Chính sách của Trung Quốc pha trộn với những thay đổi để được tốt hơn.

Các nguy cơ chính có vẻ là việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ đang được tiến hành quá chậm, trong đó trường hợp nền kinh tế có thể có một cuộc hạ cánh khó khăn hơn so với nhu cầu là một tình huống.
Gavyn Davies. 27, tháng 5, năm 2012 , 04:24 pm.
Theo Finalcial Times

BHM Lược dịch.

Bộ Tài Chính Mỹ đã phát hành báo cáo bán niên về kinh tế quốc tế và các chính sách tỷ giá hối đoái hôm thứ Sáu vừa rồi. Như thường lệ, sự quan tâm chính tập trung vào cảm nhận của kho bạc về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, mà nó đang là đối tượng của sự ganh đua trong cuộc chạy đua vào chức vụ tổng thống Mỹ. Mitt Romney nói rằng hành động đầu tiên của ông khi nhậm chức sẽ là gán cho Trung Quốc như là một "thao túng tiền tệ", mà chưa hề có một ai đã từng làm kể từ những năm của Clinton.

Trong khi cuộc tranh luận trong nền chính trị Mỹ thì không thế, tình huống kinh tế đối với việc Trung Quốc được cho là thao túng tiền tệ đã trở nên yếu đi gần đây. Sự pha trộn của ngoại hối và các chính sách kinh tế trong nước của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua, một sự phát triển sẽ hồi phục lợi ích không chỉ cho Trung Quốc, mà cho cả phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu.

Sự pha trộn của ngoại hối và chính sách kinh tế trong nước mang ý nghĩa gì? Paul Krugman đã sử dụng một phương pháp kinh tế vĩ mô được biết là sơ đồ Swan đưa ra nhiều sự sáng tỏ về câu hỏi này trong những năm gần đây. Sơ đồ được phát minh bởi nhà kinh tế Úc Trevor Swan trong những năm 1950. Giống như phân tích IS / LM , nó đã được dạy cho mọi sinh viên kinh tế vĩ mô trong hai thập kỷ sau, nhưng hiện nay nó dường như đã được thay thế bằng các phương pháp học tập phức tạp hơn nhiều, và có thể ít hữu ích.

Biểu đồ cho phép chúng ta nghĩ đến cùng một lúc hai mục tiêu kinh tế, và hai công cụ kinh tế vĩ mô. Mục tiêu là sự cân bằng bên ngoài (tức là thặng dư hoặc thâm hụt thương mại) và sự cân bằng bên trong (tức là công ăn việc làm đầy đủ mà không có lạm phát hay giảm phát). Các công cụ là tỷ giá hối đoái (thực sự) , và lập trường về chính sách tiền tệ / tài chính trong nước, trong đó xác định mức độ của nhu cầu trong nước. Chỉ bằng cách nhận được cả hai công cụ kinh tế đi vào khu vực tốt thì nền kinh tế có thể đạt được sự cân bằng bên ngoài và trong nước cùng một lúc.

Đồ thị đầu tiên cho thấy sơ đồ của Paul đối với Trung Quốc trong năm 2010, cập nhật của tôi cho năm 2012.


Đường cân bằng bên ngoài (nước) dốc xuống bởi vì, với một mức độ cao hơn của nhu cầu trong nước, nhập khẩu cao hơn, và do đó quốc gia cần một tỷ giá hối đoái thấp hơn thực tế để đẩy mạnh xuất khẩu và đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh toán. Đường cân bằng nội địa dốc trở lên vì nhu cầu trong nước cao hơn tạo ra áp lực lạm phát nhiều hơn, và điều này cần phải được bù đắp bởi một mức tỷ giá cao hơn, thông qua một sự sa sút trong nhu cầu xuất khẩu và giảm giá nhập khẩu.

Khi Paul Krugman viết về điều này trong năm 2010, ông lập luận rằng nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng nằm ở góc tọa độ phía dưới, vì nó đồng thời trưng bày một thặng dư thương mại lớn, và những áp lực mạnh mẽ, càng lúc càng cao đối với lạm phát trong nước. Ông kết luận, một cách đúng đắn, rằng Trung Quốc cần một sự kết hợp của tỷ giá hối đoái cao hơn nhiều so với thực tế, và một chính sách thắt chặt tiền tệ / tài chính, một sự kết hợp mà nó dường như đang chống lại tất cả các vấn đề được đưa ra thảo luận. Vào thời điểm đó, Trung Quốc giữ tỷ giá hối đoái thấp giả tạo thông qua can thiệp ngoại hối, trong khi vẫn giữ lạm phát thấp bằng cách kiểm soát trực tiếp giá cả. Sự kết hợp các chính sách này sẽ có hại cho Trung Quốc, và có hại cho phần còn lại của thế giới.


