Chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Vì vậy, Trung Quốc không còn có thể ở mãi trong một vị trí mà tại đó nó nài xin rằng nó vẫn là một nước đang phát triển và né tránh những trách nhiệm quốc tế,...

Bhaskar Roy. / SAAG .18 tháng Năm, năm 2012.
Theo Eurasia Review

BHM Lược dịch.

Những cuộc tranh luận chính sách đối ngoại là bình thường trong bất kỳ quốc gia nào to lớn và có ảnh hưởng. Những ý kiến tốt nhất trong nước được chính phủ khai thác để đánh giá các tầm nhìn khác nhau hầu gợi ra những quan điểm gì mà mọi người muốn, những gì môi trường bên ngoài báo hiệu và, cuối cùng, chuẩn bị phản ứng và hành động. Trung Quốc, là một nhà nước độc đảng không thể có các vấn đề đảng đối lập bám đuổi ráo riết như ở Ấn Độ, nhưng không giống như thời kỳ chủ nghĩa Mao ngày nay các nhà lãnh đạo Trung Quốc có để đưa vào những tiếng nói cân nhắc khác nhau trong hệ thống được biểu trưng với bộ chính trị của Đảng và 9 thành viên của Uỷ ban thường vụ của nó.

Theo Li Wei, 1 giảng viên tại Đại học Renmin thuộc trường Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc (Feb 20, 21 Century Business Herald), một cuộc tranh luận dữ dội hiện nay trong việc thành lập chính sách đối ngọai của nước này đang kiểm tra lại, liệu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình "giỏi che thực lực, ẩn mình chờ thời" vẫn còn thích đáng hay không.

Không phải là lần đầu tiên chính sách của Đặng Tiểu Bình đã được nêu lên thành câu hỏi. Ông đưa ra chính sách này, đã được tư vấn nhiều, khoảng 1991-1992, khi Trung Quốc bị quốc tế cô lập sau sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 . Đặng Tiểu Bình quyết định xây dựng một Trung Quốc mạnh mẽ về kinh tế và quân sự trong một bầu không khí ổn định. Lời khuyên đặc biệt của ông là không được đối đầu với Mỹ. Đối với nhiều chuyên gia Trung Quốc, Trung Quốc đã đạt được trạng thái đặc thù sau khi thay thế Nhật Bản là cường quốc kinh tế số 2 trên thế giới trong năm nay. Một lần nữa, một phần trong giới tinh hoa chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là các cơ sở quân sự, bắt đầu cho thấy vẻ bạo dạn từ những năm đầu của thế kỷ này. Có thể nhớ lại khoảng năm 2004, một đề xuất lý thuyết đã được nêu lên để bàn bạc bởi một học giả Trung Quốc, rằng khu vực từ giữa phía đông đến phía tây Thái Bình Dương nên được kiểm soát bởi Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay, Trung Quốc có một chuyển đổi lớn trong lịch sử theo sau chính sách cải cách và mở cửa năm 1978 , chính sách đó cũng đã đi theo chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Quá trình chuyển đổi lãnh đạo mười năm một lần sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay. Nó đã bị ảnh hưởng bởi các vụ bê bối nghiêm trọng như sự cố Bạc Hy Lai trong tháng Hai - tháng Ba, và trường hợp gần đây của nhà hoạt động mù Chen Guangchen, người tị nạn trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh trong sáu ngày.(Chen Guangchen đã lên máy bay cùng vợ con sang Mỹ...BHM) . "Trục" của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đã nâng cao mối quan tâm an ninh của Trung Quốc và thách thức tham vọng thống trị khu vực của nó.

Vì vậy, thực hành hoặc loại bỏ câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình là tham gia vào cuộc tranh luận về hai câu hỏi cơ bản "là Hoa Kỳ suy giảm ?" Và "hướng cơ bản của chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là gì?".

Theo bài viết của Li Wei, giáo sư Wang Yizhou, tác giả cuốn sách "Sự tham gia của Sáng tạo: Hướng mới trong ngoại giao của Trung Quốc", nhìn thấy ba vấn đề cơ bản đối mặt với Trung Quốc.

