ASEAN và vùng biển rắc rối.


Với vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á của Campuchia, được theo sau ( năm tiếp theo của Brunei) bởi nhiều hơn 2 đồng minh của Trung Quốc và họ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, rạn nứt của ASEAN vào tuần trước trên biển Đông dường như chỉ là một sự mường tượng về sự hình thành của khối sẽ tiến tới. Nếu tổ chức rơi vào các phe phái mâu thuẩn, có rất ít cơ hội để nó duy trì bất kỳ sự cân bằng nào trong khu vực.

David Brown. 18, Tháng Bảy, 2012.
Theo Asia Times Online

BHM Lược dịch.

Giống như dự báo gió mùa hàng năm quét qua biển Đông, các vấn đề của quốc gia ở đó, hoặc các quốc gia, sở hữu những phần của khu vực hàng hải ở đó đã hàng năm gia tăng nhiều hơn các vụ tranh cãi.

Mùa bão kết thúc, các đội tàu đánh cá ra khơi và những nỗ lực tìm dầu mỏ và khí đốt bên dưới đáy biển lại tiếp tục. Một loạt các căng thẳng xảy ra sau những đối đầu trực tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc Trung Quốc và Philippines. Các nhà ngoại giao chỉ thị cho tất cả các bên kềm chế các hành vi mà nó sẽ khích động tình huống.

Câu chuyện bây giờ dường như quá quen thuộc, và mớ tuyên bố lộn xộn quá rắc rối, mà người đọc khó có thể bị đổ lỗi cho việc nhảy phóc sang một câu chuyện khác. Tuy nhiên, sự thật là những sự kiện gần đây đã thay đổi đánh giá của các chuyên gia về tranh chấp Biển Đông và có thể mở ra một sáng kiến mới, "thay đổi ​​trò chơi."

Trở lại trong nhiều năm nay, hành vi của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines đã quá sức quả quyết mà ngay cả những người chịu "ảnh hưởng Trung quốc" thân thiện nhất cũng khó khăn để tìm lời bào chữa. Cho đến gần đây, sự khôn ngoan của Washington là rằng Trung Quốc là một siêu cường mới kiêu căng, nếu cẩn thận và trân trọng xử lý có thể được thuyết phục để trở thành một "đối tác" trưởng thành.

Tuy nhiên, khẳng định của Bắc Kinh mà qua đó tuyên bố quyền sở hữu của nó ở Biển Đông chạy gần đến các bãi biển của Singapore là "hoàn toàn" chính xác không phù hợp với người gương mẫu. Không ngừng quấy rối ngư dân Philippines và Việt Nam mà cũng không ngừng những nỗ lực bán thành công của nó để đe dọa các công ty dầu làm theo hợp đồng với Manila hoặc Hà Nội để khám phá kinh tế vùng biển ngoài khơi của họ. Các hành vi như thế này không phù hợp với tuyên bố của Trung Quốc rằng mục tiêu của nó là khu vực hòa bình và ổn định.

Sự vỡ mộng sâu sắc đã dâng lên với và bên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhóm 10 quốc gia đã chứng minh hoàn toàn không đủ để đẩy lùi những thách thức của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ, Nhật Bản, Australia và các quyền lực khác ở bên ngoài rất muốn hỗ trợ một cách tiếp cận khu vực để giữ gìn hòa bình, ASEAN chính xác không thể thoát khỏi những gì trước mặt. Nhóm này hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, không may cho Manila và Hà Nội, Chủ tịch hiện nay của ASEAN là khách hàng của Trung Quốc, Cam-pu-chia. Thái Lan, Myanmar và Lào cũng đáng chú ý là không thích qua mặt Bắc Kinh.

ASEAN đã cố gắng tiến tới một sự đồng thuận về một "quy tắc ứng xử" ràng buộc đối với biển Đông. Ngày 09 tháng 7, tiến hành Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hàng năm với Mỹ, Trung Quốc và các đối tác đối thoại khác, đã có báo cáo rằng các quan chức cấp cao ASEAN đã có thỏa thuận cuối cùng về dự thảo một ứng xử. Thay vào đó, cuộc họp đã kết thúc trong hỗn loạn, những người tham gia thậm chí không thể đồng ý để ban hành một thông cáo tổng kết.

"Hoàn toàn vô trách nhiệm", Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa thì thầm với các phóng viên. Trung Quốc đã mua ghế, đơn giản là như vậy", một quan chức ASEAN giấu tên khác tóm tắt.

