Thúc đẩy lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ : Phê chuẩn Luật Biển.

Trong thực tế, Hoa Kỳ phê chuẩn UNCLOS sẽ xác định liệu thế kỷ 21 có sự tương đồng với trật tự tương đối ổn định của cuối thế kỷ 20 hay là giống hơn cuộc cạnh tranh loạn xạ trong thế kỷ mười chín.

Ernest Z. Bower , Gregory Poling
25 tháng năm năm 2012.
Theo CSIS

BHM Lược dịch.

Sự tín nhiệm của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang bị đe dọa trên một quyết định xem có nên phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trong khi có những lập luận thuyết phục khác về việc phê chuẩn, không có gì là khẩn cấp bằng việc yêu cầu Hoa Kỳ củng cố cam kết của mình với các quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm cả trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt đúng trong liên quan đến một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất của thế giới và các thách thức an ninh : giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tuần này, chính quyền Obama, tất cả đã tiến hành UNCLOS và đã gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, và Tổng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Dempsey, trình bày trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện trong việc hỗ trợ phê chuẩn văn kiện. Trái bóng hiện nay đang ở tại sân nhà của Thượng viện.

Một quyết định neo chặt Hoa Kỳ trong UNCLOS là điều mà không thể trì hoãn. Tổng thống Obama đã tập trung lại một cách khôn ngoan các nước châu Á để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ, từ phục hồi và tăng trưởng kinh tế đến hòa bình và an ninh khu vực để phát triển các nguồn lực cách tân mới. Các nước chung quanh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang đánh giá liệu Hoa Kỳ có đủ ý chí chính trị, túi tiền, và cam kết tiếp tục thể chế hoá sự hiện diện của nó trong khu vực. Phê chuẩn UNCLOS là cần thiết để trả lời những câu hỏi quan trọng trong việc khẳng định.

Cuộc tranh luận về phê chuẩn điều ước quốc tế bắt đầu vào năm 1982 khi Tổng thống Ronald Reagan từ chối gửi nó lên Quốc hội, thậm chí chỉ là một cuộc thảo luận. Sự tranh cãi đã gia tăng sôi nổi hơn sau khi tái đàm phán và ảnh hưởng của điều ước quốc tế đi vào hiệu lực năm 1994. Những đàm phán đó giải quyết hầu hết các mối quan tâm của Reagan và đã thu hút sự hỗ trợ tích cực của Tổng thống Bill Clinton, mặc dù các đối thủ của ông trong Quốc hội thì không.

Gần đây hơn, hiệp ước đã có tiến bộ mạnh mẽ bởi Tổng thống George W. Bush và đã đưa ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trong năm 2007. Nỗ lực đó đã không đạt được số phiếu tối thiểu của Thượng viện và dự luật bị hoãn lại một lần nữa. Trong tháng này, một nỗ lực mới đang diễn ra giữa một bối cảnh quốc tế thay đổi đáng kể. Thượng nghị sĩ John Kerry, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, đã lên kế hoạch một loạt các phiên điều trần, dẫn đầu bởi các báo cáo mạnh mẽ từ cả hai Hillary Clinton và Leon Panetta vào ngày 23 tháng 5. Tướng Dempsey cũng biểu lộ, yêu cầu Thượng viện hành động để hỗ trợ các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong số những lý do khác được cung cấp, Dempsey ghi nhận rằng "tham gia công ước sẽ cung cấp cho chúng ta một cách khác để ngăn chặn xung đột với ít nguy cơ leo thang". Thông điệp đó hỗ trợ sự phê duyệt phù hợp với quan điểm của tất cả các Tổng tham mưu trưởng liên quân kể từ năm 1994.

Điều gì đặt các phiên điều trần sắp tới tách khỏi những việc mà đã đến trước chúng, rằng Hoa Kỳ đang bước vào một kỷ nguyên lãnh đạo và sự cả tin đã giành được bởi những hành động và ảnh hưởng được duy trì liên tục thông qua tính nhất quán. Một Trung Quốc đang trổi dậy sẽ tiếp tục thử nghiệm các hạn mức quyền lực của nó trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lịch sử cho thấy rằng các quốc gia, bao gồm cả chúng ta, đã kiên trì nghiên cứu việc chuyển đổi quyền lực kinh tế để đi đến sức mạnh chính trị. Chúng ta không biết những gì Trung Quốc muốn hoặc những gì nó muốn trở thành. Vì vậy, chiến lược của Hoa Kỳ liên quan đến việc thuyết phục Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng những lợi ích của Trung Quốc sẽ có hiệu quả nhất và tiến bộ bền vững bằng cách tham gia vào các khuôn khổ trong khu vực, trong đó nó thực hiện các quy tắc cùng với những nước khác, tuân thủ luật pháp quốc tế, và bằng cách thúc đẩy và đầu tư vào điều mong chờ của công chúng. Quá trình này sẽ mất thời gian, nhưng nó có thể thành công nếu các quốc gia khác tin tưởng Hoa Kỳ đang sẵn sàng cam kết các tiêu chuẩn và định mức.