Trước tiên, tăng trưởng sức mạnh của Trung Quốc không có chỗ cho sự phát triển đầy sinh lực, và Trung Quốc là nguồn gốc của mối quan tâm ngày càng tăng lẩn kỳ vọng trong cộng đồng quốc tế. Có trách nhiệm quốc tế phát triển theo cùng sức mạnh của nó. Nếu Trung Quốc không đáp ứng, về cơ bản nó sẽ gây tổn hại "sức mạnh mềm" của nó.

Tiếp theo, Trung Quốc phải đối mặt với một loạt các vấn đề ngoại giao bức xúc. Nó có thể gác lại những tranh chấp hiện nay với sức mạnh hiện tại của nó hay không ?

Thứ ba, ngoại giao truyền thống (*) "giỏi che thực lực" và "ẩn mình chờ thời" được chứng minh là không có khả năng bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc ở nước ngoài.

Ba điểm trên là báo cáo ngắn gọn trong luận án của giáo sư Wang, đặc biệt là khi Trung Quốc đã bước vào sân khấu toàn cầu trong bộ cánh đầy đủ hoàn toàn. Vì vậy, Trung Quốc không còn có thể ở mãi trong một vị trí mà tại đó nó nài xin rằng nó vẫn là một nước đang phát triển và né tránh những trách nhiệm quốc tế, trong khi đồng thời tuyên bố tình trạng quyền lực lớn hơn để thực hiện tốt nhất các công việc bẩn thỉu mà các doanh nghiệp khác từ bỏ.

Li Wei đã mô tả hai phái trong cuộc tranh luận là "chủ nghĩa quốc tế" và "chủ nghĩa hiện thực". Cả hai đồng ý rằng chính sách của Đặng Tiểu Bình không còn phù hợp và ũng hộ sự tham gia tích cực của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, hai nhóm có sự khác biệt cơ bản trong phương pháp tiếp cận cụ thể và chiến lược ngoại giao. Phái theo "chủ nghĩa quốc tế" không chấp thuận việc sử dụng vũ lực, bày tỏ chủ trương tự kềm chế, ủng hộ tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, xử dụng các hệ thống quốc tế để tham gia quản trị toàn cầu trong khi đặt trọng tâm vào vai trò của xã hội -- không chỉ là sức mạnh chủ quyền.

Phái "chủ nghĩa hiện thực" kiên quyết ủng hộ sức mạnh quân sự mạnh mẽ và chứng tỏ sức mạnh với cộng đồng quốc tế, nếu cần thiết. Quan điểm này miêu tả cho hành vi hung hăng của Trung Quốc đã được chứng kiến ​​gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và với một mức độ ít hơn trong vùng biển Đông Trung Quốc. Ý kiến ​​này chủ trương bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của Trung Quốc ở nước ngoài mà nó là rất cần thiết để giữ cho guồng máy phát triển ngày càng tăng. Ngày nay, Trung Quốc phụ thuộc một cách nghiêm trọng vào nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu thô như quặng sắt.


Điểm yếu trong sự phân tích Trung Quốc là một thực tế qua đó rất ít được biết về những gì đang xảy ra ở 9 thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị mà nó là tiếng nói xác nhận cuối cùng những gì được thực hiện. Chắc chắn, Tổng Bí thư, hiện tại Hồ Cẩm Đào, giữ lá phiếu quyết định. Nhưng Hồ Cẩm Đào không phải là Mao, và thậm chí chẵng phải là Đặng Tiểu Bình. Mặc dù quyết định cuối cùng của nhóm này là sẽ được thực hiện, chắc chắn có những sự khác biệt. Các món lợi ích ngày hôm nay mạnh hơn hai thập kỷ trước đây, và ảnh hưởng đến quyết định . Quân đội nắm giữ một vị trí và tiếng nói cao hơn nhiều trong chính sách chiến lược đối ngoại như các vấn đề lãnh thổ so với Bộ Ngoại giao. Trong định nghĩa của Li Wei , quân đội nằm trong nhóm "chủ nghĩa hiện thực".

