Hội nghị thượng đỉnh đánh dấu khả năng triển vọng của NATO.

"NATO đã thiết lập quan hệ đối tác trên toàn cầu mà không có nhiều người biết về điều đó"

[caption id="attachment_3474" align="alignleft" width="300"] Image credit: Utenriksdepartementet [/caption]Karen Parrish. American Forces Press Service. 18 Tháng 5 năm 2012.
Theo Bộ QP Hoa Kỳ

BHM Lược dịch.

WASHINGTON. Chuyên gia NATO hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết có ba hạng mục lớn trong chương trình nghị sự và một ưu tiên chiến lược sẽ chiếm trung tâm khung cảnh sinh hoạt tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Chicago từ ngày 20 đến 21 tháng Năm, 2012.

Ba trọng tâm "chuyển giao" liên quan đến Afghanistan, phòng thủ khéo léo và các quan hệ đối tác của NATO ở bên ngoài bản thân liên minh, James J. Townsend Jr, Phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng đặc trách châu Âu và chính sách NATO, đã nói chuyện với cơ quan truyền thông Ngủ giác đài và các phóng viên báo chí của Dịch vụ báo chí các lực lượng Mỹ ngày hôm qua.

Điều gì cho phép liên minh đi đến thỏa thuận về các vấn đề quan trọng như vậy, ông nói, đó là sức mạnh của NATO như là một tổ chức mà ở đó các quốc gia có thể tham gia với nhau để giải quyết các mối quan tâm toàn cầu.

Về Afghanistan, hội nghị thượng đỉnh Chicago cung cấp một cơ hội để gởi "một mẩu tin nhắn quan trọng" đến với các thành viên của liên minh và các quốc gia đối tác, nó cũng đến với người Afghanistan, Pakistan và Taliban, Townsend nói.

Tin nhắn, ông nói, rằng NATO "sẽ có một sự hiện diện lâu dài tại Afghanistan sau năm 2014, là năm mà lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan sẽ hoàn toàn nhận lãnh vai chính đối với trách nhiệm an ninh".

Townsend cho biết NATO và các đồng minh của nó "sẽ không rời khỏi Afghanistan sau năm 2014. Chúng tôi sẽ ở đó với họ".

Lực lượng NATO sẽ không ở trong vai trò chiến đấu tại Afghanistan sau năm 2014, ông nói, nhưng liên minh này sẽ cung cấp một lực lượng nhỏ hơn để đào tạo và cố vấn quân đội và cảnh sát Afghanistan.

Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ liên quan đến cuộc thảo luận để có được thoả thuận về việc làm thế nào để NATO sẽ có được khả năng quân sự cần thiết trong vòng 10 năm tới, Townsend nói. Phương pháp tiếp cận phòng thủ khéo léo của NATO kết hợp với sức mua của các quốc gia thành viên để cùng có được các khả năng mới cho liên minh này, ông lưu ý.

"Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã nhìn thấy một sự suy giảm đều đặn trong chi tiêu quốc phòng trên các đồng minh", Townsend nói. "Sụt giảm đó đã tăng tốc trong vài năm qua khi chúng ta đi vào cuộc khủng hoảng nợ và cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro ở châu Âu".

Nhưng, ông nói thêm, các quốc gia của liên minh nhận ra rằng cùng lúc việc chi tiêu quốc phòng co lại thì NATO có những khoảng trống năng lực mà cần phải lấp đầy.

Xử dụng các phương pháp tiếp cận phòng thủ khéo léo, hai, ba hoặc bốn quốc gia có thể đến với nhau để có được khả năng mà nếu không thì không ai trong số họ có thể có đủ khả năng , Townsend nói.

Một số những lỗ hổng đó liên quan đến việc tiếp nhiên liệu và tình báo, giám sát và khả năng đáp trả, và một số các quốc gia đã ký kết thoả ước chung thực hiện chúng, ông nói.

Những thông báo tại hội nghị thượng đỉnh liên quan đến kế hoạch phòng thủ tên lửa tạm thời và hệ thống giám sát mặt đất của liên minh sẽ chứng minh rằng NATO đang di chuyển về phía trước để đáp ứng những thách thức trong tương lai, Townsend nói thêm.

Hội nghị thượng đỉnh cũng cung cấp một cơ hội để tôn vinh mối quan hệ đối tác của NATO với bên ngoài liên minh, qua đó mở rộng rất nhiều tầm với của tổ chức, ông nói.

