Rạn nứt Đồng thuận Bắc Kinh .

Vụ bê bối của Bo vạch trần những sai sót trong mô hình lãnh đạo Trung Quốc.

[caption id="attachment_3133" align="alignleft" width="300" caption="Bạc Hy Lai và vợ của ông, Gu Kailai, người bị cáo buộc giết người. (Courtesy Reuters)"][/caption]Christopher K. Johnson. 18/04/2012
Theo Foreign Affairs

BHM Lược dịch.

Quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuần trước đình chỉ Bo Xilai -- thái tử "vương hầu" của một trong những người cha đẻ cuộc cách mạng thành lập nước Cộng hòa nhân dân -- từ Bộ Chính trị đồng nghĩa với trận động đất chính trị nghiêm trọng nhất đánh vào giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Bắc Kinh đồng thời thông báo rằng đã bắt giữ vợ của Bo do "nghi ngờ cố ý giết người" trong cái chết của 1 người Anh, Heywood Neil cũng vi phạm các quy tắc ứng xử bất thành văn -- đưa ra sau những ồn ào và những cuộc thanh trừng không ngừng của cuộc Cách mạng Văn hóa -- rằng khi nói đến chính trị, gia đình của các lãnh đạo hàng đầu của đất nước là bị cấm bàn đến.

Các cơn dư chấn chính trị sẽ tiếp tục một thời gian. Các tội phạm mà Bo và nhóm nòng cốt của mình bị cáo buộc là đáng bị chỉ trích, và nếu đúng sự thật, nó xứng đáng với hình phạt nghiêm trọng. Tài sản khổng lồ của Bo -- bị cáo buộc đã đạt được thông qua những giao dịch hăm dọa và tham nhũng -- và dễ dàng với những gì mà vợ ông dường như đã quyết định để loại bỏ ông Heywood, khi họ vượt qua lằn ranh "lợi ích kinh tế," dường như nhấn mạnh sự tàn nhẫn của vợ chồng Bo. Nhưng nó cũng là trường hợp, tuy nhiên, rằng động thái của lãnh đạo chống lại Bo là hoàn toàn chính trị. Hàng tràng chi tiết dâm ô phun ra trong các phương tiện truyền thông chính thức liên quan đến những hành động xấu xa của Bo và các cộng sự của ông, vượt quá tầm quan trọng về chi tiết đã được phát hành đối với những trường hợp tương tự trong quá khứ, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo nhằm kết thúc sự nghiệp của Bo. Chỉ còn hành động cuối cùng đối với việc kết thúc vấn đề của Bo vẫn chưa được đưa lên văn bản, và nó là điều cần thiết để hiểu ý nghĩa rộng lớn hơn, và hậu quả có thể không lường trước, với sự sụp đổ của ông ta.

Thoạt nhìn, xem ra rằng việc hất cẳng Bo là để dọn đường cho một đường lối kế vị êm thắm trong mùa thu này khi các vị trí hàng đầu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đáo hạn, một quá trình xảy ra khoảng mỗi thập kỷ. Đối với một số lãnh đạo cấp cao, Bo có nghĩa là sự bất ổn, chủ nghĩa dân túy, kiêu ngạo, và sự vận động công khai trắng trợn của ông ấy để thăng tiến là những nhắc nhở khó chịu mà đảng thì đa dạng hơn so với vẻ mặt bên ngoài đơn điệu qua đó nó hoạt động không mệt mỏi để tồn tại. Những yêu cầu của ông ấy cho một phân phối công bằng lợi ích kinh tế của Trung Quốc và sự đưa trở lại chiến dịch "văn hóa đỏ", qua đó khơi dậy chủ đề từ thời đại của chủ nghĩa Mao, làm cho anh ta hồ như bị mắc kẹt trong đời sống chính trị Trung Quốc. Trong đó, lãnh đạo phải đánh gục ông ta để nhấn mạnh trách nhiệm không bác bỏ được của họ đối với việc thực hiện quyết định theo định hướng đồng thuận.