Yếu tố khác mà qua đó thời điểm này không giống với khi Thượng viện xem xét phê chuẩn là sự hỗ trợ áp đảo của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất viễn thông, dầu khí, và các công ty vận chuyển và mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế với một cổ phần trong việc tiếp cận thông tin liên lạc tuyến biển và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển hỗ trợ việc phê chuẩn công ước. Cả hai Viện dầu khí Mỹ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ. Thượng nghị sĩ Kerry tận dụng sự hỗ trợ này từ các doanh nghiệp Mỹ bằng cách bao gồm đại diện của họ trong phiên điều trần sắp tới.

Trong một thể hiện hiếm hoi của sự đoàn kết, giới lao động Mỹ và cộng đồng môi trường đã góp sức hổ trợ bổ sung. AFL-CIO và Liên hiệp Thủy thủ Quốc tế của Bắc Mỹ, cả hai đều gửi thư cho chính quyền trong năm qua với việc thể hiện hỗ trợ. Một đoàn gồm chín nhóm bảo tồn môi trường, bao gồm Quỹ Bảo vệ Môi trường, Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên, Ủy ban bảo vệ Đại Dương, và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, đã gửi một bức thư gửi cho Ngoại trưởng Clinton vào tháng Mười bày tỏ hỗ trợ phê duyệt.

Luật Biển đã được phê chuẩn bởi 162 nước, bao gồm tất cả các thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và mọi quốc gia công nghiệp khác trên hành tinh. Nó cũng cố trật tự quốc tế hiện đại trong lĩnh vực hàng hải, một trật tự được xây dựng bởi Hoa Kỳ và các đồng minh của nó. Đây là hiệp ước toàn diện duy nhất được công nhận trên toàn thế giới qua đó đưa ra các quy tắc cho tàu thuyền trên biển. Hải quân và Tuần duyên của Mỹ, công nhận giá trị của nó, hoạt động theo hướng dẫn của nó ngay cả trong trường hợp không có phê chuẩn. Vậy, tại sao nó nhiều lần không nhận được sự chấp thuận của Thượng viện ? Những người phản đối đã trình bày bốn lý lẻ chung:

1)_ Những hạn chế của Luật Biển sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quân sự của Mỹ .
2)_ Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA), trong đó xác định quyền khai thác đáy biển, sẽ ngăn chặn những lợi ích kinh tế của Mỹ.
3)_ Sự sắp xếp hệ thống thuế của Luật Biển đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia sẽ phân phối lại nguồn thu nhập không công bằng.
4)_ Hiệp ước sẽ hạn chế chủ quyền.

May mắn cho những người ủng hộ luật, mỗi trận chiến tư tưởng này đã được chiến đấu và đã chiến thắng, đặc biệt là sau tái đàm phán hiệp ước. Sự phản đối đầu tiên phần lớn đã được giảm xuống trong khi đối mặt với hơn hai thập kỷ hỗ trợ áp đảo từ các nghành của quân đội Mỹ. Điều thứ hai rõ ràng không phải là một mối quan tâm đối với các ngành công nghiệp Mỹ đang tích cực thúc đẩy Hoa Kỳ phê chuẩn. 39 nhân viên của ISA và thẩm quyền hẹp ít có cơ hội bắt nạt Hoa Kỳ hoặc bất cứ ai khác. Lợi ích khoáng sản của Mỹ trong lúc đó đang ngồi bên lề, trong khi các nguồn tài nguyên của đại dương được tuyên bố chủ quyền bởi những nước khác, và các công ty viễn thông Mỹ thiếu sự bảo vệ và các cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các loại cáp ngầm dưới biển mà qua đó tất cả các đối thủ cạnh tranh quốc tế của họ được hưởng.

Về mối quan tâm thứ 3, hệ thống thuế trên việc khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế ước lượng trung bình chỉ hơn 2% , 1 cái giá mà các công ty khai thác mỏ và hydrocarbon có tín hiệu họ sẵn sàng chi trả khi thị trường năng lượng thế giới thiếu hụt các nguồn tài nguyên mới và giá cả hàng hóa leo thang. Đối với việc tái phân phối thu nhập, những người phản đối cũng thường xuyên bỏ qua một thực tế rằng sau khi thương lượng lại Luật Biển, Hoa Kỳ được bảo đảm quyền phủ quyết thường trực duy nhất trên vấn đề các nguồn dự trử được phân phối như thế nào. Nó cũng được miễn trừ từ bất kỳ sửa đổi nào đối với hiệp ước trong tương lai mà không cần Thượng viện phê duyệt. Nói cách khác, Hoa Kỳ sẽ được hưởng một vị thế đặc quyền vô song, không phải là sự đối xử không công bằng, trong UNCLOS.

