Hội thảo Shangri-La, khắc phục khủng hoảng Biển Đông .

Có một số mối quan tâm rằng sự tức giận của các đại biểu Đông Nam Á có thể sẽ "kéo bè công kích" các quan chức Trung Quốc tại cuộc đối thoại,...

[caption id="attachment_3577" align="alignleft" width="300"] Hai phái đoàn quân sự Trung quốc-Mỹ bên cạnh Shangri-La 10.
Ảnh Internet.[/caption]Wendell MINNICK và MARCUS WEISGERBER . 27, 2012 - 11:07 AM |
Theo Defense News

BHM Lược dịch.

TAIPEI và WASHINGTON - Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á lần thứ 11 tại Singapore từ ngày 01 đến 03 tháng Sáu sẽ diễn ra trong bối cảnh đổi mới cam kết của Mỹ để bảo vệ các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng nổi lo về những tuyên bố lãnh thổ hung hăng của Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của cả Leon Panetta là bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Đô đốc Samuel Locklear là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ khác bao gồm Tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu trưởng liên quân, và Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, R-Ariz (đảng Cọng hòa thuộc tiểu bang Arizona), và Joe Lieberman, I-Conn (độc lập, bang Connecticut).

Chuyến thăm Singapore của Panetta là một phần của một chuyến đi kéo dài một tuần bao gồm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii, sau đó đến Việt Nam và cuối cùng là Ấn Độ.

"Tôi chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ xem chuyến thăm Ấn Độ và Việt Nam như là nhằm củng cố liên minh với các đối tác trong khu vực, những đối tác quan tâm về Trung Quốc", bà Bonnie Glaser cho biết, một chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một think tank ở Washington . "Hoa Kỳ quan tâm đến việc củng cố những mối quan hệ đó, vì vậy tôi không chia sẻ quan điểm rằng tất cả đều là vì Trung Quốc".

Điều hành bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh và được gọi là Đối thoại Shangri-La, sự kiện hàng năm tại Shangri-La Hotel ở Singapore là một diễn đàn an ninh liên chính phủ với sự tham dự của các quan chức quốc phòng hàng đầu trong khu vực.

Sự kiện năm nay sẽ bao gồm 28 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và bao gồm các quan chức Anh, Pháp, Nga và Mỹ. Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono sẽ cung cấp các phát biểu quan trọng.

Panetta sẽ nói về "chính sách quốc phòng của Mỹ trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng", theo chương trình nghị sự.

Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách đã nâng cao câu hỏi liệu Hoa Kỳ sẽ có khả năng tài chính để chứng tỏ chính sách "trục châu Á" mới của nó sau những chiến dịch tốn kém tại Afghanistan và Iraq, và sự thiệt hại dự kiến ​​từ "quả bom nợ" đang hiện ra lờ mờ mà theo tường trình sẽ trở nên hung tợn đối với các chương trình được phép thực hiện của chính quyền Mỹ trong Năm đến Mười năm.

Tranh chấp hàng hải trong vùng biển Đông sẽ là vấn đề lớn tại cuộc đối thoại năm nay, ông Tim Huxley nói, giám đốc điều hành của IISS-Châu Á, với Philippines và Việt Nam nhận được sự chú ý nhiều hơn so với các cuộc đối thoại trong quá khứ.

Có một số mối quan tâm rằng sự tức giận của các đại biểu Đông Nam Á có thể sẽ "kéo bè công kích" các quan chức Trung Quốc tại cuộc đối thoại, nhưng Huxley cho biết các đại biểu thì "quá thạo đời" đối với loại hành vi đó. Trung Quốc đã trở nên đối xử thô bạo và lớn tiếng trong tuyên bố của nó đối với vùng biển mà cũng được tuyên bố bởi Hà Nội và Manila trong Biển Đông , gây ra nhiều thắc mắc Trung Quốc sẽ đi xa như thế nào trong việc nhồi thêm những căng thẳng để bảo đảm các khu vực tranh chấp.

Thảo luận Biển Đông tại Shangri-La "sẽ là chuyện con voi ở trong phòng", ông Dean Cheng nói, một chuyên gia Trung Quốc tại Quỹ Heritage, một think tank khác ở Washington.

Mỹ cũng sẽ được xem các thành viên bậc trung của đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự sự kiện. Họ là những "chìa khóa và có thể báo hiệu sự chỉ đạo của quân đội của Bắc Kinh", Cheng nói.

Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc sẽ chuyển giao vào mùa thu này khi các sĩ quan hiện tại của nó đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc.

"Nó sẽ không đi ra tại Shangri-La, nhưng nó sẽ rất thú vị để so sánh danh sách tham dự của Trung Quốc với bất cứ ai lên tới hàng đầu vào mùa thu", Cheng nói. "Nếu không có ai trong ban lãnh đạo mới có mặt ở đó, sau đó nó cũng một lần nữa đặt ra một câu hỏi về tại sao lại không. Người ta không thể tưởng tượng một thành viên của bộ Tổng tham mưu, mà không bao giờ quan tâm đến vị chủ tọa, đang bị tách rời tại Mỹ".

Các vấn đề của "Trục" so với tiền.

