Trục độc tài đang nổi lên ?

Nó không phải là "trục ma quỷ". Tuy nhiên, một số các quốc gia độc tài đang thể hiện một xu hướng gây phiền hà, trông chừng lẫn nhau.

[caption id="attachment_4060" align="alignleft" width="440"] Ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga.[/caption]William C. Martel. 29 tháng 6 năm 2012
Theo Diplomat

BHM Lượcdịch.

Cần có thời gian cho xã hội và các nhà hoạch định chính sách hiểu rằng một sự thay đổi lớn trong các vấn đề toàn cầu đang được tiến hành. Nhưng những gì chúng ta thấy rõ, trong những tháng gần đây, là sự xuất hiện của một chòm sao mới của những quyền lực.

Một sự phối hợp của các quốc gia như vậy chỉ có thể đem thêm sự rối loạn vào hệ thống quốc tế. Đây là một hiện tượng tương đối mới mà nó đại diện cho một sự thay đổi căn bản trong chính trị quốc tế, có lẽ quan trọng như sự sụp đổ của Liên Xô cách đây hai thập kỷ. Bằng cách phối hợp các chính sách của họ, nhóm quyền lực này đang bắt đầu thay đổi hình dáng một cách sâu sắc vào các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ-Thái Bình Dương, và khu vực Á-Âu.

Các thành viên của nhóm này là ai ? Ngày nay, nó bao gồm Trung Quốc, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên, Syria, và Venezuela.

Tại sao nó tồn tại ? Về cơ bản, trục mới này báo hiệu sự lo lắng ngày càng tăng trên một phần của các thành viên của nó, rằng họ đang ở "đằng sau điểm uốn" của lịch sử. Nói đơn giản, các nước này đang ở bên phía sai lầm của lịch sử, chính trị và kinh tế -- và họ biết điều đó.

Thành viên của nó chia sẻ một số đặc điểm qua đó nâng cao câu hỏi bằng cách nào, chính xác, mà họ và nhân dân của họ đã đánh mất điểm uốn trong việc xây dựng quốc gia dân chủ và thị trường tự do.

Đáng lo ngại nhất : chúng ta thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng họ chủ động phối hợp chính sách đối ngoại của họ. Sự hợp tác như thế dường như là một sự phát triển tương đối gần đây mà nó trùng hợp với sự trở lại nhiệm kỳ tổng thống Nga của Vladimir Putin.

Tại sao (phe) Trục đang nổi lên : Sự Sợ hãi.

Xã hội phải hỏi tại sao nhóm các quốc gia độc tài này xuất hiện ?

Có hai nỗi sợ hãi phổ biến qua đó gây sức sống cho các chính sách của các chính phủ độc tài. Một là nỗi sợ hãi rõ ràng của họ về dân chủ, tự quyết, và tự do, mà mỗi nước trong loại xã hội này hoạt động mạnh mẽ để loại bỏ.

Thứ hai, các chế độ độc tài sợ sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ và phương Tây. Là quốc gia độc nhất mạnh nhất về kinh tế, quân sự, và công nghệ, Hoa Kỳ minh họa cho sự thành công của xã hội tự do mà các xã hội độc đoán sâu sắc nhất phản đối. Nói đơn giản, các giá trị dân chủ, đặc biệt là tính minh bạch trong chính phủ và xã hội, đặt ra nguy cơ sống còn cho các chính phủ độc tài đàn áp này.

Nhìn thấy sự thành công của xã hội tự do, phe trục đại diện cho một động thái phòng thủ hoàn toàn, chống lại sức mạnh của các quốc gia này. Khi chúng ta xem xét sức mạnh kinh tế và công nghệ của Hoa Kỳ, Châu Âu (Đức, Anh và Pháp), Nhật Bản, và một Ấn Độ đang nổi lên và Brazil, một số những nước khác -- ngay cả khi bị suy yếu do suy thoái -- chúng ta thấy các thành viên của phe trục (với ngoại lệ của Trung Quốc, xu hướng hiện nay đang không chịu đựng được) không phải là người chơi quan trọng, thậm chí ở mức rất nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Sự sợ hãi này định hướng cho các quốc gia có cùng một khuynh hướng, các chính phủ độc tài tương tự và các mục tiêu gần gủi nhau hơn.

