Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định 4 vấn đề đối ngoại trên biển Đông.

Theo trang Web Thủ tướng NTD

.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 25/11/2011.

Có 22 đại biểu quốc hội (ĐBQH) đã đặt câu hỏi cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn sáng nay (25.11). Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể trả lời các vấn đề: chủ trương của Chính phủ về đối ngoại để đảm bảo chủ quyền biển đảo; căn cứ đề xuất xây dựng luật biểu tình, chủ trương đối với những người tập trung biểu thị lòng yêu nước và khai thác khoáng sản…

ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang) hỏi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những giải pháp cụ thể mà Chính phủ thực hiện để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước về chủ quyền biển đảo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ: Chủ trương của Chính phủ là đảm bảo chủ quyền của ta ở biển Đông, bảo đảm cho ngư dân của ta đánh bắt ở biển Đông.
Quán triệt đường lối đối ngoại của VN, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển UNCLOS 1982, tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc (TQ), căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa VN và TQ mới đây, căn cứ trên những cơ sở đó, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông.

1. Đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Trong vịnh thì sau nhiều năm đàm phán ta và TQ đã đạt được thỏa thuận vào năm 2000. Còn vùng biển ngoài vịnh Bắc Bộ, theo luật quốc tế, thềm lục địa của chúng ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của TQ. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, mãi đến năm 2009 thì hai bên tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau.

Đầu năm 2010 thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết những vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán, các nguyên tắc đã được thống nhất và kí kết nhân chuyến thăm TQ của Tổng bí thư vừa qua.

Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa VN và TQ vì vậy hai nước cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này, trên cơ sở UNCLOS và DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận, để có những giải pháp hợp lí mà hai bên có thể chấp nhận được.

Ta đang cùng TQ thúc đẩy, xúc tiến cùng TQ giải quyết cái phân định này.Trong khi chưa phân định, trên thực tế, với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình, trên cơ sở đường trung tuyến. Trên cơ sở này mà chúng ta có
đối thoại với TQ, để đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta.

2. Giải quyết và khẳng định chủ quyền vấn đề quần đảo Hoàng Sa VN chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử để khẳng định rằng hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của VN. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỉ 17, đã làm chủ khi hai quần đảo chưa thuộc bất kì quốc gia nào, làm chủ trên thực tế, liên tục và hòa bình.

Nhưng đối với Hoàng Sa thì năm 1956, TQ đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía Đông của quần đảo. Năm 1974, TQ dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền VN Cộng hòa). Chính quyền VN Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp.

Chính phủ Cách mạng lâm thời cách mạng miền Nam VN lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của VN là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng
chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS và DOC.(*)

3. Vấn đề quần đảo Trường Sa. Năm 1975, giải phóng miền Nam, hải quân ta tiếp quản 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca ( năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý, chúng ta tiếp quản.) (^) .

Sau đó, với chủ quyền chúng ta mở rộng thêm lên 21 đảo và còn xây dựng 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của VN ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi thuộc 200 hải lí thềm lục đia và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.

TQ chiếm 7 đảo đá ngầm. Đài Loan 1 đảo nổi. Philippines 9 đảo, Malaysia chiếm 5 đảo. Brunei đòi chủ quyền nhưng không chiếm giữ đảo nào.VN là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và có đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. VN cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà ta đang nắm giữ với 21 hộ và 80 khẩu, với 6 khẩu sinh ra và lớn lên ở các đảo này.

Chủ trương của ta đối với chủ quyền ở quần đảo Trường Sa như thế nào? Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện UNCLOS, DOC, và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã kí kết giữa VN và TQ. Cụ thể, chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.

Thứ hai là chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế – xã hội – cơ sở vật chất kĩ thuật ở các nơi ta đang nắm giữ bao gồm: đường sá, điện nước, trạm xá, trường học… để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân trên quần đảo Trường Sa.

Ba là, chúng ta có cơ chế chính sách, hiện đã có, đang sơ kết, đánh giá lại, để hỗ trợ đồng bào đang khai thác đánh bắt cá, thủy hải sản ở khu vực biển này, làm ăn sinh sống và thực hiện chủ quyền ở khu vực Trường Sa.

Cam kết quốc tế. Chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên nghiêm túc thực hiện theo đúng UNCLOS và DOC, bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông. Đây là mong muốn và lợi ích của tất cả các bên liên quan. Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, chiếm khoảng 50-60% tổng lượng vận tải hàng hóa trên biển từ Đông sang Tây.

Lập trường này của VN được cộng đồng quốc tế ủng hộ của quốc tế, thể hiện ở hội nghị ASEAN, hội nghị ASEAN và đối tác mới đây…

4. Giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lí thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo UNCLOS 1982.

Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý, thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ và và hiệu quả hơn

(*)Tham khảo Hoàng Sa, Trường Sa, UNCLO S, DOC v...v..., vào link " Biển Việt Nam " ở đầu trang chủ.


(^) nghe phần này trong video tại đây





Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.