Hơn nữa, quan điểm cho rằng Trung Quốc không thực sự hậm hực muốn đánh nhau có vẻ ngày càng gượng gạo. Vào cuối tháng tư, Nhóm khủng hoảng quốc tế (ICG), một think tank có trụ sở tại Brussels, đã đưa ra một báo cáo dài cho rằng Bắc Kinh không thực sự kiểm soát được tình hình, mặc dù những xuất hiện thì trái ngược lại. Thay vào đó, ICG cho biết, chính quyền trung ương Trung Quốc bị thúc đẩy bởi ý kiến ​​công chúng và bị thúc thủ bởi các sáng kiến ​​thiếu phối hợp của lực lượng bảo vệ bờ biển của nó, các công ty dầu mỏ và các chính quyền tỉnh duyên hải Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Đó là một báo cáo quan trọng, dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn và khẳng định phản ánh ý kiến ​​của hàng trăm cán bộ tại Trung Quốc và các nơi khác.

Và bây giờ, có lẽ ngoại trừ một ít giờ đầu tiên trong cuộc đối đầu trực tiếp giửa đội tàu bảo vệ thủy sản Trung Quốc được vũ trang đầy đủ và các tàu tuần tra Philippines tại rạn san hô cách Luzon 145 hải lý, không có gì đã xảy ra kể từ sau đó đã chứng minh cho tiền đề của ICG rằng vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là chính sách không mạch lạc của nội bộ Trung quốc.

Sự xâm lược thì mạch lạc.

Khi các nhà ngoại giao Trung Quốc thổi bay dự thảo quy tắc ứng xử của ASEAN trong tháng này, nó chỉ là một trong nhiều sự kiện, bởi bản chất của nó phải có sự chấp thuận của Bắc Kinh. Điều đó theo sau sít sao lời mời đáng ngạc nhiên của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc gởi đến các công ty dầu mỏ nước ngoài hồi tháng trước để tham gia đấu thầu quyền thăm dò chín vùng ở ngay bờ biển của Việt Nam.

Vào thời điểm gần như giống nhau, tháng trước Trung Quốc đã công bố rằng Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và Macclesfield Bank (mà theo Trung Quốc bao gồm bãi đá ngầm Scarborough mà gần đây nó đã và đang tranh chấp với Philippines) là một thực thể hành chính của Trung Quốc được gọi là Thành phố Tam Sa. Tỉnh Hải Nam đã thúc giục bước đi này trong nhiều năm, mãi đến gần đây, chính phủ trung ương vẫn còn từ chối cho phép.

Trong một thể loại mơ hồ hơn là 2 sự kiện khác gần đây : Trung Quốc thông báo rằng các tàu khu trục nhỏ của Cơ quan Giám sát Hàng hải của nó sẽ thường xuyên tuần tra quần đảo Trường Sa và triển khai 1 tàu đánh bắt và chế biến cá 32.000 tấn để hỗ trợ cho 1 đội tàu thuyền đánh cá nhỏ hơn mà các chuyên gia có cơ sở ở Singapore nói là làm suy giảm nhanh chóng nguồn tài nguyên biển ở biển Đông.

Chống lại điều này, Hà Nội đã đánh trả -- một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội để thông qua một đạo luật về quản lý biên giới hàng hải của Việt Nam mà không xác định (ranh giới) ở đâu, qua đó việc này có vẻ giống như một động thái tương đối nhỏ. Các chính phủ Việt Nam và Philippine muốn họ có thể làm nhiều hơn để làm chùn bước sự luồn lõi về phía nam của sức mạnh hàng hải Trung Quốc, nhưng đội ngũ nhân viên nói chung, nếu không phải là thành viên của các cơ quan lập pháp, biết rằng các lực lượng vũ trang của họ dể dàng bị đánh bại.

Sau nhiều năm bỏ bê, các lực lượng vũ trang Philippines hầu như không có khả năng duy trì trật tự trong nước, cho phép một mình ngăn chặn sự xâm lấn của Trung Quốc. Hải quân, không quân và lực lượng phòng không của Việt Nam có những bước tiến trong thập kỷ qua và có khả năng có thể sống còn trong một vụ đánh trả với tàu giám sát hàng hải xa bờ và tàu thực thi thuỷ sản của Trung Quốc. Tuy nhiên, một cuộc đối đầu vũ trang sẽ cung cấp cho Hải quân của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) nguyên nhân can thiệp mà cốt để -- như những lãnh tụ mị dân của Trung Quốc thường xuyên đôn đốc -- "dạy cho Việt Nam một bài học".

Để khôi phục lại sự cân bằng, Manila và Hà Nội đã tìm cách viện trợ quân sự ở bất cứ nơi nào họ có thể tìm thấy được. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đặc biệt dựa vào sự sẵn sàng của Mỹ để gia tăng hợp tác song phương theo một hiệp ước phòng thủ lẫn nhau 60 năm tuổi. Việt Nam đã dàn trải mạng lưới của nó rộng lớn hơn, mua vũ khí từ Nga, Pháp, Canada và Hà Lan, tranh thủ sự giúp đỡ của Ấn Độ trong việc huấn luyện chiến tranh tàu ngầm và nhân rộng những sự tiếp xúc quân sự-quân sự với Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản.