Một lý do khác đối với việc tổ chức lại địa chiến lược này nằm ở Nga. Trùng hợp với sự trở lại của Putin lên làm Tổng thống (1), ông đã chuyển sang lời lẽ gay gắt chống Mỹ để củng cố quyền lực trong nước và tạo danh tiếng quốc tế -- để sau này thuyết phục các nước khác tham gia trục chống lại Washington. Khả năng của ông xây dựng phe trục này, với sự hợp tác của Trung Quốc, giải thích lý do tại sao Nga có thể là một đối thủ địa chính trị quan trọng -- mặc dù nền kinh tế của nó yếu kém một cách tệ hại, được thúc đẩy phần lớn bởi tiền thu từ dầu . Điều này có ý nghĩa quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương : nếu Trung Quốc và Nga tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự, quyền lực của họ sẽ được cảm nhận ở khắp khu vực, tạo thêm căng thẳng hơn nửa cho khu vực mà Hoa Kỳ đã ngày càng gia tăng sự hiện diện của nó (2) .

Trong việc xây dựng phe trục, một mưu mẹo then chốt là quyết định của Putin bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G-8 và hội nghị ở Trại David (3), và thay vào đó đến thăm Đức, Pháp, Trung Quốc, và Afghanistan trước khi gặp Tổng thống Obama. Động thái có tính toán này đã cũng cố cho Putin và đặt Obama vào thế phòng thủ.

Các quốc gia trong trục độc tài chia sẻ nhiều đặc điểm chung về chính trị và kinh tế.

[caption id="attachment_4061" align="aligncenter" width="500"] Người dân ở thủ đô Mátxcơva biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Ảnh AP[/caption]Các quốc gia này, lo sợ sự minh bạch và các tổ chức dân chủ, đối mặt với mức độ nghiêm trọng của phe đối lập ở trong nước (4). Về cơ bản không có ổn định, những quốc gia như vậy có chính phủ độc tài và đàn áp mà qua đó có các nhà lãnh đạo sẽ áp đặt bất kỳ gánh nặng nào cho người dân của họ để bảo đảm sự sống còn của họ. Nga, ví dụ, bắt bớ các nhà lãnh đạo đối lập hàng đầu, một số người tuyên bố rằng Nga đã trở lại kiểu đàn áp thời Stalin . Trung Quốc, tương tự như vậy, những người bất đồng chính kiến bị bắt và bị gây rắc rối, một số người đã chạy đến đại sứ quán Mỹ, như trong trường hợp của Chen Guangcheng. Bắc Triều Tiên điều hành một mạng lưới rộng lớn các trại tập trung (5), trong đó các đối thủ chính trị chết hàng ngàn người trong khi hàng triệu người bị suy dinh dưỡng. Iran đã bắn vào người biểu tình và đã cố gắng bịt miệng các phương tiện truyền thông xã hội toàn cầu. Syria sử dụng máy bay trực thăng, xe tăng, pháo binh bắn vào phe đối lập chính trị, có thể đã giết chết đến 10.000 người.

Các thành viên của trục độc tài -- với ngoại lệ Trung Quốc, mặc dù các dữ liệu gần đây (6) chỉ ra các bài toán khó khăn ở phía trước -- có các nền kinh tế yếu kém sâu sắc. Năm mươi phần trăm thu nhập quốc gia của Nga được bắt nguồn từ doanh thu bán dầu và khí đốt. Thất thoát vốn ròng của Nga đang tăng tốc, và thị trường chứng khoán của nó giảm một phần ba kể từ khi Putin công bố vào mùa hè năm ngoái rằng ông tìm cách quay trở lại chức tổng thống.

