Khi Trung Quốc nói đến thay đổi, nổi sợ hãi dâng lên trên những rủi ro.


Nhiều người đồng cảm với phái cải cách nhìn thấy sự thay đổi dẫu gì đi nửa là không thể tránh khỏi, bởi vì xã hội biến động sẽ buộc nó phải thay đổi , họ nói. Theo quan điểm đó, bất mãn với sự bất bình đẳng đang ngày càng tăng, nạn tham nhũng, ô nhiễm và các tệ nạn xã hội khác chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn -- hoặc một sự quay lại đột ngột với chế độ độc tài.

[caption id="attachment_4252" align="alignleft" width="300"] Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, bên trái, với người kế nhiệm, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, những người có quan điểm chính trị phần lớn là bí ẩn.[/caption]MICHAEL WINES. 17 Tháng Bảy, 2012
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

BẮC KINH - Một đám đông gồm những kẻ có thế lực lớn đã tụ tập trong một ngôi nhà chọc trời cao nhất ở Bắc Kinh hồi tháng Mười năm ngoái để cùng nhau tham dự một bữa tiệc .Con trai của người kế nhiệm trực hệ của Mao Trạch Đông đã có mặt ở đó, với tư cách là con gái của quan chức quân sự số 2 của đất nước trong gần ba thập kỷ, cùng với chị gái cùng cha khác mẹ của vị "chuẩn chủ tịch" Trung Quốc , và nhiều người khác nữa.

"Việc bạn phải làm", một người tham dự, Zhang Lifan, cho biết, "là nhìn xem số lượng những chiếc xe ô tô sang trọng và những con số thấp trên những biển số xe".

Thế nhưng, đáng ngạc nhiên nhất là lý do của cuộc họp. Một nhóm nhỏ con cái của giới tinh hoa sáng lập nên nhà nước Trung Quốc, những người ủng hộ thay đổi chính trị và kinh tế sâu sắc hơn đã đến đó để thảo luận về nhu cầu cho một phương hướng phát triển mới dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản thế hệ tiếp theo, những người được sắp đặt để tiếp nhận quyền lực qua việc chuyển đổi một lần trong một thập kỷ bắt đầu trong năm nay. Nhiều cuộc họp đã mở ra hồi tháng Tám năm trước, và sẽ họp lại vào tháng Hai.

Các cuộc họp riêng tư là một chỉ dấu gây ấn tượng mạnh mẽ về cách thức mà ngay cả một số trong tầng lớp thượng lưu lo lắng về tiến trình Đảng Cộng sản đang lập biểu đồ cho tương lai của Trung Quốc. Và với những người ủng hộ thay đổi chính trị, họ để lộ hy vọng các đảng viên có ảnh hưởng sẽ hỗ trợ ý tưởng rằng Trung Quốc của ngày mai nên cung cấp cho công dân nhiều quyền lực hơn để lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ và tìm cách khắc phục những khiếu nại, than phiền quá lâu năm đối với hệ thống hiện tại.

Nhưng vấn đề là ngay cả khi một tốp nhỏ các nhà cải cách chính trị đang lôi cuốn thêm nhiều người có ảnh hưởng tán thành, nó đã bị chia năm xẻ bảy thành các phe phái mà qua đó không thể đồng thuận về "cải cách" sẽ là những gì, có quá ít đường lối để đạt được nó. Những thay đổi cơ bản rất quan trọng đối với nhu cầu của họ -- một hệ thống pháp lý ở bên ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản cũng như các cuộc bầu cử với các quy tắc thực sự và sự lựa chọn thực sự giữa các ứng cử viên -- được nhìn thấy ngay cả trong phần lớn người có quan điểm cấp tiến như là những ước mơ xa xôi, ở phần hoàn mỹ thuộc giai đoạn cải cách thứ hai (bầu cử).

Ngoài ra, những cơn gió chính trị không thổi vào thiện ý của họ. Sự sụp đổ ngoạn mục trong mùa xuân này của Bạc Hy Lai, thành viên Bộ Chính trị đã công khai tán thành một triết lý chủ nghĩa dân túy trái ngược với các nhà lãnh đạo ưu tú, đã cung cấp một bài học quan trọng về những nguy hiểm của việc thách thức với tình trạng hiện hành. Và sự im lặng chính thức chung quanh trường hợp của ông ta nhấn mạnh những nổi lo ngại cao độ rằng, bất kỳ vết nứt công khai nào ở bộ mặt thống nhất của giới lãnh đạo đều có thể dẫn đến sự sụp đổ quyền lực của họ.

