Đánh giá lại Trung quốc : Chờ đợi Tập Cận Bình.

Trung Quốc biểu lộ một số dấu hiệu của hội chứng Nhật Bản : ngạo mạn quá sớm, cấp cứu quyền lực nhóm lợi ích, ưu thế ngày càng tăng các lợi ích của tam giác đảng -- chính phủ -- công ty lớn, vượt trên lợi ích kinh tế quốc gia, và làm tiêu tan sự năng động của công ty nhỏ.

[caption id="attachment_2815" align="aligncenter" width="470" caption="Thiên An môn. 04/06/1989."][/caption]By William H. Overholt
Mar 19, 2012.
Bản tiếng Anh

BHM Lược dịch.

Lập trường mới của Trung Quốc cũng đối phó lại một thập kỷ lưu trữ các mối bất bình. Dưới thời George W. Bush, Hoa Kỳ đã tìm cách khôi phục lại Nhật Bản như là trục của tất cả các chính sách châu Á của Mỹ, và thúc ép Nhật Bản vào một vai trò quân sự tích cực hơn, ngay khi Nhật Bản đánh ngả dưới sự thống trị ( may mắn thay ngắn ngủi ) của chính quyền chủ nghĩa dân tộc cánh hữu Nhật Bản, đìều đã được xác định để kìm hảm Trung Quốc và đưa ra đề nghị viết lại lịch sử nói rằng, trong số những cái khác, Trung Quốc và Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về chiến tranh thế giới thứ II. Làm việc với một chính quyền như thế, tháng 2 năm 2005, Hoa Kỳ rõ ràng đã mang theo Đài Loan dưới nhãn quan của liên minh Mỹ - Nhật Bản.
Lần đầu tiên, Hoa Kỳ hứa sẽ bảo vệ tranh chấp quần đảo Senkaku-Điếu Ngư như là một nghĩa vụ của liên minh. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân của bốn sức mạnh, điều mà Hoa Kỳ không thành thật từ chối là để nhằm vào Trung Quốc nhưng qua đó Nhật Bản lại công bố như là một khía cạnh của việc huy động các quốc gia với các giá trị chung chống lại những đối thủ (ví dụ, Trung Quốc). Hoa Kỳ đã làm ngơ đối với Ấn Độ ở những xung đột biên giới, đòi hỏi yêu sách quyền thống trị phần lớn các đại dương của thế giới, đầu tư ở Sudan, giao dịch với Iran, tuyên bố là một sức mạnh tuyệt vời, và nhiều điều khác, trong khi gay gắt chỉ trích Trung Quốc đối với những điều tương tự hoặc đôi khi (đặc biệt về các vấn đề biên giới ) đối với nhiều hành vi nhẹ hơn. (* )

Đặc biệt, Hoa Kỳ khuyến khích các tham vọng của Ấn Độ ở Biển Đông, nơi mà New Delhi có lợi ích hợp pháp không đáng kể, trong khi chỉ trích tuyên bố của Trung Quốc. Trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Quốc), nơi mà tất cả các bên yêu sách đã theo đuổi những tuyên bố phóng đại và không trung thực, Hoa Kỳ đã chọn để chỉ trích chỉ với Trung Quốc. Không nơi nào trắng trợn hơn nữa trong trường hợp khoan dầu và khí đốt này : một thỏa thuận năm 2002, cam kết Trung Quốc và các nước ASEAN phát triển chung ở những khu vực tranh chấp trong khi gác tranh chấp chủ quyền. Theo những con số của Trung Quốc, các nước ASEAN sau đó khoan hơn 1000 giếng bỏ qua thỏa thuận sơ bộ, trong khi Trung Quốc không có khoan, nhưng khi Trung Quốc khẳng định lại tuyên bố của mình, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là bên duy nhất có hành vi không phù hợp ( ** )

