Khó khăn miệt mài cho Việt Nam.

Nhưng tuy nhiên khi được thực hiện, sẽ mất thời gian. Sẽ có những cuộc vở nợ ngoạn mục hơn, và đau đớn nhiều hơn. Mặc dù Việt Nam có một hồ sơ theo dõi điều chỉnh linh hoạt, việc cố gắng khởi động nền kinh tế bằng cách đẩy trước cài số sau trong điều kiện hiện tại sẽ chỉ có nghĩa là quay trở lại lạm phát và bất ổn tiền tệ.

Jonathan Pincus. 3, Tháng Bảy, năm 2012 8:40 am
Theo Financial Times

BHM Lược dịch.

Ở Việt Nam, một vòng nới lỏng tín dụng mới của ngân hàng trung ương -- có khả năng tạo nên một điều dể nhận thấy là đâm đầu vào lạm phát -- đã khuấy động hy vọng rằng giai đoạn tốt đẹp không còn quá xa. Tuy nhiên, khởi động lại sự tăng trưởng sẽ không được dễ dàng như thế.

Lạm phát giá tiêu dùng giảm trong tháng Năm ít hơn 7% / năm từ mức đỉnh 23% hồi tháng tám năm ngoái. Đáp lại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng trung ương, tuần trước đã công bố cắt giảm lãi suất lần thứ năm trong năm nay, giảm tỷ lệ tái cung cấp vốn đến 10%. Trước đó trong tháng Sáu, Ngân hàng Nhà nước cắt giảm trần lãi suất huy động từ 12% xuống còn 9%.

Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát thông qua một khoản tín dụng kết hợp mục tiêu và thắt chặt tài chính. Lãi suất đối với các khoản vay thương mại đạt đỉnh điểm vượt quá giới hạn 20%, các dự án đầu tư công đã bị trì hoãn và các hình phạt cứng rắn đối với hành vi kinh doanh tiền đồng Việt Nam trên thị trường chợ đen. Những hành động này ổn định giá cả và tiền tệ, nhưng cũng làm chậm lại tăng trưởng kinh tế từ 6,8% trong năm 2010 xuống 4,4% trong nửa đầu năm nay.

Các doanh nghiệp địa phương hy vọng rằng tín dụng dễ dàng hơn sẽ cho phép họ gia hạn thanh toán các khoản vay cũ và sẽ khởi động lại thị trường bất động sản, mà nó đã là một nạn nhân chính của tín dụng thắt chặt.

Nhưng quan điểm lạc quan này bỏ qua những khoản nợ khổng lồ mà khu vực doanh nghiệp đã tích lủy trong khoảng thời gian năm năm. Các công ty Việt Nam ngày càng ngập sâu trong nợ nần mà việc giảm nợ sẽ phải mất nhiều hơn một năm hoặc thậm chí hai năm.

Tín dụng ngân hàng như là một phần chia sẻ của GDP đã tăng hơn gấp đôi giữa năm 2005 và 2010 từ 62% lên đến 136%. Vòng vay mượn đầu tiên phần lớn là hậu quả ngoài ý muốn từ việc tăng dòng vốn đầu tư trong năm 2007 và 2008. Ngân hàng Nhà nước đã không biết và không có khả năng kiểm soát lưu lượng tiền tệ, mà qua đó đã phục hồi việc cho vay bằng Việt Nam đồng.

Vòng thứ hai của tăng trưởng tín dụng là cố ý, được thiết kế như là một phần của một gói kích thích kinh tế của chính phủ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra trong năm 2009. Một gói kích thích nhỏ khác đến trong năm 2010, thời điểm được chọn để thúc đẩy tinh thần trước Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản diển ra 5 năm một lần trong tháng 1 năm 2011.

Thắt chặt tín dụng tiếp theo đã tiết lộ các công ty của Việt Nam trở nên phụ thuộc vào tín dụng dễ dàng, như thế nào. Như Warren Buffett nói đùa nổi tiếng, khi thủy triều rút bạn có thể nhìn thấy ai đang bơi mà không có một bộ đồ tắm. Ở Việt Nam, điều đó chính xác cho tất cả mọi người.

