Kết cấu Nho giáo cho Trung Quốc.

Ở Trung Quốc hiện đại, Đức trị phải được hành sử bởi một cơ quan lập pháp có 3 viện : một Viện của những người mẫu mực đại diện cho tính hợp pháp thiêng liêng, một Viện Quốc gia đại diện cho tính hợp pháp về lịch sử và văn hóa, và một Viện Nhân dân đại diện cho tính hợp pháp phổ quát.

[caption id="attachment_4174" align="alignleft" width="300"] Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng
Ảnh Internet.[/caption]Jiang Qing và Daniel A. BELL. ngày 10 tháng 7 năm 2012.
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đọc một bài phát biểu ở Mông Cổ tố giác các chính phủ châu Á tìm cách "hạn chế người dân tiếp cận với ý tưởng và thông tin, bỏ tù họ bởi việc bày tỏ quan điểm của họ, chiếm đoạt quyền của người dân trong việc chọn lãnh đạo của họ". Đó là một cú đánh mạnh vào hệ thống chính trị độc tài tại Trung Quốc. Quan điểm cho rằng Trung Quốc nên trở thành dân chủ hơn được nói rộng rãi ở phương Tây. Tuy nhiên, khuôn khổ tranh luận về các điều khoản của dân chủ chống lại chủ nghĩa độc tài lại không chú ý tới những khả năng tốt hơn.

Tương lai chính trị của Trung Quốc có nhiều khả năng được xác định bởi truyền thống Nho giáo lâu đời với "Thẫm quyền đạo đức" hơn là bằng cách bầu cử đa đảng kiểu phương Tây. Sau hết, dân chủ không được như là một lý tưởng. Tính hợp pháp chính trị chỉ dựa vào chủ quyền của người dân -- đặc biệt hơn, một chính phủ được ban quyền lực bởi các đại diện dân cử. Nhưng không có lý do thuyết phục cho một chính phủ chỉ có một nguồn gốc của tính hợp pháp.

Dân chủ cũng không có trong thực tế. Các lựa chọn chính trị không phù hợp với mong muốn và lợi ích của cử tri. Điều này dẫn đến hai vấn đề. Đầu tiên, ý muốn của đa số không thể thuộc về đạo đức : nó có thể ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít. Thứ hai, khi có một cuộc đụng độ giữa lợi ích ngắn hạn của dân chúng và những lợi ích lâu dài của nhân loại, như trường hợp với sự nóng lên toàn cầu, lợi ích ngắn hạn của người dân trở thành ưu tiên chính trị. Kết quả là, các chính phủ dân cử ở Mỹ và các nơi khác tìm thấy nó gần như không thể thực hiện các chính sách hạn chế sử dụng năng lượng theo tầm nhìn đối với các lợi ích của nhân loại và của các thế hệ tương lai.

Ở Trung Quốc, những người ũng hộ nền chính trị Nho giáo bảo vệ một cách tiếp cận khác : Đường lối Đức trị. Câu hỏi về tính hợp pháp chính trị là trung tâm đối với tư tưởng hiến pháp của họ. Tính hợp pháp không phải chỉ đơn giản là những gì mọi người nghĩ về những người cầm quyền của họ ; nó là yếu tố quyết định trong việc xác định liệu một người cai trị có quyền để cai trị hay không. Và không giống như nền dân chủ kiểu phương Tây, ở đó có nhiều hơn một nguồn cung có tính hợp pháp.

Theo Gongyang Zhuan, một bài bình luận trên một tác phẩm kinh điển Nho giáo, quyền lực chính trị có thể được chứng minh thông qua ba nguồn : tính hợp pháp của trời (một ý nghĩa thiêng liêng, siêu việt của đạo đức tự nhiên), tính hợp pháp của đất (sự khôn ngoan từ lịch sử và văn hóa), và tính hợp pháp của con người (loại chính trị vâng lời thông qua ý chí phổ biến).[Thiên, Địa, Nhân]

Trong thời cổ đại, Thẫm quyền đạo đức được thực hiện bởi vị vua đầu của Trung Quốc. Nhưng những thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi phải có những thay đổi trong hình thức của quy tắc. Ngày nay, ý chí của nhân dân phải được cung cấp một hình thức thể chế mà đã không có trong quá khứ, mặc dù nó nên được hạn chế và cân bằng với việc sắp xếp có tổ chức phản ánh qua hai hình thức khác của tính hợp pháp.

Ở Trung Quốc hiện đại, Đức trị phải được hành sử bởi một cơ quan lập pháp có 3 viện : một Viện của những người mẫu mực đại diện cho tính hợp pháp thiêng liêng, một Viện Quốc gia đại diện cho tính hợp pháp về lịch sử và văn hóa, và một Viện Nhân dân đại diện cho tính hợp pháp phổ quát.

Nhà lãnh đạo của Viện của những người mẫu mực phải là một học giả vĩ đại. Các ứng viên sẽ là thành viên nên được đề cử bởi các học giả và kiểm tra kiến ​​thức của họ về các kinh điển Nho giáo và sau đó đánh giá qua các thời kỳ thử nghiệm với những trách nhiệm hành chính dần dần lớn hơn -- tương tự như hệ thống kiểm tra và giới thiệu được sử dụng để chọn các quan chức- học giả trong quá khứ của đế quốc. Các nhà lãnh đạo của Viện Quốc gia nên là hậu duệ trực tiếp của Khổng Tử, các thành viên khác sẽ được lựa chọn từ các hậu duệ của các nhà hiền triết và các nhà cai trị vĩ đại, cùng với đại diện các tôn giáo lớn của Trung Quốc. Cuối cùng, các thành viên của Viện Nhân Dân được bầu hoặc theo đầu phiếu phổ thông hoặc là bởi những người đứng đầu của các nghiệp đoàn.

Hệ thống này sẽ được kiểm tra và cân bằng. Mỗi Viện sẽ cân nhắc trong cách riêng của mình và không can thiệp vào công việc của những Viện khác. Để tránh bế tắc chính trị phát sinh từ mâu thuẫn giữa ba Viện, một dự luật sẽ được yêu cầu vượt qua ít nhất hai Viện mới trở thành luật. Để bảo vệ tính ưu việt của tính hợp pháp thiêng liêng trong truyền thống Nho giáo, Viện của những người mẫu mực sẽ có quyền phủ quyết, quyền biểu quyết chung cuộc, nhưng quyền lực của nó sẽ được hạn chế bởi hai Viện khác : ví dụ, nếu họ đề xuất một dự luật hạn chế tự do tôn giáo, Viện Nhân dân và Viện Quốc gia có thể phản đối, ngăn không cho nó trở thành pháp luật.

Thay vì đánh giá tiến bộ chính trị chỉ đơn giản bằng cách đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có đang ngày càng trở nên dân chủ hơn hay không, Thẫm quyền đạo đức cung cấp một cách toàn diện hơn và văn hóa nhạy cảm hơn trong việc đánh giá tiến bộ chính trị của nó.

Jiang Qing là người sáng lập Học viện Khổng giáo Yangming ở Quý Dương, Trung Quốc. Ông là tác giả, và Daniel A. Bell là biên tập viên của cuốn sách sắp xuất bản " Trật tự Hiến pháp Nho giáo : Làm thế nào quá khứ cổ đại của Trung Quốc có thể định hình cho tương lai chính trị của nó".


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.