"NATO đã thiết lập quan hệ đối tác trên toàn cầu mà không có nhiều người biết về điều đó", Townsend nói. "Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc đã là rất hữu ích với liên minh, đặc biệt là tại Afghanistan, và ở những nơi khác".

Phát triển và tiến hóa tiếp tục của NATO duy trì sức sống năng động của tổ chức đã có 63 năm tuổi, Townsend nói.

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949 đã tạo ra NATO như là một liên minh tập trung vào chiến tranh lạnh, Townsend nói. Khi Liên Xô giải thể và khối Hiệp ước Warsaw tan rả, ông nói, "Chúng ta đã phải đối mặt với câu hỏi, nào, chúng ta sẽ vẫn cần NATO hay không?"

Ông cho biết bạo lực mà đã nổ ra ở vùng Balkan trong những năm 1990 chứng minh một cách nhanh chóng giá trị tiếp tục của NATO như là 1 tác nhân có tổ chức để khôi phục lại hòa bình; là liên minh chỉ đạo các ý chí chính trị của các quốc gia thành viên hướng đến thỏa thuận trên 1 tiến trình hành động đặc biệt và đã tổ chức 1 phản ứng quân sự tập thể .

"Vì vậy, trong những năm 1990 khi chúng ta đối phó với cuộc khủng hoảng đầu tiên của chúng ta trong thời hậu chiến tranh lạnh tại khu vực Balkan, NATO đã bắt đầu xác nhận bản thân nó cũng là một nhu cầu trong thời hậu Chiến tranh Lạnh", ông nói thêm.

Điểm thứ hai đã làm cho các đồng minh suy nghĩ lại về bất kỳ ý tưởng nào với việc ra khỏi NATO, Townsend nói, "là chúng tôi đã có một chặn đường dài mà các quốc gia gõ cửa muốn tham gia". Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc được theo sau bởi các quốc gia khác mong muốn gia nhập liên minh, ông nói.

NATO triển khai lực lượng để chặn đứng tình trạng bạo lực ở Kosovo và các nơi khác tại khu vực Balkan. Gần đây hơn, liên minh đã gửi quân đội chống lại cướp biển hoạt động ngoài khơi bờ biển Somalia, và NATO đã giúp bảo vệ các công dân của Libya, Townsend nói.

[caption id="attachment_3475" align="alignleft" width="240"] James J. Townsend[/caption]
Ngày nay, ông nói thêm, nó được công nhận phổ biến rằng nhu cầu đối với liên minh "là khỏi phải hỏi".

Đồng thời, các quốc gia thành viên phải bảo đảm liên minh vẫn mạnh mẽ và khả thi cho tương lai, ông nói.

"Đó là một cái gì đó bạn không thể cho là điều dĩ nhiên", Townsend nói. "Và khi các hội nghị thượng đỉnh này đến mỗi năm hoặc hai năm hoặc lâu hơn, đây là những cơ hội cho chúng ta."

Hội nghị thượng đỉnh này cung cấp cơ hội để "thúc đẩy" những sáng kiến ​​như phòng thủ khéo léo, và "giúp chúng ta đối phó với các hoạt động đang diễn ra như Afghanistan, nơi mà NATO cung cấp khoảng 60.000 quân" , ông nói.

NATO ngày nay, hìện đã trở nên mạnh mẽ bởi sự tàn bạo và các ý tưởng mới của những kẻ thù cũ, vẫn còn là một liên minh vững chắc và quan trọng có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu, Townsend nói.

"Mười năm chiến đấu (xuống đường) , tôi hy vọng rằng chúng ta đang ở trong một trạng thái liên minh tiếp tục mạnh mẽ về mặt quân sự bất chấp sự khắc khổ mà chúng ta đang có", ông nói.

"Tôi hy vọng rằng chúng ta nhìn thấy một liên minh sáng tạo, một liên minh mà luôn luôn là ... nghĩ về hiệu quả và luôn luôn suy nghĩ về tương lai", Townsend nói thêm. "Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nhìn thấy một liên minh có sự hỗ trợ đầy đủ của Hoa Kỳ, của nhân dân Mỹ, của Quốc hội Hoa Kỳ, và cũng có sự hỗ trợ đầy đủ của các đồng minh".

James J. Townsend Jr. (Jim) là Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách châu Âu và NATO, chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ quốc phòng hằng ngày giữa Mỹ, NATO, EU và các quốc gia châu Âu.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.