Nhưng sự sụp đổ của Bo không bảo đảm một sự chuyển tiếp dễ dàng. Trong thực tế, sự sụp đổ của ông tạo ra một khoảng trống trong cuộc đua đối với tương lai của đảng, một trong những lãnh đạo khác trong chế độ sẽ dùng mánh khóe để điền vào. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các đồng minh ở Đoàn Thanh niên Cộng sản của ông -- đặc biệt là đối thủ chỉ huy của Bo và là bí thư đảng ủy tỉnh Quảng Đông, Wang Yang -- được cho là có động cơ. Nhưng Hu hiếm khi thể hiện tính bạo dạn cần thiết để quyết định tận dụng cơ hội như vậy (nhớ lại sự thanh trừng bí thư Thượng Hải Chen Liangyu năm 2006). Bất chợt xảy ra một sự biểu lộ không điển hình của tính rỏ ràng từ Hồ Cẩm Đào, điều đó để lại cho trận địa những vấn đề khác, và làm cho kết quả không chắc chắn hơn.

Trong thực tế, toàn bộ tình tiết quan trọng này cắt xén quan điểm cho rằng tác phong lãnh đạo theo định hướng siêu đồng thuận của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã là một mạng lưới tích cực cho sự phát triển của Trung Quốc. Hơn nữa, nó không phản ảnh đúng ý kiến ​​cho rằng mô hình "nhà nưóc mạnh mẽ, nhà lãnh đạo thận trọng" của ông đã nuôi dưỡng sự tăng trưởng khả năng của Bắc Kinh quản lý sự hồi sinh của vương quốc Trung Hoa như là một quyền lực toàn cầu.

Đặt sang một bên những bất ổn năm 2008 ở Tây Tạng và bạo loạn ở Tân Cương năm 2009, công bằng mà nói rằng cách tiếp cận sự đồng thuận của giới lãnh đạo đã bảo đảm một chút ổn định trong một thời gian tăng trưởng và chuyển đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng sinh ra mẫu số chung thấp nhất đối với các kết quả của chính sách và nhiều trường hợp trong đó, thậm chí về các vấn đề có tầm quan trọng đáng kể trong nước hoặc địa chiến lược, lãnh đạo đã hoặc quyết định "không quyết định" hoặc ban hành những công văn công khai phần lớn không có giá trị, nhắc nhở cử tri không theo quy luật về sự đồng thuận chính thống .

Quan sát sự quản lý của Hồ Cẩm Đào về mối quan hệ với Hoa Kỳ. Thật là khó khăn để chỉ ra bất kỳ trường hợp nào mà trong đó Hu, trái ngược với người tiền nhiệm của ông, đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro chính trị cá nhân với chỉ duy nhất để thúc đẩy quan hệ với Washington. Thay vào đó, những địa điểm gắn bó lâu dài chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và bình thường hóa quan hệ quân sự-quân sự với Lầu Năm Góc, ông dường như đã bị đóng hộp trong các lực lượng bảo thủ hơn, những người lập luận rằng Washington đang theo đuổi một xu hướng chiến lược ngăn chặn ngột ngạt trước sự trổi dậy của Trung Quốc. Thất bại của Hồ, mặc dù gần một thập kỷ ở hàng đầu, kiểm soát các đòn bẩy quan trọng của quyền lực đã chỉ phục vụ cho việc khuếch đại những thế lực này. Kết quả là sự thất vọng lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Washington, trong đó đào sâu thêm sự mất lòng tin chiến lược.

Ngược lại, hầu hết các nhà quan sát đã mô tả Phó Chủ tịch và là người thừa kế rõ ràng Xi Jinping, một nhà lãnh đạo tự tin và chu đáo. Tuy nhiên, vụ việc của Bo có thể buộc Xi phải di chuyển một cách thận trọng hơn và liên tục chứng minh sự hỗ trợ vững chắc của quyết định tập thể lãnh đạo nhằm trục xuất Bo, chứ không phải là việc hình thành chủ đề về chính quyền của ông và tiến trình chuẩn bị của ông để nhận quyền lực. Và qua sự lãnh đạo hàng đầu có một nỗi sợ hãi phổ biến rằng các vụ việc của Bo có thể gợi lại khiếu nại trong công chúng Trung Quốc rằng các "vương hầu" khai thác không công bằng vị trí, địa vị của họ, và gây ảnh hưởng trong hệ thống đối với lợi ích cá nhân, tương tự như những người đã giúp châm ngòi cho cuộc biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Phiền nhiễu như vậy có nguy cơ kéo dài thời gian củng cố quyền lực của Xi và có thể tạo nên sự thất bại khi ông cố gắng thành lập các liên minh cầm quyền với sự ủng hộ vững chắc của Bộ Chính trị mới.