Quan trọng nhất, Hải quân và Không quân Mỹ tiến hành một chiến dịch thu thập thông tin tình báo cường độ cao liên tục với tàu và máy bay dọc theo bờ biển Trung Quốc, giám sát thông tin liên lạc và các động thái quân sự của Trung Quốc. Những nhiệm vụ này bao gồm các cuộc tấn công mô phỏng trên những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển, được thiết kế để kích hoạt phòng thủ của Trung Quốc và cho phép Hoa Kỳ am hiểu mọi khía cạnh phản ứng của Trung Quốc trước một tình hình quân sự. Trung Quốc đã phản ứng bằng cách thỉnh thoảng quấy rối những nhiệm vụ này và nhấn mạnh rằng Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc cho nó quyền để loại trừ những hoạt động quân sự như vậy hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nó -- một sự giải thích cho là
a) phù hợp với từ ngữ của pháp luật ;
b) không phù hợp với mục đích của những người dự thảo; và
c) ủng hộ mạnh mẽ của các quốc gia khác như Ấn Độ và Brazil, những quốc gia sẽ coi loại hành vi này của Hoa Kỳ dọc theo bờ biển của họ như là không thể chấp nhận. Quân đội Mỹ đã xem sự kháng cự của Trung Quốc đối với việc thu thập tình báo của Mỹ và mô phỏng các cuộc tấn công để huấn luyện là hay gây hấn, và các phương tiện truyền thông Mỹ chỉ báo cáo chưng chung các quan điểm quân sự của Mỹ.

Tuyên bố lãnh hải và Hải đảo của Trung Quốc chắc chắn là quá đáng -- tương ứng, các tuyên bố của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Ấn Độ. Đồng thời, hành động quân sự của Mỹ rõ ràng không phù hợp với sự xác nhận bởi tất cả các Tổng thống gần đây rằng, nếu chúng ta đối xử với Trung Quốc như kẻ thù, sau đó chúng ta phải bảo đảm rằng nó sẽ là một kẻ thù, vì vậy chúng ta nên cẩn thận để không làm điều đó. Nếu Hải quân và Không quân Trung Quốc giám sát chặt chẽ thông tin liên lạc của Mỹ từ 12 dặm ngoài khơi bờ biển của chúng ta, và vận hành mô phỏng các cuộc tấn công tại Washington, lãnh đạo sẽ đối xử với nó như là một cái gì đó gần với một hành động chiến tranh. Yêu sách quá mức của Trung Quốc và chính sách quân sự đối kháng quá mức của Mỹ sẽ khóa hai quốc gia rơi vào vòng xoáy nguy cơ chiến tranh lạnh. Trên cả hai phía, các trò chơi chính trị trong nước đang ngày càng làm xấu đi những xung đột. Tuyên bố của Trung Quốc có nguy cơ phải chịu rủi ro vĩnh viễn xa lánh phần lớn các nước láng giềng nhỏ hơn. Tính gây hấn của hải quân Mỹ có nguy cơ phải chịu rủi ro gặp nhiều sự đổi hướng của thế giới chống lại giải thích của chúng ta về pháp luật của các vùng biển.

Trung Quốc sẽ đi về đâu ?

Bày tỏ sự chắc chắn về tương lai của Trung Quốc bởi những người ũng hộ dân chủ Manichean, những người phát hiện bong bóng quỹ bảo hiểm, và những nhà tiên tri an ninh quốc gia của "chủ nghĩa tư bản nhà nước Lênin-nít năng động vĩnh viễn" không nắm bắt được phạm vi của những kết quả có thể có đối với tương lai không chắc chắn của Trung Quốc. Kịch bản tồi tệ nhất cho Trung Quốc là một phiên bản pha loãng phân rã dần dần của Nhật Bản.

Nhật Bản sau năm 1955 là một hệ thống huy động điển hình : hoảng sợ thất bại trong chiến tranh, quốc gia thống nhất (mặc dù các đảng đối lập và những người bất đồng ồn ào) chung quanh một quyết tâm của đảng thống trị để xây dựng nền kinh tế ở bất cứ giá nào khi được yêu cầu. Sự cai trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã có ưu thế như vậy trong việc tài trợ chính trị và khả năng tổ chức mà nó có thể buộc thông qua bất cứ chính sách gì là cần thiết. Các đảng viên LDP, bộ trưởng của chính phủ, và các doanh nghiệp hàng đầu được liên kết với nhau mạnh mẽ. Một nửa các khoản thu ngoài ngân sách của chính phủ, vượt ra ngoài sự giám sát dân chủ. Hối lộ tài trợ từ nhiều lĩnh vực, bảo đảm sự thống trị cử tri của LDP. Khả năng theo phong cách thời chiến của chính phủ xoáy vào các chính sách của các ngân hàng và các tập đoàn lớn thông qua hướng dẫn hành chính tạo cho LDP khả năng định hình nền kinh tế.

