Tại sao Mỹ nên nắm lấy Việt Nam.

Chia sẻ sự cảnh giác đối với Trung Quốc là lý do chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam đã nắm lấy nhau. Nhưng nó không phải là duy nhất.

[caption id="attachment_3025" align="alignleft" width="300" caption="Photo Credit: U.S. State Department"][/caption]Michael Auslin. 12/04/2012.
The Diplomat

BHM Lược dịch.

Ngồi sau một chiếc xe máy đi vòng vòng có lẽ là cách tốt nhất để xem thủ đô của Việt Nam. Từng trải qua cảm giác dựng tóc gáy, cho phép bạn cảm thấy sức sống trên đường phố, âm thanh ồn ào không ngừng của các doanh nghiệp nhỏ, những nhà bếp tùy tiện trên vỉa hè, và những con số to lớn đáng ngạc nhiên của khách du lịch phương Tây trố mắt nhìn một cách ngạc nhiên các kiến ​​trúc màu vàng phai theo thời gian của thực dân Pháp . So với các nền kinh tế khác ở châu Á, Việt Nam có vẻ như có khả năng tăng trưởng chắc chắn cho phần tư thế kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, tận dụng tiềm năng đó sẽ đòi hỏi ngay cả chính phủ, là tầm nhìn về mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù thuở trước của họ, Hoa Kỳ.

Thừa mứa hàng hoá, nhà hàng, và đám đông làm cho dễ dàng quên đây vẫn là một quốc gia do Cộng sản quản lý. Mổi nơi một vẻ, cặp vợ chồng mới cưới trong bộ đồ cưới tốt nhất của họ sắp đặt tư thế để chụp ảnh, những công viên lớn nằm rải rác hoặc ở trung tâm Hồ Hoàn Kiếm, hoặc phân nhóm ở phía trước Nhà hát hùng vĩ. Các quan chức ở Việt Nam dường như thực sự thích thú trong cuộc đối thoại, trong khi người dân đi đường giúp đở, lúc nào cũng vậy. Họ hỏi dồn một du khách với những câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời về sự phát triển hoặc cố gắng để hiểu những gì đang xảy ra ở Mỹ .

Đất nước của 87 triệu người này có độ tuổi trung bình 27 tuổi, và hơn 60 triệu người dân trong độ tuổi từ 15 đến 65. GDP bình quân đầu người danh nghĩa của nó, theo Ngân hàng Thế giới, là 1.224 $ trong năm 2010, khoảng ¼ kích thước của Trung Quốc, nhưng đã được phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua nhờ tăng trưởng ổn định trong GDP, trong đó tỷ lệ tăng trưởng 6,8 % trong năm 2010 . Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng hơn gấp sáu lần từ 2002 đến 2010, với 18,6 tỷ USD.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và các quan chức thương mại tôi đã nói chuyện, đều khao khát Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới lớn hơn và hiện đại hóa, mà nó sẽ bắt buộc trên lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Có quan tâm đặc biệt trong việc thảo luận, liệu Việt Nam có hay không, với gần 3.500 km bờ biển, có thể trở thành một trung tâm hậu cần chính cho châu Á. Nói chung, các quan chức thẳng thắng thừa nhận các vấn đề kinh tế, bao gồm cả biến động lạm phát tỷ lệ 18% và nhu cầu tiến lên chuỗi giá trị trong sản xuất. Một nghiên cứu gần đây của nhóm tư vấn đã đánh dấu những mối nguy hiểm đối với sự tăng trưởng tại Việt Nam ở cấp độ vĩ mô, kêu gọi cải cách nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu ở cấp vi mô là những gì sẽ giữ cho nền kinh tế hoạt động mạnh.

Các quan chức cũng nhận thức được hiệu quả kinh tế trong tương lai gắn liền với giáo dục đại học như thế nào, và sự cần thiết phải tài trợ đầy đủ cho các trường đại học của họ đang ngày càng tăng. Tôi đã đến thăm một trong những cơ sở của Đại học Quốc gia Việt Nam, trong đó năng lượng lạc quan của sinh viên đại diện cho sự tương phản hoàn toàn với sự xuống cấp của giáo dục và những tòa nhà tiện dụng.

Người Việt Nam đã sáp nhập thành công quá khứ và tương lai trong dấu chân của Hà Nội. Trong khi phần lớn thành phố vẫn giữ được nét duyên dáng thuộc địa của nó, có lẽ biểu tượng nổi bật nhất của phát triển là ở địa điểm Hà Nội Hilton củ, nhà tù thuộc khu thương mại của Pháp đã trở thành nổi tiếng ở Mỹ với nơi ăn chổ ở của phi công Mỹ bị bắn rơi trong chiến tranh. Chỉ có khoảng 1/5 nhà tù Hỏa Lò vẫn còn, và bây giờ là một bảo tàng. Bao quanh phần còn lại của địa điểm, và hiện ra lờ mờ những căn nhà đơn giản xấu xí cũ nát và cổng đi vào là sự phức tạp bởi những tháp của Hà Nội, lưu trữ một khách sạn phương Tây và các cửa tiệm hàng hóa sành điệu. Tuy nhiên, vẫn còn chung quanh nó là những ngôi đền, cửa tiệm cà phê nhỏ, cửa hàng quần áo "Made in Việt Nam", và các nhà hàng mặt tiền.

Một sự cảnh giác được chia sẻ đối với Trung Quốc là các lý do chính cho Hoa Kỳ và Việt Nam khám phá các mối quan hệ gần gũi hơn. Tuy nhiên, bất chấp mối quan tâm chiến lược, trở ngại lớn nhất để các mối quan hệ Washington-Hà Nội gần gũi hơn vẫn là chính trị. Đặc biệt, Chính phủ hai nước vẫn còn những năm tháng tách rời nhau trên các vấn đề nhân quyền, cũng như tự do ngôn luận, chính trị và các chủ đích tôn giáo. Đảng Cộng sản cho thấy không có dấu hiệu thư giãn giữ chính trị , và nhanh chóng đè bẹp sự công khai chỉ trích chính trị . Nhưng điều đó dường như không chạm đến, đặc biệt nhiều, đối với cách cá nhân chọn lựa tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các quan chức Mỹ mà tôi đã được nói chuyện, nhấn mạnh sự cần thiết để chuyển hướng từ từ, không chỉ để đối phó với những vấn đề này, mà cũng còn bởi vì Việt Nam vẫn còn rất thận trọng với việc tiếp nhận việc quá gần gủi với Hoa Kỳ và sau đó bị làm vật tế thần trên bàn thờ của quan hệ Trung-Mỹ.

Mối quan hệ của Washington với Việt Nam có thể là một trong những tinh tế nhất của nó, nhưng quan trọng trong những thập kỷ tới. Miễn sao các nhà lãnh đạo Mỹ là thực tế về những hạn chế, có một diện tích rất lớn để lấp đầy với hỗ trợ phát triển, các cuộc thảo luận an ninh, và thương mại. Thái độ chào đón của Việt Nam đối với người Mỹ chỉ củng cố cảm giác rằng đây là một đất nước có sức sống ,Washington nên nắm lấy.

Michael Auslin là một học giả chuyên sâu về châu Á và nghiên cứu an ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.