[caption id="attachment_3134" align="alignleft" width="100" caption="Christopher K. Johnson "][/caption]
Vì vậy, đặc biệt là trong khi vết nhơ uy tín của Bo có thể là một cây cầu quá xa, điều này là lúc Trung Quốc cần lãnh đạo năng động nhất. Như được nhấn mạnh trong 1 nghiên cứu hồi tháng hai của Ngân hàng thế giới, Trung Quốc cũng có thể phải đối mặt với một điểm uốn quan trọng khác và sẽ đòi hỏi một làn sóng cải cách kinh tế mới, như thương mại hóa lĩnh vực ngân hàng và xác định lại vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, hoặc có nguy cơ ngày càng tăng khả năng khó khăn để hạ cánh. Nhưng nó sẽ có một lãnh đạo mới được trao quyền và chủ động để thực hiện như là một chương trình nghị sự qua đó kháng cự mạnh mẽ các lợi ích cục bộ của các nhóm có uy quyền lớn là các công ty nhà nước ngổn ngang và các quan chức địa phương bảo thủ.

Thay vào đó, những gì Bắc Kinh có, và những gì đang biểu thị trong trường hợp của Bo, là một bộ máy quan liêu nặng nề mà các khuynh hướng phô ra một khuôn mặt hợp nhất với người dân của nó và thế giới. Vấn đề là một phương thuốc hiệu quả sẽ liên quan đến thay đổi đáng kể về cấu trúc một hệ thống, trong đó các cầu thủ chủ chốt, chẳng hạn như quân đội Trung Quốc, tìm cách thúc đẩy những lợi ích cục bộ của họ bằng cách khai thác những khoảng trống lan rộng trong cơ cấu Lênin-nít hiện tại và gây ra việc sắp xếp cách giải quyết người nghèo. Mở rộng tham nhũng cũng đã lấp đầy khoảng chân không được để lại bởi sự sụp đổ của hệ tư tưởng, và lãnh đạo đã nuôi dưỡng văn hóa từ trên xuống dưới, ban hành nghị quyết không khuyến khích những ý tưởng cạnh tranh và trừng phạt bất kỳ dấu hiệu công khai nào về sự bất đồng trong hàng ngũ cao cấp của đảng.

Nhưng điều tốt nhất Hoa Kỳ và các nước ngoài khác có thể làm là quan sát từ bên lề. Trên hết, bên ngoài phải tránh ngay cả sự xuất hiện của việc tìm cách can thiệp vào sự kế vị. Trong nhiều cách, không có lợi đối với việc truất phế Bo. Các động lực tạo nên sự sụp đổ của ông ấy -- cố gắng vụng về của cựu giám đốc an ninh của ông ấy tìm nơi ẩn náu trong lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô -- cùng với sự tham gia của Vương quốc Anh, do cáo buộc một công dân của mình bị giết, đã cung cấp nhiều hơn so với việc có thừa các lực lượng lãnh đạo và trong xã hội Trung Quốc mong muốn nhìn thấy bàn tay của "thế lực thù địch nước ngoài" trong việc sa thải Bo.

Loại bỏ Bo không mở cửa cho cải cách đáng kể trong tương lai gần. Trong thực tế, mong muốn chửa trị vết thương từ việc trục xuất Bo, lãnh đạo đã gửi 1 tín hiệu rõ ràng trong 1 bài bình luận có thẩm quyền trong tờ báo hàng đầu của đảng hồi tuần trước, nhắc nhở cán bộ "duy trì nguyên tắc làm việc tổng thể để tìm kiếm sự tiến bộ trong khi duy trì sự ổn định" và thúc giục họ "tập trung sự chú ý vào phát triển kinh tế và xã hội." Hầu như không có lời kêu gọi thúc giục cho một làn sóng cải cách mới. Không, Bắc Kinh sẽ phải đành cam chịu phong cách lãnh đạo đồng thuận của nó với cái giá mà đó là phong cách đang gây ra bàn cải trên đất nước hiện nay.

Christopher K. Johnson là một cố vấn cao cấp và nắm giữ quyền Chủ tịch trong Nghiên cứu Trung Quốc tại CSIS. Ông thường xuyên tư vấn các nhân vật cao cấp ở Nhà Trắng, nội các, các quan chức quốc hội, quân đội, và quan chức đối ngoại trên lãnh vực "lãnh đạo Trung Quốc và chính sách ngoại giao và an ninh.của Bắc Kinh"

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.