Với mọi biện pháp kinh tế quan trọng, nền kinh tế Nga suy giảm nghiêm trọng. Nó không có các ngành công nghiệp quan trọng với công nghệ cao. Nó đầy rẫy tham nhũng. Moscow chịu đựng một sự mất mát tài năng, và đầu tư trực tiếp nước ngoài là gần như không tồn tại. Đối với nhà nước-dầu độc đoán này, những biệt danh của nó là : tên lửa đạn đạo trang bị hạt nhân, bán dầu và khí đốt, và có vẻ có một biệt danh khác "tổng thống đời đời."

Trong nhiều thập kỷ qua, Bắc Triều Tiên tồn tại trong một tình trạng thường trực của sự sụp đổ kinh tế, trong khi bắt giữ Đông Bắc Á làm con tin trong bất cứ khi nào nó đe dọa thử nghiệm tên lửa (7) hoặc hạt nhân. Nó có thể không đủ khả năng tạo ra đủ năng lượng điện để thắp sáng vào ban đêm -- khi trở nên nổi tiếng bởi những hình ảnh vệ tinh của châu Á sáng rực rở vào ban đêm (8) . Bắc Triều Tiên có thể được "tìm thấy" bởi vì nó là nơi tối tăm duy nhất trên bản đồ.

Một xã hội hết sức hà khắc, bất thường, Bắc Triều Tiên "sống sót" chỉ bởi vì Trung Quốc cung cấp thực phẩm và dầu. Không muốn kiểm soát các hành vi khiêu khích của nó, một phần bởi vì nó làm rối trí Washington, Bắc Kinh có khả năng lo ngại rằng sự sụp đổ của Bình Nhưỡng sẽ mở ra làn sóng người tị nạn khổng lồ chạy về hướng Trung Quốc. Thành tựu đáng chú ý duy nhất của Bình Nhưỡng là chương trình vũ khí hạt nhân của nó. Chương trình tên lửa đạn đạo được đánh giá cao của nó đã bị thất bại gần đây, nhưng vẫn còn là một mối quan tâm đầy đủ để gia tăng những căng thẳng đáng kể trong khu vực bất cứ khi nào nó đe dọa thử nghiệm tên lửa hoặc hạt nhân.

Trái ngược với phần còn lại của thế giới, các nước này không bao giờ phát triển vượt ra ngoài nền kinh tế do nhà nước chỉ huy,. Venezuela, dưới sự cai trị của Tổng thống Hugo Chavez, đã nhìn thấy một tình trạng suy sụp của ngành công nghiệp dầu bùng nổ trước đây. Mặc dù sự giàu có tự nhiên được cung cấp bởi dầu, nền kinh tế của Venezuela phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt, mất điện, lạm phát cao nhất trong khu vực, và đứng đằng sau Afghanistan và Iraq trong Báo cáo Kinh doanh Thực của Ngân hàng Thế giới năm 2011.

[caption id="attachment_4062" align="aligncenter" width="470"] Đoàn người biểu tình tập trung tại khu vực gần tượng đài tự do ở Tehran. Đám
đông biểu tình ở Tehran kéo dài tới 9 km. Ảnh: AP.[/caption]Nền kinh tế của Iran ở trong một cuộc khủng hoảng tương tự. Mặc dù dự trữ dầu mỏ lớn, xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã giảm đáng kể do các biện pháp trừng phạt kinh tế, dẫn đến nền kinh tế của Iran mất mát hàng tỷ trong doanh thu. Giá tiêu dùng tăng mạnh và tiền tệ của nó đột ngột giảm giá. Suy đoán gần đây cho thấy Trung Quốc có thể từng bước mua thêm dầu Iran như là một cách để giúp một thành viên của khối độc tài. Nếu Tehran trở nên ngày càng tuyệt vọng, nó có thể chào bán giảm giá lớn cho Bắc Kinh đang phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài. Những động thái như vậy chỉ làm phe trục mạnh thêm.