Trục-Châu Á có thể bị đe doạ bởi 15,7 nghìn tỷ USD nợ quốc gia khi Mỹ phải vật lộn để duy trì quốc phòng mạnh mẽ cũng như các chương trình xã hội được phép thực hiện, trả lãi trên nợ và chỉ là hoạt động như thường lệ. Một số người tin rằng Mỹ có thể không có nhân lực hoặc tiền bạc để thực hiện tốt lời hứa của mình trong khu vực.

"Một chiến lược mà không có nguồn tài nguyên là một ý nghĩ kỳ quặc" ông Paul Giarra nói, chủ tịch của Chiến lược và Chuyển đổi Toàn cầu. Ông cũng cảnh báo rằng liên minh khu vực thì yếu kém và qua lại rời rạc".

Không ai trong số đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ một mối đe dọa phổ biến hoặc cách đánh giá khu vực. Nhật Bản không muốn chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với phòng thủ riêng của mình và phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ, Hàn Quốc quan tâm một ít về các mối đe dọa ở bên ngoài Bắc Triều Tiên. Ấn Độ đang tập trung vào các vấn đề biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Philippines là một trách nhiệm tài chính cho Mỹ. Mặc dù Việt Nam có một số tiềm năng như là một đồng minh của Mỹ, Hà Nội thì do dự với sự tức giận của Bắc Kinh, Giarra nói.

"Làm thế nào chúng ta có thể có một chiến lược khi chúng ta thực sự không hiểu đối thủ [Trung Quốc], hoặc đối với vấn đề mà, những gì chúng ta hy vọng / mong đợi để đạt được?". Giarra nói.

Philippines

Bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines trên các tàu đánh cá Trung Quốc bắt trộm ở bãi cạn Scarborough vào tháng Tư tiếp tục là con số tàu của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp đã tăng lên khoảng 100 chiếc vào tuần trước. Phần quan trọng cho thấy Manila không có khả năng bảo đảm vùng đặc quyền kinh tế của riêng của nó và tại sao nó đã chuyển sang Mỹ để được hỗ trợ quân sự nhiều hơn.

Điều này gia tăng khả năng trở lại của lực lượng Hoa Kỳ đến Philippines. Mỹ đóng cửa cả hai căn cứ không quân và hải quân ở đó vào đầu những năm 1990 dưới áp lực phải bỏ bởi chính phủ Philippines.

"Mối quan tâm đối với Hoa Kỳ và Philippines thực sự đứng trước một ngã ba trong việc quân đội Mỹ trở lại" , Huxley nói. "Philippines không thể bảo vệ yêu sách của mình trong Biển Đông, và họ cần phải có người Mỹ."

Tham nhũng trầm trọng trong chính phủ bán dân chủ ở Philippines đặt ra một vấn đề. "Đó là dân chủ ở bề ngoài" Huxley nói. "Nó thực sự là chế độ phong kiến ​​và được điều hành bởi một gia đình ưu tú".

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin sẽ phát biểu tại cuộc đối thoại về tranh chấp Biển Đông.

Việt Nam.

Chuyến đi của Panetta đến Việt Nam đã nâng cao hy vọng của Lầu Năm Góc đối với sự gia tăng hợp tác chiến lược với Hà Nội. Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại quốc phòng trong tám năm, ông Carlyle Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cho biết.

"Hiện vẫn còn những trở ngại, chẳng hạn như những kẻ thù triệt để đang trở thành những bạn bè", Huxley nói.

Mối quan hệ bắt đầu với các đội POW / MIA đến thăm Việt Nam và đã phát triển từng bước từ đó, ông nói.

Đối thoại quốc phòng hàng năm Mỹ-Việt Nam đầu tiên đã diễn ra trong năm 2004 ; năm 2008, nó đã được nâng lên đến cấp độ của một cuộc đối thoại chính trị, an ninh và quốc phòng. Trong năm 2010, nó đã được nâng cấp một lần nữa đến mức độ một cuộc đối thoại chính sách quốc phòng, Thayer nói.

Hiện vẫn còn hạn chế trên hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn với Mỹ.

Đầu tiên là việc chia sẻ của Hà Nội với Bắc Kinh trên các lãnh vực chính trị và lịch sử ý thức hệ. Cả hai chính phủ được điều hành bởi Đảng Cộng sản mà đã bị buộc phải tự do hóa nền kinh tế của họ trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát của Đảng, Huxley nói. Hạn chế khác là mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, mà Việt Nam làm việc để bảo toàn.

Tuy nhiên, mối quan hệ tiếp tục được cải thiện. Tháng Chín năm ngoái, tại cuộc đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ đầu tiên về sự hiểu biết trên hợp tác quốc phòng, Thayer nói.

"Bộ trưởng Panetta phải hết sức cố gắng bảo đảm rằng bất kỳ hình thức hợp tác quốc phòng nâng cao nào sẽ không được hiểu bởi những người bảo thủ của phía Việt Nam như là một nỗ lực để tranh thủ Việt Nam vào trong một chính sách ngăn chặn chống Trung Quốc", Thayer nói. "Điều này nói dễ hơn làm, mặc dù các thông báo chính thức của Mỹ lặp đi lặp lại rằng Mỹ đang tìm cách tham gia vào Trung Quốc, không kềm chế nó."


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.