Cuối cùng, và hiện đang nổi bật nhất, lập luận chống lại phê chuẩn ở chung quanh vấn đề chủ quyền. Những người phản đối nói rằng, bằng cách tự giới hạn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các nước có thể tuyên bố mở rộng thềm lục địa bất kể cái gì, Hoa Kỳ bị hạn chế chủ quyền quyền tài phán của mình. Tuy nhiên, lập luận này bỏ lỡ điều gì, đó là thềm lục địa của Hoa Kỳ là lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào -- lên đến 600 hải lý ngoài khơi, một mình ở Bắc Cực. John Norton Moore của Trường Luật thuộc Đại học Virginia đã lập luận rằng sự phê chuẩn sẽ "ồ ạt tăng [Mỹ] thẩm quyền chủ quyền" với kích thước nhiều hơn Louisiana và Alaska kết hợp lại .

Những lập luận chống lại việc phê chuẩn đã liên tục bị suy yếu trong ba thập kỷ qua và đã được giải quyết áp đảo vào năm 1994. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất, sự gia nhập của Mỹ vẫn không thay đổi trong 30 năm : một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ là lợi ích của Hoa Kỳ. Trật tự toàn cầu hiện nay và tính ưu việt của Mỹ ở bên trong việc nó được xây dựng dựa trên quy phạm pháp luật và các quy tắc. Những quy tắc đó không cưỡng ép Hoa Kỳ một cách không công bằng. Chúng hạn chế những thứ mà có thể lật đổ hệ thống, và chúng ngăn chặn sự quay trở lại kỷ nguyên trước đây với cạnh tranh quyền lực lớn và kèn cựa ngoại giao. Tướng Dempsey cho biết : ngày 09 tháng 5 tại một diễn đàn về Luật Biển, "Lực lượng vũ khí không là công cụ an ninh quốc gia duy nhất của chúng ta. [Một] khuôn khổ pháp lý ổn định luôn là quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ".

Nhiều sự chú ý chung quanh cuộc tranh luận Luật biển đã tập trung vào Bắc Cực. Nhưng vùng biển là minh họa tốt nhất cho nhu cầu 1 hệ thống thỏa thuận về các quy tắc cho các đại dương của thế giới, và một vị thế của Mỹ trên bàn nghị sự là ở biển Đông, nơi mà một sức mạnh đang trổi dậy, Trung Quốc, kiên quyết khẳng định khiếu nại hàng hải của nó với các nước láng giềng nhỏ hơn. Nó đã làm như vậy mạnh mẽ nhất khi đệ trình yêu sách "đường chín đoạn" nổi tiếng với Liên Hiệp Quốc trong năm 2009. Tuyên bố yêu sách đó không có cơ sở luật pháp quốc tế -- một thừa nhận thực tế bởi các chuyên gia ở Trung Quốc -- và thay vào đó gợi lại một thời đại khi mà quy tắc duy nhất của quan hệ quốc tế là đặc quyền của sự hùng mạnh.

Bắc Kinh đã đi trở lại tuyên bố quyết đoán của nó. Nhưng nó đã làm như vậy không phải vì phản đối của các nước láng giềng ASEAN của nó đối với "đường chín đoạn" vào tháng 5 năm 2009. Nó đã làm như vậy chỉ khi Washington đã thực hiện rõ ràng -- lần đầu tiên với tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tại diễn đàn khu vực ASEAN trong tháng 7 năm 2010 và gần đây nhất với sự xuất hiện của Tổng thống Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cuối tháng mười một -- qua đó bảo vệ luật hàng hải quốc tế, thể hiện trong Luật Biển, là một lợi ích quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu không gia nhập, quan điểm của Mỹ bị suy yếu đáng kể bởi gánh nặng đạo đức giả, một thực tế không bở ngở ở Bắc Kinh và mối quan tâm thực sự tới các nước láng giềng Trung Quốc mà họ dựa vào Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ không cần phải có một vị trí trên các tuyên bố của các bên trong tranh chấp Biển Đông hoặc trong bất kỳ tranh chấp nào khác. Nó chỉ cần bảo đảm rằng bất cứ điều gì nghị quyết đạt được đều ở trong phạm vi giới hạn của luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc hay bất kỳ bên nào khác được phép chỉ đơn giản là bỏ qua các quy tắc của một khía cạnh của hệ thống quốc tế -- trong trường hợp này là Luật biển -- sau đó toàn bộ hệ thống mất đi tính hợp pháp. Chỉ huy của Tuần Duyên, Đô đốc Robert Papp nói hay nhất ở cùng một diễn đàn 09 tháng 5: "tính hợp pháp của chúng ta như là một nước có chủ quyền và là một nhà lãnh đạo thế giới ... tùy thuộc vào các quy định của pháp luật".

Thượng viện nên hành động để khẳng định lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và phê chuẩn UNCLOS càng sớm càng tốt. Khẳng định uy tín của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới bằng cách đứng vững bởi các quy định của pháp luật là quyền lợi kinh tế và an ninh của chúng ta. Trong thực tế, Hoa Kỳ phê chuẩn UNCLOS sẽ xác định liệu thế kỷ 21 có sự tương đồng với trật tự tương đối ổn định của cuối thế kỷ 20 hay là giống hơn cuộc cạnh tranh loạn xạ trong thế kỷ mười chín.

Ernest Z. Bower là cố vấn cao cấp và là giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC.
Gregory Poling là một trợ lý nghiên cứu với Chương trình Đông Nam Á của CSIS.



BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.