Ngoại lệ duy nhất -- mà, nếu dữ liệu kinh tế hiện nay đang nắm, có thể không kéo dài -- là Trung Quốc. Nền kinh tế lớn, năng động, và thịnh vượng, nhưng hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc vẫn còn là một lực cản mạnh mẽ đối với nền kinh tế của nó. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã lo lắng rằng Trung Quốc -- mà không có tăng trưởng kinh tế đáng kể -- là một phương thức cho bất ổn xã hội và náo động chính trị mà qua đó có thể làm suy yếu sự kiểm soát quyền lực của chính phủ.

Duy trì được tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong nhiều thập kỷ, hầu hết các báo cáo gần đây cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc tỏ ra đang đi đến suy thoái (9). Với giá trị của những bất động sản trên khắp các đô thị lớn bắt đầu giảm, một số nhà kinh tế bây giờ nói chuyện không còn đắn đo về một sự bùng nổ bong bóng bất động sản (10) . Đối với những người khác, nền kinh tế của Trung Quốc, với lối mòn mô hình xuất khẩu dẫn đầu của nó đã không còn dùng được nửa, phải chuyển dịch theo hướng tiêu dùng trong nước và tạo ra một lãnh vực dịch vụ năng động. Với báo cáo của hơn 180.000 "sự cố hàng loạt" hoặc các sự kiện gần như bạo loạn chỉ tính riêng trong năm 2010, các căng thẳng ở Tây Tạng và Tân Cương, và sự hỗn loạn chính trị trong nước (11), các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lý do để sợ hãi. Nền kinh tế chậm lại có thể là kho thuốc súng phá vỡ sự trở lại của các quốc gia "Cộng Sản". .

Một vấn đề quan trọng đối với phe trục là một nửa các thành viên của nó tạo ra hầu hết sự giàu có của họ từ doanh thu bán dầu và khí đốt. Tệ hơn nữa, các quốc gia như Nga, Iran, Bắc Triều Tiên, Syria, Venezuela ít đóng góp vào đường lối công nghiệp và công nghệ cho nền kinh tế toàn cầu. Phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, các nước này lo ngại rằng giá năng lượng giảm sẽ ném các nền kinh tế của họ rơi vào suy thoái và biến động chính trị. Khi giá năng lượng giảm, nền kinh tế của Nga có thể rơi vào hỗn loạn. Báo cáo gần đây cho thấy rằng để hỗ trợ cho các mục tiêu ngân sách, Nga dựa trên giá dầu thô ở mức 110.00$ - 115.00 $ mỗi-thùng. Với giá dầu rơi xuống (12) và khám phá thêm dầu thô trên toàn cầu -- nhờ vào lớp cát có dầu (đá phiến sét ngậm dầu ! ) và chiết suất trong nước -- Nga có lý khi lo sợ giá năng lượng dễ bị tổn thương một cách áp đảo.

Một số nguyên tắc chi phối các chính sách đối ngoại của các quốc gia phe trục. Đầu tiên là sự đối lập với Hoa Kỳ theo phản xạ. Không có nguyên tắc nào có vẻ quan trọng hơn, đặc biệt là Nga, so với việc chống lại và hạn chế sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ bất cứ khi nào có cơ hội phát sinh.

Các thành viên của "Phe Trục" làm việc có hệ thống trong một kiểu cách phối hợp cao để hạn chế, chống lại, và làm tê liệt Liên Hiệp Quốc. Sử dụng quyền phủ quyết của họ, Trung Quốc và Nga ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khỏi thông qua nghị quyết ngăn chặn chính phủ Syria giết người dân của mình. Bắc Kinh và Moscow luôn phản đối mở rộng lệnh trừng phạt chống lại Iran vì chương trình hạt nhân của nó.