Nhật Bản vượt lên trên toàn thế giới đối với việc thực hành tốt nhất. Nó dần dần thị trường hóa nền kinh tế của nó. Khi nền kinh tế phát triển và các thị trường thay đổi, nó buộc chủ động điều chỉnh -- ví dụ, buộc ngành công nghiệp nhôm ra nước ngoài sau khi chi phí năng lượng tăng cao đã làm cho nó không mang lại lợi nhuận ở nhà, hoặc chấp nhận và thậm chí thúc đẩy một sự thay đổi dần dần ngành công nghiệp ở nước ngoài như dệt may cơ bản đã trở nên lỗi thời ở nhà. Một quốc gia xác định chấp nhận bất cứ điều gì sẽ tăng tốc độ phục hồi.

Sau năm 1975, tính tự mãn đã được thay thế khẩn cấp. Quyền lực của nhóm lợi ích thống trị cơ quan lập pháp, mà đã trở thành mâu thuẩn với nhau trong "các giới" (Zuko ở Nhật Bản). Trong khi đó, xây dựng đường sá và xe lửa cao tốc đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản, bây giờ sức mạnh của vận động hành lang xây dựng dẫn đến không tạo ra việc xây dựng đường cao tốc, xe lửa, và những cây cầu không dẩn đến nơi nào, mặt đường gần như là mổi con suối cạn nước và là đáy sông. Nhiều ngành công nghiệp bố trí cho việc bảo kê, thường ở trong các hình thức tinh tế, chống lại cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Các tập đoàn lớn hoàn toàn chiếm ưu thế nền kinh tế mà qua đó sáng tạo của các công ty nhỏ hơn đã bị dập tắt. Thay vì thừa nhận thực hành tốt nhất toàn cầu hóa là chìa khóa để thành công, các nhà chính trị Nhật Bản thuyết phục bản thân rằng thành công của họ xuất phát từ việc duy nhất -- thực hành văn hóa Nhật Bản. (Trớ trêu thay, các thực hành trong thực tế sao chép từ các huy động trước chiến tranh của Đức và Liên Xô, không từ văn hóa Nhật Bản cổ đại.) .Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã trở nên tự tin rằng châu Á sẽ dẫn đầu thế giới, và Nhật Bản sẽ dẫn đầu châu Á. Khi Nhật Bản quay vào trong, tăng trưởng chậm lại và năng suất suy giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1990 chỉ là một dấu chấm câu trên một nền kinh tế rơi vào trạng thái ngừng đập từ bao giờ. Đến năm 2015, mức sống của Nhật Bản sẽ bị vượt qua bởi Hàn Quốc, qua đó lộ ra tất cả các vấn đề của Nhật Bản và những lợi thế ít hơn, nhưng sẽ thành công nhiều hơn tại thời điểm chuyển tiếp sang một chính thể và nền kinh tế hoàn toàn cạnh tranh

Trung Quốc biểu lộ một số dấu hiệu của hội chứng Nhật Bản : ngạo mạn quá sớm, cấp cứu quyền lực nhóm lợi ích, ưu thế ngày càng tăng các lợi ích của tam giác đảng -- chính phủ -- công ty lớn, vượt trên lợi ích kinh tế quốc gia, và làm tiêu tan sự năng động của công ty nhỏ. Nếu không trở lại cải cách, nó sẽ trải qua một số vấn đề giống như sự mất dần của sự năng động. Bởi vì Trung Quốc là mở hơn rất nhiều đối với cả hai lãnh vực, cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế so với Nhật Bản, và tiếp tục thúc đẩy toàn cầu hóa, một kịch bản suy tàn của Trung Quốc sẽ là kinh tế ít nghiêm trọng hơn những gì Nhật Bản đã phải chịu. Nhưng nó sẽ xảy ra ở một mức độ mà thu nhập, công nghệ, và phát triển chính trị thấp hơn nhiều, do đó, những hậu quả xã hội và chính trị sẽ nghiêm trọng hơn.