Tuy nhiên, từ năm 2010, các nhà chức trách Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách của họ pha trộn đáng kể theo hướng có thể đã được đề xuất bởi sơ đồ Swan. Đối với nhiều giai đoạn kể từ tháng sáu năm 2010, họ đã cho phép tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ thả nổi, nếu không phải hoàn toàn tự do, sau đó chắc chắn có nhiều tự do hơn là trường hợp trong thời kỳ trước. Như là một kết quả của điều này, cùng với lạm phát cao hơn bên trong Trung Quốc, tỷ giá hối đoái thực của nhân dân tệ đã tăng giá hơn 30% kể từ năm 2005, và hiện nay là khoảng 10% trên xu hướng dài hạn của nó.


Không thể phủ nhận rằng một sự sắp xếp lại, đáng kể đã đạt được hiện nay. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang tăng lên đã giảm khá mạnh trong năm 2011, phản ánh sự suy giảm trong can thiệp ngoại hối để giữ nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Như đồ thị cho thấy, tỷ lệ trong 12 tháng của sự thay đổi dự trữ của Trung Quốc gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong những năm gần đây, và cho nửa cuối năm ngoái, dự trữ thực tế đã giảm.

Ngoài sự thay đổi này trong chính sách tỷ giá hối đoái, Trung Quốc chuyển sang chính sách tài khóa và tiền tệ trong một hướng thắt chặt hơn trong 2010/11. Một phần, điều này dựa vào các biện pháp phi thị trường, như kiểm soát việc vay mượn chặt chẽ hơn, và quản lý pháp quy trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, cũng đã thắt chặt tiền tệ thông thường nhiều hơn, thông qua việc gia tăng lãi suất. Kết quả là, lạm phát của Trung Quốc đã giảm mạnh, và bây giờ là xuống đến 3,4%, so với đỉnh cao là 6,5% đạt được hồi năm ngoái.


Sau các dữ liệu hoạt động kinh tế hàng tháng rất yếu của tháng Tư, các mối quan tâm hiện nay đang tăng lên rằng việc thắt chặt nền kinh tế có thể đã đi quá xa. Trong điều kiện của sơ đồ Swan, bây giờ tôi sẽ đặt nền kinh tế ở một nơi nào đó ở tay trái góc tọa độ, biểu thị bởi một sự kết hợp của thất nghiệp vượt quá giới hạn (hoặc giảm lạm phát), và thặng dư thương mại nhỏ. Tôi vẫn sẽ đặt tỷ giá hối đoái thực tế ở một chút bên dưới trạng thái cân bằng (bởi vì vẫn còn có thặng dư tài khoản hiện tại, mặc dù thặng dư nhỏ hơn nhiều so với dường như là có khả năng hơn trong hai năm trước đây). Nhưng việc sai lệch tỷ giá hối đoái rõ ràng là ít hơn nhiều so với trường hợp trong năm 2010. Hơn nữa, tôi cũng sẽ đặt nhu cầu trong nước ở một chút bên dưới trạng thái cân bằng, ngụ ý yêu cầu một chính sách tài chính / tiền tệ dễ dàng hơn.

Nhìn chung, vị trí của nền kinh tế trong những điều kiện của sơ đồ Swan dường như đã cải thiện đáng kể tính từ năm 2010. Các nhà chức trách đã đạt được một sự hoà hợp lành mạnh hơn, và có thể bền vững hơn trong chính sách bên ngoài và nội bộ so với khả năng dường như chỉ là có thể cách trước đây hai năm , khi sự pha trộn là một chặng đường dài từ điều kiện thuận lợi nhất. Ngụ ý chính sách pha trộn "đúng" sẽ bao gồm sự gia tăng vừa phải trong tỷ giá hối đoái thực tế, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Các nguy cơ chính có vẻ là việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ đang được tiến hành quá chậm, trong đó trường hợp nền kinh tế có thể có một cuộc hạ cánh khó khăn hơn so với nhu cầu là một tình huống. Nhưng nó không nên vượt quá sự hóm hỉnh của các nhà chức trách Trung Quốc để sửa chữa điều đó. Và nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại gây thiệt hại, kích hoạt bởi một sai lệch lớn trong tỷ giá hối đoái, đã giảm đáng kể.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.