Nguyên tắc khác là rõ ràng trung thành với các quy tắc. Cho dù đó là Liên Hiệp Quốc hoặc các tổ chức khác, các thành viên phe trục tuyên bố hỗ trợ các quy tắc quốc tế, nhưng họ tích cực chống đối các nỗ lực để thi hành chúng. Phản đối các hành động hạn chế các cuộc chiến tranh dân sự ở Syria là một trường hợp điển hình.

Cuối cùng, các nước này thực hành các chính sách đơn giản, nhưng hiệu quả, hỗ trợ và bảo vệ nhau -- bất kể chuyện gì. Nga bảo vệ Iran và Syria để tăng cường sức mạnh riêng của mình, bảo vệ đồng minh cuối cùng của nó ở Trung Đông, và làm suy yếu hoặc phân tâm Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, Nga và Trung Quốc bảo vệ Syria chống lại nghị quyết của LHQ, trong khi bảo vệ Iran chống lại các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Các quốc gia này phản đối dân chủ và thị trường tự do trong xã hội riêng của họ. Với các chính phủ này được hướng dẫn bởi các nhà lãnh đạo độc tài, sự chống đối mù quáng của họ đối với dân chủ và thị trường tự do là rõ ràng và lâu dài.

Họ cũng có xu hướng đe dọa, và khi có cơ hội là xâm lược hàng xóm của họ. Bắc Triều Tiên thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mà chỉ có thể được mô tả như là bất cẩn đối với Hàn Quốc và leo thang căng thẳng một cách liều lĩnh (13). Tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Đảo ngầm Scarborough (14), ngoài bờ biển của Philippines ở biển Đông, có vẻ là gây phiền hà nhiều nhất, và đe dọa châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khu vực. Kêu gọi của Iran cho một "Hồi giáo tỉnh giấc" để tiêu diệt Israel tạo hứng thú cho người Israel suy nghĩ về các cuộc tấn công phủ đầu để ngăn chặn Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân.

Các nước châu Âu không hề quên câu chuyện Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ukraine trong mùa đông năm 2009 qua những tranh chấp giá cả. Theo tin đã đưa, nó đã phát động cuộc tấn công mạng chống lại Estonia trong năm 2007 (15), và xâm chiếm Georgia năm 2008.

Gần đây -- và đang gây lo ngại hơn hết -- chúng ta thấy dấu hiệu gia tăng phối hợp chính sách đối ngoại giữa các thành viên của phe trục. Điều này có tác động rõ ràng trong Châu Á- Thái bình dương/ Ấn độ- Thái bình dương và lục địa Á-Âu cũng như trên toàn cầu.

Trong khi phe trục chuyển hướng gần đây để phát triển mối ràng buộc mạnh mẽ hơn, đà thúc đẩy đã được xây dựng theo thời gian. Nga và Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã phát triển thương mại vũ khí ngày càng tăng. Vào cuối tháng tư, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cheng Guoping nói rằng Nga và Trung Quốc đồng ý "100%" (16) trên chính sách đối với Syria và Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh và Moscow gần đây đã ký hợp đồng thương mại và năng lượng trị giá 15 tỷ $. (17).

Trung Quốc và Nga đang xây dựng một phe trục với nhiều quốc gia ngày càng mạnh mẽ để phản đối chính sách của Washington. Khi Putin viếng thăm Trung Quốc gần đây, ông dường như cố tình làm như vậy trước khi gặp Obama như là một phần của một chiến lược, tăng cường công khai mối quan hệ của Nga với các quyền lực đang lên của châu Á. Những cuộc họp đó ở Bắc Kinh tạo cho cả hai nước cơ hội phối hợp và tinh chỉnh các chính sách của họ đối với Syria và Iran.