Trong khi một phân rã dần dần theo phong cách Nhật Bản là kịch bản trong trường hợp tồi tệ nhất, trường hợp tốt nhất sẽ đẩy Trung Quốc tham gia vào lãnh đạo toàn cầu. Nhà cải cách có tầm nhìn xa (xem các bài viết Wang Huiyao) hình dung Trung Quốc như là một nước kế vị lãnh đạo Anh và Hoa Kỳ thông qua toàn cầu hóa. Giai đoạn đầu tiên của toàn cầu hóa là ngành công nghiệp, dẫn đầu là Anh, kết quả ở trong Đế quốc Anh. Giai đoạn thứ hai là tài chính, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, kết quả là một nửa thế kỷ thống trị của Mỹ. Giai đoạn thứ ba là toàn cầu hóa tài năng và rằng, nếu cải cách của Trung Quốc có cách của họ, thế giới sẽ được dẫn đầu bởi Trung Quốc. Quá trình này đang tiến hành tốt đẹp. Tất cả người Trung Quốc phải mất bảy năm học tiếng Anh để tốt nghiệp trung học. Từ quy định hàng không, quy định thị trường chứng khoán, đến quy định quản lý tín dụng ngân hàng của mình, Trung Quốc đã sao chép sự thực hành của nước ngoài tốt nhất và thường nhập khẩu các tài năng cao cấp nước ngoài để thực hiện các cách thức mới. Gần như tất cả những gia đình Trung Quốc ưu tú có con em hoặc cháu chắc theo học ở các
trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ, và rất nhiều Thứ trưởng Trung Quốc đã qua các học kỳ ở Đại học Harvard để đảm bảo sự hiểu biết về thực hành toàn cầu tốt nhất. 78% Hiệu trưởng trường đại học Trung Quốc có bằng tiến sĩ của họ từ các học viện nước ngoài, cũng như 72% phòng nghiên cứu thí nghiệm đứng hàng đầu. Trung Quốc có 150 nhà thầu lớn trở về từ nước ngoài, những người muốn bắt đầu kinh doanh.

Điều này xác định thi đua thực hành toàn cầu tốt nhất là bí mật cốt lõi của thành công Trung Quốc cho đến nay. Tuy nhiên, như các nhà cải cách hiểu, để đi từ đây đến lãnh đạo toàn cầu đòi hỏi những chuyển đổi cải cách. Hôm nay, 82% sinh viên Trung Quốc ở Hoa Kỳ lựa chọn vẫn ở lại Hoa Kỳ, góp phần chủ yếu cho nền kinh tế của Mỹ hơn là của Trung Quốc. Để có được họ trở về, để thu hút nhiều nhất những tài năng châu Âu và Mỹ, và để có được những lợi ích của tất cả các tài năng đó, Trung Quốc phải cung cấp một môi trường hấp dẫn và màu mỡ cho họ. Điều đó có nghĩa là một quy phạm pháp luật, tài chính, và hệ thống sở hửu trí tuệ giúp tạo điều kiện cho thành công của họ. Điều đó yêu cầu cải cách hệ thống tài chính dựa trên lãi suất thị trường chứ không phải là tỷ lệ dự trữ ngân hàng và hướng dẫn hành chính cho vay. Nó đòi hỏi phải lấy đi đặc quyền đặc biệt của các doanh nghiệp nhà nước bằng cách thu hồi đặc ân tiếp cận ngân hàng và làm cho chúng phải trả thuế, lãi suất và cổ tức thích hợp. Nó có nghĩa là tha hồ truy cập vào Internet và tự do bày tỏ quan điểm tranh luận. Trong ngắn hạn, nó đòi hỏi một sự trở lại mạnh mẽ của thị trường và những cải cách chính trị đã được tiến hành vào những năm 1990.