Kết quả là, rất ít người ở đây hy vọng đảng sẵn sàng tự sửa sai ngay bất cứ lúc nào . Và ngay cả những người trong hàng ngủ thượng tầng sẵn sàng thảo luận về những thay đổi sâu sắc hơn, bao gồm cả thế hệ "vương hầu" thứ hai, như họ được biết đến, đều có quyền lợi trong việc bảo vệ đặc quyền của riêng mình.

"So sánh hiện nay với năm 1989; hồi 89, các nhà cải cách đã có thế trội hơn", một nhà sử học trước đây liên kết với Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc của chính phủ, ông Zhang, cho biết khi đề cập đến các cuộc biểu tình của sinh viên ủng hộ dân chủ đã có được sự hỗ trợ của một số lãnh đạo đảng quan trọng nhưng mà đã bị nghiền nát ở quảng trường Thiên An Môn. "Hai mươi năm sau, các nhà cải cách dần dần trở thành yếu hơn. Bây giờ có rất nhiều quyền lợi được ban cho họ mà chúng sẽ mất đi nếu họ chạm vào lợi ích của bất cứ ai khác".

Với ông Zhang và những người khác, đây là câu hỏi hóc búa về sự nổi lên của Trung Quốc : chế độ chuyên chế cọng thêm việc lật ngửa ý thức hệ Mác-xít để tiến tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như không có khả năng theo đuổi những thay đổi chính trị mà qua đó có thể thực sự kéo dài sự tồn tại của chế độ.

Cũng giống như nhiều người Mỹ than vãn về sự chia rẽ không lối thoát của chính phủ họ bởi một sự cách biệt phe phái chán ngắt, những người ủng hộ thay đổi ở Trung Quốc than thở về một Đảng Cộng sản toàn trị, họ nói họ bị chán ngán bởi những tự tư tự lợi đan xen nhau. Không ai trong số những cầu thủ chiếm ưu thế -- giới tinh hoa giàu sang và đang chỉ huy, giới giàu có và các ngành công nghiệp nhà nước có ảnh hưởng rộng lớn, đám quan liêu cực đoan vô độ -- bám sát cải cách bằng việc nhượng lại quyền lực cho công chúng rộng lớn hơn.

Nhiều người đồng cảm với phái cải cách nhìn thấy sự thay đổi dẫu gì đi nửa là không thể tránh khỏi, bởi vì xã hội biến động sẽ buộc nó phải thay đổi , họ nói. Theo quan điểm đó, bất mãn với sự bất bình đẳng đang ngày càng tăng, nạn tham nhũng, ô nhiễm và các tệ nạn xã hội khác chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội dân chủ hơn -- hoặc một sự quay lại đột ngột với chế độ độc tài.

Một sự lo lắng quan trọng nhất là trừ khi sự thay đổi được lên kế hoạch và được thực hiện cẩn thận, Trung Quốc có nguy cơ phải chịu đựng một biến động khác theo kiểu Cách mạng Văn hóa mà có thể đưa nó quay trở lại hàng thập kỷ.

"Các quan chức vẫn không có cảm giác về cuộc khủng hoảng này", biên tập viên một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản , người nói yêu cầu giấu tên, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm nay. "Họ nghĩ rằng họ có thể tiếp tục loay hoay lội qua". Và có lẽ họ có thể -- ít nhất là cho một thời gian nữa. Phần lớn người Trung Quốc tín nhiệm đảng là bởi đảng đã đưa hàng trăm triệu công dân ra khỏi cảnh nghèo đói và tạo ra một tầng lớp trung lưu đô thị rất lớn, cung cấp một nền tảng hỗ trợ cho việc muốn giữ nguyên trạng thái hiện tại.

Nhưng nhiều người không hài lòng với tầng lớp thượng lưu vẫn duy trì kiểm soát chính trị chặt chẽ, nắm giữ tài sản to lớn và hành động với những thẫm quyền không được kiểm soát rộng rải. Các học giả nói rằng con số "sự cố hàng loạt" -- một sự đo lường chính thức xác định gần đúng sự bất mãn bao gồm các cuộc biểu tình tự phát của công dân đã tăng gấp đôi kể từ năm 2005. Chính phủ ngừng báo cáo công khai trong năm 2006.