[caption id="attachment_4063" align="alignleft" width="250"] Biểu tình tại Baniyas, Syria ngày 29 tháng 4 năm 2011. Ảnh Internet[/caption]Với Syria, chiến lược rộng lớn hơn là tạo ảnh hưởng ngang bằng với ảnh hưởng của Mỹ, trong khi che chắn Syria thoát khỏi những hành động của Liên Hiệp Quốc được thiết kế để ngăn chặn cuộc đàn áp chống lại phe đối lập và những người Syria yếu đuối. Sự sụp đổ của Syria sẽ làm suy yếu Iran, là quốc gia bảo trợ quan trọng nhất của Syria trong khu vực. Trung Quốc và Nga cũng đã thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (18) như là một đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ.

Iran đã gia tăng phối hợp với Trung Quốc và Nga. Putin đã gặp gỡ với Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad (19) tại Bắc Kinh vào đầu tháng Sáu trước khi thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran. Iran, lần lượt, tìm kiếm hỗ trợ của Trung Quốc và Nga tại hội nghị thượng đỉnh hạt nhân P5 +1 ở Bắc Kinh, và sau đó ở Moscow. Đồng thời, Nga đã đạt được sự ủng hộ của Iran đối với chính sách hướng đến Syria, và cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ lực chống lại Iran, trong khi Trung Quốc tham gia với Nga trong việc phản đối các cuộc tấn công quân sự. Nga và Iran chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Syria, cáo buộc Washington hỗ trợ các nhóm nổi dậy chiến đấu chống lại chính phủ Syria. Iran, cũng cáo buộc Hoa Kỳ về việc trang bị cho các phiến quân Syria và làm cho cuộc khủng hoảng leo thang. Trong một hình thức đoàn kết của phe trục , Nga hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và phản đối lệnh trừng phạt của LHQ đối với Iran vì chương trình hạt nhân của nó.

Trong lãnh vực phối hợp quân sự, quan hệ đã tiến hành sâu sắc trong nhiều năm. Nga bán vũ khí cho hầu như tất cả các thành viên của phe trục. Nga và Trung Quốc vừa kết thúc một cuộc tập trận hải quân lớn trong vùng biển Hoàng Hải (20). Mối đe dọa gần đây của Iran đóng cửa eo biển Hormuz có thể thực hiện được là nhờ vào các tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga và tên lửa chống tàu có thể bắt nguồn từ công nghệ Trung Quốc. Như tin đã đưa, Venezuela đang thiết kế máy bay không người lái trong hợp tác với Iran, Trung Quốc, và Nga, trong khi Nga quan tâm bảo vệ cơ sở hải quân lớn ở Syria.

Cuối cùng, Venezuela đóng một vai nhỏ nhưng vẫn là vai trò quan trọng trong khu vực ở phe trục. Venezuela với lấy Trung Quốc để đa dạng hóa việc mua bán dầu của nó từ Hoa Kỳ. Ngoài ra, Iran đã tìm kiếm các mối quan hệ ấm áp hơn với Trung Quốc trong nhiều năm qua như là một hàng rào chống lại sức mạnh và ảnh hưởng.của Mỹ.

Những ảnh hưởng đối với an ninh.

[caption id="attachment_4064" align="alignleft" width="300"] Biểu tình ở Trùng Khánh, Trung quốc.[/caption]Trục độc tài này có ý nghĩa gì đối với an ninh quốc tế ? Phần còn lại của thế giới nên làm gì ? Quan trọng nhất, điều này sẽ tạo ra những vướng mắc gì cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các nơi khác?

Bước đầu tiên là để cho các nền dân chủ và các đồng minh của họ xác định vấn đề -- và họ phải nhớ rằng phe trục nổi lên như là một sự kiện bình thường trong địa chính trị. Trong thực tế, Nga có khả năng là động lực chủ yếu trong việc thúc đẩy và tổ chức sự kiện này. Nó được củng cố tại thời điểm khi Putin, làm tổng thống cho một nhiệm kỳ thứ ba, ông ta thấy cần thiết để tăng cường cơ sở trong nước và hỗ trợ cho ông ấy.