Một vài sự kiện của kịch bản tích cực này sẽ xảy ra. Nhiều sáng kiến toàn cầu hóa ​đã được phê duyệt và thực hiện một phần. Tuy nhiên, với quy mô của xã hội Trung Quốc, hình thức cực đoan của toàn cầu hóa tài năng, minh họa bằng Singapore, là không thể. Hơn nữa, việc nối lại các thị trường và cải cách chính trị sẽ bị phản đối quyết liệt bởi nhiều thứ -- chính phủ trung ương mở rộng, chính quyền địa phương, quân đội, các vương hầu, và các nhóm lợi ích doanh nghiệp nhà nước -- những nhóm đã trở nên được uỷ quyền điều khiển trong những năm gần đây.

Cũng như sự cởi mở của cấp trên và cam kết toàn cầu hóa của Trung Quốc, có nghĩa là nó sẽ tránh được điều tồi tệ nhất như kịch bản suy tàn của Nhật Bản, việc ủy quyền rộng lớn của lợi ích bảo thủ đã xảy ra từ năm 2003 có nghĩa là những nguyện vọng đầy đủ của những người tìm kiếm sự lãnh đạo thế giới thông qua toàn cầu hóa tài năng sẽ không đạt được đầy đủ. Tuy nhiên, những hạn chế đó để lại một phạm vi rộng lớn những kết quả có thể, khác nhau, từ mất dần động lực để thay thế dần sự lãnh đạo thế giới của Mỹ, tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo, những người sẽ lên trong năm 2012 -2013. Cuộc đấu tranh tiếp theo của Trung Quốc không chỉ về những ai sẽ cai trị, mà về đặc tính tương lai của dân tộc Trung Quốc.

Vào điểm khởi đầu của chính phủ Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo, tôi so sánh Trung Quốc với một người đàn ông bị truy đuổi bởi một con cọp. Nếu ai đó tập trung máy quay phim ở người đàn ông, người xem sẽ lo sợ cho việc anh ta phải chạy nhanh như thế nào; chắc chắn anh ta có thể vượt xa hơn bất kỳ người nào khác. Tuy nhiên, nếu, máy quay phim tập trung vào con hổ (các vấn đề môi trường, đô thị hóa, bất bình đẳng, nhu cầu chính trị, v...v...), một trong những kết luận là, rằng con hổ sẽ vồ lấy bất cứ điều gì ở trước mặt. Dưới thời Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ, người đàn ông vượt cách xa con hổ, nhưng sau đó mệt mỏi và cần một giấc ngủ ngắn. Kể từ đó, trong khi thừa nhận Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo có những tín nhiệm đầy đủ đối với các thành tựu lịch sử trong phát triển nội địa, khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phát triển hệ thống quản trị công cộng cấp thế giới, và bắt đầu chương trình cải thiện môi trường, những giấc ngủ ngắn của cải cách kinh tế và chính trị đã kéo dài quá lâu mà con hổ thì đang bắt kịp. Chúng ta hảy khám phá xem các phương pháp tiếp cận của con hổ sẽ tiết lộ cho biết Trung Quốc sẽ còn kéo dài giấc ngủ say sưa hoặc kích thích một vòng cải cách mới, điều sẽ đưa Trung quốc đến với lãnh đạo thế giới .

William H. Overholt là hội viên nghiên cứu cao cấp tại Trường Harvard's Kennedy của Chính phủ và là tác giả của "Sự nổi lên của Trung Quốc và châu Á" ( The Rise of China and Asia), "Mỹ và sự biến đổi địa chính trị" ( America and the Transformation of Geopolitics), cùng một số công trình khác.

1  2  3

(*) Nếu Ắn Độ là một quốc gia phi dân chủ, coi thường luật chơi quốc tế như Trung quốc; chắc chắn Hoa Kỳ sẽ có cách đối xử khác hẳn, và cũng sẽ đối xử tương tự như với Trung quốc.
(**) Nếu đòi hỏi yêu sách của Trung quốc ở biển Đông chỉ cần có 01% giá trị thực tiển; chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phải đối xử với họ khác đi. Người Việt có quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông cần tìm hiểu sâu hơn các quan điểm như tác giả để "thêm bạn bớt thù" trong việc bảo vệ di sản của cha ông...BHM


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.