"Chúng tôi thừa nhận những thành tựu", ông Yang KYMDAN nói, một biên tập viên của tạp chí tự do Yanhuang Chunqiu. "Nhưng chúng tôi lo lắng về việc làm thế nào để duy trì chúng.

"Chiếc bánh này cực kỳ lớn, chiếc bánh lớn thứ hai trên thế giới. Nhưng nó được chia vô cùng bất công", ông Yang nói thêm. Và "nó thuộc về hệ thống. Nếu hệ thống không thay đổi, luôn luôn sẽ là không công bằng".

Một số nhà lãnh đạo chia sẻ những nỗi sợ hãi. Tiếng nói ủng hộ cải cách hệ thống duy nhất của Đảng Cộng sản, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, đã cảnh báo tại cuộc họp báo hàng năm của mình hồi tháng ba rằng không sửa chữa rộng lớn sự lãnh đạo của đảng ắt có nguy cơ tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa. Thay đổi chính trị là một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của nhiều nhóm nghiên cứu của chính phủ và trong trường đảng, nơi đào tạo các nhà lãnh đạo đương thời và sau này.

"Cả những người cai trị hay bị trị đều không hài lòng với tình hình hiện nay", ông Zhang, một nhà sử học cho biết. "Niềm tin phổ biến là thay đổi đang đến sớm, nhưng câu hỏi là bằng cách nào. Thay đổi hoặc là sẽ đến từ giới lãnh đạo hàng đầu, hoặc từ cấp cơ sở".

Những người chỉ trích phàn nàn tình trạng trì trệ trong suốt thập kỷ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nắm quyền lực, và lưu ý rằng ông Ôn Gia Bảo chỉ thúc đẩy sự hưng phấn nửa vời đối với sự thay đổi. Họ nói rằng đảng đã tập trung ít hơn vào việc giải quyết khiếu nại của công dân so với việc dựng một bộ máy an ninh tinh vi để bóp nghẹt họ.

Sự cố gắng của ông Hồ Cẩm Đào ở việc nới lỏng cơ cấu phức tạp của cộng sản là đã kêu gọi "dân chủ trong nội bộ đảng", lối ứng xử cung cấp cho tầng lớp thấp hơn của đảng có được tiếng nói nhiều hơn trong việc thiết lập chính sách và việc lựa chọn các quan chức cao cấp. Nhưng có ít bằng chứng rằng ngay cả những thay đổi nhỏ như vậy trong việc cân bằng quyền lực đã được thúc giục thật sự.

Thiếu sự rõ ràng về khuynh hướng của thế hệ mới sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào và hầu hết các thành viên khác của ủy ban thường trực Bộ Chính trị, cơ quan cai trị hàng đầu của đảng, trong quá trình chuyển đổi bắt đầu vào mùa thu này.

Các quan điểm chính trị của Tập Cận Bình, phó chủ tịch của Trung Quốc và là người kế nhiệm được chọn sẳn của ông Hồ Cẩm Đào, không rõ ràng, mặc dù ông đã lóe lên các dấu hiệu ngắn gọn trong một vài bài phát biểu và những gì nói ra trong các cuộc họp làm cho các nhà phân tích xem như là người có khuynh hướng tiến bộ hơn.

Một số những người khác dường như có khả năng lên lãnh đạo đã cho thấy những tia sáng le lói đối với sự hỗ trợ thay đổi. Họ bao gồm Lý Khắc Cường, sẽ kế nhiệm ông Ôn Gia Bảo là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, Lý Nguyên Triều, người đứng đầu bộ phận tổ chức mạnh mẽ của đảng, và Liu Yandong, một ứng cử viên để trở thành thành viên nữ duy nhất của ủy ban thường trực.

"Tôi lạc quan", Zhou Zhixing, một giám đốc điều hành phương tiện truyền thông và cựu quan chức tại một tổ chức nghiên cứu của Đảng Cộng sản, nói về ủy ban thường trực sắp đến. "Tôi nghĩ rằng những người này có một sự hiểu biết rất tốt về tình hình hiện nay của Trung Quốc, và họ biết rằng yêu cầu của nhân dân bao gồm cả cải cách chính trị". Trang web của ông Zhou, Consensus Net, đã trở thành một diễn đàn quan trọng cho các cuộc tranh luận chính trị.