Các thử nghiệm về ảnh hưởng của hai nhóm xem ra ở một mức độ đã được phản ánh bởi tư thế của Trung Quốc với Philippines về chủ quyền của Scarborough Shoal hoặc đảo Hoàng Nham trong biển Đông.

Ngày 07 Tháng 5, bà Fu Ying, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập nhà ngoại giao Philippines, Alex Chua ở Bắc Kinh và cảnh báo rằng Trung Quốc đã thực hiện tất cả các chuẩn bị cần thiết để đáp trả nếu phía Philippines gây ra tình hình leo thang ở quần đảo Hoàng Nham . Ngày 8 tháng năm, bình luận của tờ báo có thẩm quyền People ‘s Daily tống đạt một tối hậu thư cho Philippines rằng "khi nó không thể chấp nhận thì không cần thiết phải hạn chế". Báo PLA, Quân đội Giải phóng hàng ngày, cảnh báo (ngày 10, tháng Năm) trong bối cảnh tương tự, rằng Trung Quốc sẽ không cho một nửa inch lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo cấp cao quân đội Trung Quốc như Thiếu tướng Luo Yuan cũng lên tiếng tấn công.

Tuy nhiên, có một sự lắng dịu những lời tiếng ồn ào bất ngờ từ phía Trung Quốc. Một cuộc chiến với Philippine hiện nay đã được loại trừ bởi Bộ Quốc phòng. Nhưng cảm giác lưu lại là rằng Bắc Kinh không sẵn sàng đi theo các quy tắc và pháp luật quốc tế về những tranh chấp lãnh thổ mà nó đã tuyên bố là của mình. Điều này, từ tất cả các báo cáo, là một thời gian nghỉ ngơi tạm thời. Philippine cũng rút lại ý kiến.

Quyết định của Bắc Kinh làm dịu tình hình đã được quyết định bởi sự quan tâm của Mỹ trong khu vực. Mỹ và Philippines có một liên minh quân sự, mặc dù nó là mơ hồ với việc Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu Philippines bị tấn công. Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành một cuộc diển tập quân sự chung vào tháng Tư trong đó bao gồm hoạt động lấy lại một hòn đảo bị chiếm đóng bởi một lực lượng nước ngoài. Thông điệp không thể nhầm lẫn cho Trung Quốc.

Hơn nữa, mối quan hệ mới Mỹ-Việt Nam đã mở rộng những giao tiếp quân sự từ năm 2011 đã gây lúng túng cho Trung Quốc. Bắc Kinh nhìn thấy động thái khởi đầu của Mỹ tạo ra một liên minh với các nước yếu trong khu vực Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc. Sự công kích của Bắc Kinh ở biển Đông Trung Quốc về chủ quyền của quần đảo Senkaku với Nhật Bản đã tạo ra một tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông Trung Quốc thì khác . Các nước liên quan, Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là những nước yếu kém. Cả hai cũng có liên minh quân sự mạnh mẽ với Mỹ, và Washington có sự hiện diện quân sự ở cả hai nước.

Những tính toán này phải có ảnh hưởng đến Trung Quốc và nhóm "chủ nghĩa hiện thực" của nó để cho ra một thu hồi tạm thời. Nhưng đây là những vấn đề nhức nhối. Tương lai vẫn có vẻ không ổn định. Trọng tâm của quốc tế đã thực sự chuyển sang khu vực châu Á và Châu Á Thái Bình Dương.


SAAG là Nhóm Phân tích Nam Á, một think tank phi lợi nhuận, phi thương mại. Mục tiêu của SAAG là xúc tiến phân tích chiến lược và đóng góp vào việc mở rộng kiến ​​thức về an ninh Ấn Độ và quốc tế và đẩy mạnh sự hiểu biết của công chúng.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Chú thích : (*) thường được gọi là 24 chử vàng của Đặng Tiểu Bình : “Quan sát cẩn thận, bảo đảm vị thế; đối phó bình tĩnh; ẩn mình chờ thời ; giỏi che thực lực; không tranh đứng đầu.”

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.