Hai, Trung Quốc không còn nghi ngờ gì nữa là quốc gia mạnh nhất trong phe trục. Rất mạnh hơn so với Nga, mà Moscow chắc chắn phải hiểu, Trung Quốc có thể coi Nga như là ít quan trọng về kinh tế và chính trị. Nhìn thấy chính nó như là sức mạnh hết sức lớn liền kề, Bắc Kinh biết rằng nó có ảnh hưởng vô cùng lớn hơn Nga -- và có thể xem Nga với thái độ khinh thị. Ví dụ, Quân đội Giải phóng Nhân dân được phát triển mạnh mẽ các khả năng "khắc chế/ chống tiếp cận" để ngăn chặn Mỹ hoạt động trong khu vực (21). Mục tiêu là để ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ đón đầu chận trước các động cơ hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển gần, trong và chung quanh Đài Loan, Biển Đông (22) . Khả năng này chỉ có một mục tiêu duy nhất -- Hải quân Mỹ.

Nhưng điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng : Tại sao Trung Quốc là thành viên khi nền kinh tế của nó không đến nổi giống như các thành viên khác của phe trục? Trái ngược lại với phần còn lại, nó có sức mạnh kinh tế và công nghệ đáng kể, nhưng như phần còn lại, nó có một chính phủ độc tài. Nghịch lý thay, Trung Quốc có thể ở vào "phía bên phải của lịch sử" nếu chính phủ độc tài của nó đã không làm suy yếu khả năng của nó để trở thành một quyền lực tuyệt vời.

Ba, tất cả các nước này chắc chắn hiểu rằng về kinh tế và quân sự cổ điển, họ không mạnh mẽ như Hoa Kỳ và các nền kinh tế G-8/G-20 . Có khả năng, các nhà lãnh đạo của các quốc gia phe trục tin rằng trừ phi họ phối hợp chính sách của họ, các lực lượng của lịch sử sẽ áp đảo họ.

Thứ tư, phát triển địa chính trị này đã được hình thành trong nhiều năm, chỉ xuất hiện trong kiểu chặn họng vào lúc này. Hoạt động theo bản năng là điều mà những quốc gia này, cảm nhận sự yếu đuối và sự nhầm lẫn trong chính sách của Mỹ từ các cuộc chiến tranh, suy thoái kinh tế, và chia rẽ chính trị ở Washington, do đó đã tạo tác động trên hành động bản năng của họ.

Cuối cùng, khối này có hậu quả sâu rộng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương lớn hơn , khu vực kinh tế năng động nhất của thế giới. Trung Quốc và nhiều đối tác phe trục đã được hưởng lợi vô cùng từ việc mua sắm trang thiết bị quân sự của Nga (23). Từ tàu ngầm diesel cực kỳ êm lặng, máy bay chiến đấu hiện đại đến các công cụ sức mạnh như máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20 , Trung Quốc không có khả năng sẽ là nơi mà ở đó quân đội của nó thiếu vắng sự giúp đỡ của Nga. Trong khi việc mua sắm vũ khí lớn đã chậm lại giữa Moscow và Bắc Kinh, sự hợp tác lớn hơn ở hiện tại và trong tương lai có thể sẽ là lợi ích của họ gắn kết thậm chí nhiều hơn nữa.

[caption id="attachment_4065" align="aligncenter" width="519"] 10.000 người biểu tình ở Trùng Khánh, Trung quốc. Ảnh Internet.[/caption]
Làm thế nào để ứng phó.

Xã hội phương Tây có mọi lý do để lạc quan về tương lai -- và không ai trong chúng ta muốn thấy một cuộc chiến tranh lạnh. Trong thực tế, các thành viên của trục độc tài có một sự yếu kém kinh tế và chính trị -- và không ổn định. Hãy ghi nhớ rằng các chế độ như vậy, nhớ lại trường hợp của Liên Xô, Serbia, Ukraine, Georgia, đều có thể sụp đổ bất ngờ.