Theo Bộ tài chính, 12 công ty nhà nước có một khoản nợ kết hợp là 219 ngàn tỷ đồng Việt Nam, hay khoảng 10.5 tỷ $ . Mười công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 10. Trong trường hợp ngoạn mục nhất, một báo cáo của chính phủ vào tháng Sáu cho thấy rằng các công ty vận tải đường thủy nhà nước và Vinalines khai thác cảng đã nợ nần chồng chất với 2.1 tỷ $, một đội tàu vô giá trị và một khối lượng lớn bất thường về tài chính tại các dự án phát triển cảng. Hai giám đốc điều hành cao cấp đã bị bắt và cựu chủ tịch của công ty chạy trốn.

Nếu việc vay mượn thiếu thận trọng từng được giới hạn trong khu vực công, tình hình sẽ nghiêm trọng, nhưng có thể kìm lại. Nhưng các công ty ngoài nhà nước (đúng là không khôn ngoan khi sử dụng thuật ngữ tư nhân tại Việt Nam) cũng bị nợ trầm trọng. Những người mắc nợ nặng nhất là các nhà phát triển bất động sản, nhưng ở đây đã bị vở nợ kỳ lạ trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là của xuất khẩu thủy sản Bianfishco. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết rằng một nửa thành viên của nó đang phải đối mặt với phá sản, và đã kêu gọi sự can thiệp của chính phủ để thiết lập giá tối thiểu và một gói hỗ trợ 200 triệu USD. Những tờ báo được làm đầy với các yêu cầu tương tự đối với sự giúp đỡ từ các lĩnh vực khác.

Các ngân hàng, đã quá mở rộng bản thân trong thời gian bùng nổ dài, hiện nay đang cấp vốn vay không đủ và bị đè nặng trong nợ xấu. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nói với Quốc hội rằng các khoản nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam bằng 10% GDP. Hầu hết các nhà quan sát quốc tế xem xét ngay cả con số đáng báo động này là một đánh giá không đúng mức.

[caption id="attachment_4122" align="alignleft" width="167"] Jonathan Pincus.[/caption]Các ngân hàng đang không ở trong một vị trí bảo lãnh được sự bùng nổ cho vay khác ngay cả khi chính phủ nới lỏng mục tiêu tín dụng của nó. Những ngân hàng cổ phần gặp khó khăn đang cố gắng giảm thiểu bảng cân đối kế toán của họ, và họ sẽ tìm thấy việc ngày càng khó khăn để tài trợ cho vay mới, khi trần lãi suất huy động bị sụt giảm. Các ngân hàng khỏe mạnh có tiền mặt trong tay, nhưng đối đầu với một thị trường, trong đó sẵn sàng có vài khách hàng vay, những người không phải là đã mở rộng quá mức. Nhiều ngân hàng sẽ tạm bằng lòng để kiếm lãi béo bở từ mức chênh giửa giá mua và giá bán trên các trái phiếu chính phủ trong khi giảm dần nợ xấu của họ.

Chính phủ đang chuẩn bị một quỹ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tốc độ của quá trình giảm nợ sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách thức các kế hoạch này thực hiện và tài trợ.

Nhưng tuy nhiên khi được thực hiện, sẽ mất thời gian. Sẽ có những cuộc vở nợ ngoạn mục hơn, và đau đớn nhiều hơn. Mặc dù Việt Nam có một hồ sơ theo dõi điều chỉnh linh hoạt, việc cố gắng khởi động nền kinh tế bằng cách đẩy trước cài số sau trong điều kiện hiện tại sẽ chỉ có nghĩa là quay trở lại lạm phát và bất ổn tiền tệ.

Tinh giản thủ tục phá sản sẽ giúp đỡ nhiều hơn so với chính phủ bảo lãnh tại ngoại. Một tư pháp yếu kém và sự can thiệp chính trị có khả năng làm chậm quá trình giảm nợ. Theo báo cáo Hành vi Kinh doanh gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 142 trong số 183 quốc gia trong việc giải quyết những tình trạng không trả được nợ. Nếu chính phủ muốn giúp đỡ, điều này sẽ là một nơi tốt để bắt đầu.

Jonathan Pincus là một cố vấn giảng viên đại học thường trú tại Chương trình Việt Nam, Trường Harvard Kennedy.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.