Nếu thay đổi một cách hòa bình xảy ra, ông Zhou và nhiều người khác nói, nó phải bắt đầu trong nội bộ Đảng Cộng sản, bài học của Quảng trường Thiên An Môn là lãnh đạo sẽ không chịu đựng được các mối đe dọa kiểm soát của nó. Nhiều người nói về một sự biến đổi dọc theo con đường của Đài Loan, nơi mà các nhà cầm quyền độc tài đã mở đường một cách hòa bình cho cuộc bầu cử trực tiếp vào năm 1996, và giúp sinh ra nền dân chủ mạnh mẽ của ngày hôm nay.

Tuy nhiên, đội ngũ ủng hộ cải cách không chắc chắn đồng thuận trên một vấn đề nhỏ khác : Trung Quốc nên tìm kiếm dân chủ kiểu phương Tây, một hình thức mở nhiều hơn của chế độ độc tài độc đảng Cộng sản hay một cái gì đó hoàn toàn khác.

Chủ nghĩa dân túy muốn tổ chức lại đảng để phản ánh tầm nhìn thời đầu của Mao, phân phối lại hàng tỷ sự giàu có trong chính phủ cho người dân. Cái gọi là phong trào dân chủ mới, được dẫn đầu bởi một nhà kinh tế nông thôn và là nhà báo có tên là Zhang Musheng, đang được đi theo với một kế hoạch tăng thêm sự kiểm soát và cân bằng chế độ độc đảng và mở rộng đáng kể các lợi ích phúc lợi. Nhưng chủ nghĩa dân túy theo kiểu Mao bị coi khinh bởi hầu hết các nhà lãnh đạo hiện tại, và ông Bo, có lẽ là tông đồ hàng đầu của nó, đã bị hạ bệ bởi một vụ bê bối vào mùa xuân vừa qua.

Một phái Cộng sản thứ hai muốn đảng cởi mở với việc cạnh tranh nội bộ, từ bỏ bộ mặt thống nhất của giới lãnh đạo và để cho các phe phái đối lập có ý tưởng của họ, được tham gia rộng rải bên trong đảng đối với việc phê duyệt các chính sách. Về lâu dài, họ nói, sự minh bạch sẽ đẻ trứng bên sự cạnh tranh dưới chiếc ô Cộng sản -- một loại dân chủ độc đảng. Nhưng ở một nước Trung Quốc, nơi mà sự ổn định là mối quan tâm ám ảnh của lãnh đạo, khái niệm ngăn cấm sự phân chia ở đỉnh cao quyền lực gần như có vẻ nực cười.

Thật vậy, các nhà cải cách có thể thậm chí không đồng ý về động lực của họ. Giới trí thức và những người bất đồng chính kiến nhìn ​​thấy cởi mở chính trị như là một đề tài của đức tin. Nhiều người trong thế hệ đỏ thứ hai , con cái của các chiến binh sáng lập nhà nước Trung quốc, bị định hướng bởi sự tức giận qua những gì họ tin rằng Trung Quốc đã trở nên (lụn bại) dưới thời ông Hồ Cẩm Đào.

"Họ nghĩ rằng đoàn thanh niên đã hủy hoại đất nước mà cha ông họ đã chiến đấu và đã chết để xây dựng", ông Zhang, nhà sử học cho biết, khi đề cập đến Đoàn Thanh niên Cộng sản, cơ sở hỗ trợ của ông Hồ Cẩm Đào .

Những người hay lý tưởng hóa bị bao vây không thể đủ khả năng để có nhiều kén chọn, mặc dù. "Chúng tôi chào đón họ", ông Zhang cho biết. "Tốt hơn hết là ít nhất (họ) phải có một quan tâm đến cải cách, không có vấn đề tại sao".

Nhưng đúng là ý kiến bất hòa dẫn đến một số người kêu gọi thay đổi tự hỏi, liệu phải chăng họ chẵng có một phong trào nào so với một xã hội ham tranh luận -- những người trí thức đang kinh doanh những học thuyết trên những đĩa mì sợi trong các căn hộ của họ, thế hệ đỏ thứ hai đang kinh doanh những học thuyết trong những bửa tiệc xa hoa ở khách sạn.

"Mao thường nói rằng 'cách mạng không phải là một bữa tiệc tối'," ông Yang, biên tập viên tại Yanhuang Chunqiu, nói mỉa mai. "Nhưng ngay bây giờ, cách mạng chính là một bữa tiệc tối".


Sharon LaFraniere và Jonathan Ansfield đóng góp tường trình. Mia Li đóng góp nghiên cứu.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.