Cần biết rằng, chiến lược đối kháng của phương Tây dựa trên ba nguyên tắc. Đầu tiên, xác định thường xuyên các quốc gia độc tài làm, nói, và khởi xướng. Minh bạch là một loại thuốc giải độc mạnh mẽ đối với chủ nghĩa độc tài. Thứ hai, nhấn mạnh sức mạnh của các giá trị tự do, dân chủ và thị trường tự do, và nhân quyền làm cơ sở cho sự thịnh vượng và sức mạnh thật sự. Thứ ba, chuẩn bị tham gia vào các quốc gia độc tài trên các "sân chơi thể thao" với nền dân chủ và tự do. Nếu lịch sử gần đây là mọi hướng dẫn, các chế độ độc tài này trong dài hạn không có khả năng tồn tại -- một thực tế mà họ có thể hiểu.

Với hiện tại, nếu trục độc tài thịnh vượng, nó sẽ viết lại các quy tắc chi phối chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, kết quả có rất nhiều khả năng là, nếu phương Tây tự tổ chức để đối phó hiệu quả với thách thức này, có lẽ chúng ta có thể nghe thấy hơi thở hổn hển cuối cùng của các quốc gia độc tài.

Tiến sĩ William C. Martel là một Phó Giáo sư Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại Trường Fletcher, khoa Luật và Ngoại giao của Đại học Tufts. Ông là tác giả của cuốn sách "Victory in War: Foundations of Modern Strategy.”

Chú thích

1) http://www.nytimes.com/2012/05/08/world/europe/vladimir-putin-returns-to-presidency-in-russia.html?_r=1&pagewanted=all
2) http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2012/06/04/america-hedges-bets-on-china/
3) http://www.nytimes.com/2012/05/10/world/europe/white-house-says-putin-will-skip-g-8-meeting-at-camp-david.html
4) http://www.bbc.co.uk/news/world-middle-east-18371556
5) http://thediplomat.com/2012/05/08/chen-exposes-the-communist-goliath/
6) http://www.cnbc.com/id/47929035
7) http://thediplomat.com/the-editor/2012/04/13/north-korea-launches-rocket/
8) http://bigthink.com/strange-maps/218-koreas-dark-half
9) http://thediplomat.com/2012/05/30/chinas-economy-seizure-or-cancer/
10) http://thediplomat.com/2011/12/08/if-china%E2%80%99s-property-bubble-bursts/
11) http://thediplomat.com/the-editor/2012/03/15/bo-xilai-sacked/
12) http://money.cnn.com/2012/06/21/investing/oil_prices/index.htm
13) http://thediplomat.com/the-editor/2012/03/26/north-korea-jeopardizes-deal/
14) http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2012/05/15/could-u-s-get-sucked-into-war/
15) http://www.guardian.co.uk/world/2007/may/17/topstories3.russia
16) http://www.reuters.com/article/2012/04/28/us-russia-china-idUSBRE83R0C720120428
17)http://online.wsj.com/article/SB10001424052702303916904577374553362726574.html
18) http://thediplomat.com/new-leaders-forum/2012/02/14/russia-does-its-own-%E2%80%98pivot%E2%80%99/
19) http://www.thegatewaypundit.com/2012/06/ahmadinejad-meets-putin-and-chinese-president-meet-in-shanghai-says-present-world-order-is-doomed-to-failure/
20) http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-17803624
21) http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2011/11/18/chinaa-anti-access-missile/
22)http://thediplomat.com/2011/07/18/why-china-wants-the-south-china-sea/
23) http://thediplomat.com/flashpoints-blog/2012/03/13/should-russia-sell-su-35-to-china/


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Chia xẻ bài này :
Bookmark and Share

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.