Washington sẵn sàng hỗ trợ các buổi tập trận nhằm xây dựng năng lực của các đồng minh Đông Nam Á để gia tăng sự ngăn chặn Trung Quốc một cách đáng tin cậy . Tuy nhiên, nó đã liên tục ngăn cản các ý kiến ​​cho rằng Hạm đội Thái Bình Dương của nó gánh vác một vai trò kiểm soát tích cực trong khu vực biển Đông. Trong những hoàn cảnh hiện tại chẵng có chuyện Mỹ có thể đồng ý bán vũ khí giết người cho Việt Nam. Quốc hội Mỹ, đã thận trọng cảnh giác một dự án quân sự chưa được giải quyết khác ở nước ngoài, sẽ yêu cầu sự tiết chế rỏ ràng về sự đối xử của chế độ Cộng sản đối với các nhà phê bình nội bộ của Việt Nam, một sự trao đổi mà Hà Nội đơn giản là sẽ không thừa nhận.

Điều đó phó mặc cho ngoại giao -- hay là không ? Sau Cam-pu-chia, Brunei là chủ tịch tiếp theo của ASEAN, tiếp theo nửa là các đồng minh của Trung Quốc, Myanmar, vào năm 2014 và Lào năm 2015. Trong ngắn hạn, sự bất hòa trong tuần qua chống lại hành động có hiệu lực của ASEAN để phòng ngừa những đụng độ ở biển Đông và có lẽ thúc đẩy việc thực sự giải quyết vấn đề bởi những tuyên bố căng thẳng chắc chắn sẽ lâu hơn rất nhiều.

Một công việc nổi bật rõ ràng sẽ là một tập hợp con của các thành viên ASEAN, năm hoặc sáu nước mạnh mẽ phản đối sự sáp nhập Biển Đông vào với Trung Quốc lớn hơn , họ sẽ đưa ra những sáng kiến của ​​riêng họ. Lý tưởng nhất, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei, được cổ vũ bởi Indonesia và Singapore, sẽ cùng nhau đi đến kết cục vấn đề là chính xác những gì họ tuyên bố và không tuyên bố, như đề xuất trong các bài viết gần đây của các nhà phân tích độc lập. Không ai trong số các bên tranh chấp sẽ phải từ bỏ yêu cầu của mình vào thời điểm này, các nhà phân tích đã tranh luận. Nhưng bằng cách làm rõ cơ sở pháp lý của khiếu nại hàng hải của họ và tách những điều này ra khỏi các tranh chấp khó khăn hơn nhưng về mặt địa lý thì nhỏ hơn nhiều dựa trên tuyên bố đòi hỏi các tính năng đất đai, họ sẽ có thể trình bày một mặt trận thống nhất đối với Trung Quốc về điểm rất quan trọng này : nền tảng có thể chấp nhận được duy nhất đối với khiếu nại hàng hải ở biển biển Đông là luật pháp quốc tế.

Quá trình vừa mô tả sẽ thách thức sự khéo léo chính trị của tất cả sáu quốc gia Đông Nam Á vừa đề cập đến, đặc biệt là Việt Nam và Malaysia. Việt Nam đã khẳng định rằng nó đã sẵn sàng dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết khiếu nại, nhưng làm như vậy có thể là chơi xấu với công dân của họ, những người giống như các đối tác ở Trung Quốc, bám vào một khái niệm mở rộng "biển lịch sử" của Việt Nam. Đối với Malaysia, nó đơn giản chỉ cần duy trì và được tính đến. Cho đến nay, Malaysia và Brunei dường như đã tự cho phép mình tưởng tượng rằng Trung Quốc sẽ được thỏa mãn một khi nó đã uống no nê vùng biển ngoài khơi Việt Nam và Philippines.

Trung Quốc đã dựa trên khẳng định rằng các thủy thủ và ngư dân của nó đã đi qua "Biển Nam Trung Hoa" trong quá khứ, rõ ràng là dựa trên việc xem xét điều đó và tăng trưởng sức mạnh hải quân của mình được cho là đủ lý lẽ. Chừng nào mà các tuyên bố của các quốc gia duyên hải khác vẫn còn mơ hồ, những bế tắc chiến lược sẽ vẫn tồn tại -- một tình huống tạo điều kiện tối ưu cho Trung Quốc tạo ra nhiều "sự kiện" và cắt giảm các thỏa thuận song phương không có lợi cho các bên tuyên bố khác.

Ngược lại, nếu các quốc gia ASEAN đang bị đe dọa nhiều nhất có thể vượt khó khăn tiến lên một quan điểm chung neo trong các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, họ sẽ có một tuyên bố thuyết phục hơn rất nhiều để được hỗ trợ bởi những nước khác - một lần nữa, đáng chú ý nhất, bởi Hoa Kỳ.

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, người viết về Việt Nam đương đại . Có thể liên lạc với ông ta ở : atnworbd@gmail.com.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.