc gia ASEAN, Ấn Độ và Hoa Kỳ khẳng định quyền của họ cho một giải pháp đa phương trên các tranh
chấp trong khu vực, bao gồm cả biển Đông ( biển Nam Trung Quốc ).Trong khi đó, sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát - điều mà Ấn Độ đã phản đối mạnh mẽ trong những tháng gần đây, là một nếp nhăn trong mối quan hệ vốn đã phức tạp.

Những phát ngôn mang tính thù địch trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, theo quan điểm của Ấn Độ, chỉ làm căng thẳng gia tăng thêm .

"Ấn Độ bồn chồn trước việc Trung Quốc đạt được uy tín ở châu Á, đặc biệt, ở Nam châu Á và Đông Nam Á, và nhận thấy việc Trung Quốc ngày càng tăng ảnh hưởng trong khu vực trong những năm gần đây là bao vây chiến lược nhắm vào các mục tiêu bao gồm cả Ấn Độ ",Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận trên trang web của mình hồi đầu tuần này.

Đề cập đến chính sách "Hướng Đông" của Ấn Độ là củng cố mối quan hệ của nó với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Nhật Bản, các bài bình luận nói rằng New Delhi đang cố gắng để "kích động" các nước láng giềng của Trung Quốc với ảnh hưởng của Ấn Độ.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc cũng chống lại một kế hoạch Ấn Độ nâng cao một Quân đoàn Strike Mountain (bao gồm hơn 100.000 binh sĩ) dọc theo biên giới của họ.Theo tờ Nhân dân "hành động này hoàn toàn không quan trọng. Hiện nay, Ấn Độ có 40.000 quân tại khu vực tranh chấp, và nếu thêm 100.000 được triển khai, tổng số quân sẽ đạt 140.000.
Trong một thời đại mà các vũ khí dẫn đường chính xác đang phát triển nhanh chóng, tất cả mọi người với ý thức chung đều biết rằng tập trung quân đội có thể bị loại bỏ dễ dàng. "

Nhà phân tích ảnh hưởng của Ấn Độ, Jayadeva Ranade, một cựu nhân viên hàng đầu chính thức trong cơ quan tình báo bên ngoài Ấn Độ, nghành Nghiên cứu và Phân tích, ghi chú: " Thật thú vị, Zhongguo Qingnian Bao ( tờ Thanh Niên hàng ngày Trung Quốc ), tờ báo chính thức của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, đầu tiên xuất bản các bài viết mà sau
đó được sao chép trên Nhân dân nhật báo ". Theo Ranade, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Lu Hao, tác giả của bài viết gốc, nghe đâu là một lính trơn nổi tiếng nhanh chóng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Tài liệu quân sự của Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc dự định bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai đều sớm bị chặn đứng. Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ mở các cuộc xung đột tương lai với việc tấn công quy mô vào hệ thống thông tin và gây nhiễu hoạt động điện tử để làm tê liệt hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống điều khiển ",
Ranade đã viết trong một mảng ý kiến được xuất bản bởi DNA. "Điều này sẽ được theo sau bởi tên lửa chính xác tấn công áp đảo quân sự và sự cương quyết của các lãnh đạo chính trị,.Các cuộc tấn công của bộ binh sẽ theo sau."

" Bài viết mới nhất của Nhân dân nhật báo nhấn mạnh điều này. Các bài báo gần đây trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã bổ sung công bố công khai các buổi tập quân sự lớn được tiến hành bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân trong cao nguyên bao la xa xôi tại Tây Tạng, đối diện Ấn Độ. "

Đột phá gần đây của Ấn Độ vào Đông Nam và Đông Á, bao gồm một thỏa thuận thăm dò nguồn tài nguyên với Việt Nam, đã làm xấu đi quan hệ với Bắc Kinh, và tiếp tục thêm vào cái lạnh nhạt đang phát triển trong mối quan hệ này, qua đó, xuất hiện thời kỳ đầu cho một giai đoạn căng thẳng đáng kể nếu không hoàn toàn thù địch trong những tháng tới.

Nitin Gokhale Nội vụ biên tập & Chiến lược Quốc phòng với đài truyền hình Ấn Độ, NDTV 24 × 7.


BHM Lược dịch © 2011Copyright BOHEMIENVN.


Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.