Khuấy động Biển Đông (II) : Những phản ứng ở khu vực.


Một sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp đối địch của Trung Quốc, cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực, đã cản trở việc tìm kiếm một giải pháp.

Báo cáo Châu Á N ° 229/Intrnational Crisis Group - 24 tháng 7 năm 2012
Theo Crisis Group

BHM Lược dịch.

TÓM TẮT

Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á -- Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei -- đã đạt đến một bế tắc. Những quan điểm quyết đoán ngày càng tăng giữa các nước tuyên bố chủ quyền đã đẩy căng thẳng khu vực lên những tầm cao mới. Do dự trử tiềm năng hydrocarbon và việc suy giảm trữ lượng cá , Việt Nam và Philippines nói riêng đang ở vào một tư thế đối đầu với Trung Quốc. Tất cả các bên tuyên bố đều đang mở rộng các khả năng quân sự và khả năng thực thi pháp luật, trong khi chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng ở mỗi nước đang trao sự tự tin cho phe bảo thủ thúc đẩy một lập trường cứng rắn hơn đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Ngoài ra, các bên tuyên bố đang theo đuổi các cơ chế giải quyết khác nhau ; Bắc Kinh khẳng định giải quyết tranh chấp song phương, trong khi Việt Nam và Philippines đang tích cực tham gia cùng với Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Để đối phó với viễn cảnh không còn nhiều cách giải quyết những xung đột, các quốc gia cần phải tăng cường những nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển chung về hydrocarbon và các nguồn tài nguyên cá, và thông qua một quy tắc ứng xử ràng buộc về hành vi đối với tất cả các bên tranh chấp.

Mức độ và sự không rõ ràng từ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Biển Đông, cùng với cách tiếp cận quyết đoán của họ, đã gây lo lắng cho các nước tuyên bố chủ quyền khác. Nhưng Trung Quốc không tăng thêm những căng thẳng bằng những yêu sách của riêng nó ( vì nó chưa đủ khả năng mở miệng đòi hỏi tới chuổi đảo thứ nhất ở Tây Thái bình dương đó thôi...BHM). Các tuyên bố chủ quyền của Đông Nam Á, với Việt Nam và Philippines ở hàng đầu, đang bảo vệ một cách mạnh mẽ hơn các tuyên bố của mình và tranh thủ các đồng minh ở bên ngoài -- với sức mạnh đáng kể. Báo cáo đầu tiên của Nhóm Crisis (nhóm nghiên cứu và tường trình về những khủng hoảng quốc tế ) trong phần hai ở Khuấy động biển Đông (I), đã mô tả về các động năng thuộc nội bộ của Trung Quốc hình thành nên những hành động của nó trong khu vực. Đây là báo cáo thứ hai tập trung vào các yếu tố trong các nước khác ở khu vực mà qua đó làm trầm trọng thêm những căng thẳng.

Các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông đều là những khắc khoải theo đuổi thăm dò dầu và khí đốt trong các phần của vùng biển mà họ tuyên bố, và có liên quan đến việc bảo vệ các khu vực đánh cá được tuyên bố của họ khi vùng biển ven bờ đã trở nên cạn kiệt. Điều này làm cho những cuộc đụng độ có nhiều khả năng xảy ra. Làm phức tạp thêm các vấn đề, kiểm soát các nguồn tài nguyên biển là một vấn đề nặng tính dân tộc đối với tất cả các bên tranh chấp, làm cho các chính phủ khó khăn hơn để làm lắng dịu các sự cố và hạn chế khả năng của họ để cùng hoạt động trên các sáng kiến mà ​​có thể làm giảm căng thẳng. Trong số những nước Đông Nam Á đó, chính phủ Việt Nam chịu áp lực trong nước lớn nhất để bảo vệ các tuyên bố lãnh thổ của đất nước chống lại Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã bắt tay vào chương trình hiện đại hóa hải quân của họ, việc gia tăng số lượng các tàu dân sự tuần tra trong vùng biển tranh chấp để lộ ra tiềm năng lớn nhất gây nên xung đột. Chúng đã tham gia vào các sự cố gần đây. Mặc dù được trang bị nhẹ hơn và ít nguy hiểm đến tính mạng hơn so với các tàu hải quân, tàu thực thi pháp luật dân sự được triển khai dễ dàng hơn, hoạt động theo chuỗi chỉ huy lỏng lẻo hơn và tham gia dễ dàng hơn trong các cuộc giao tranh.

Trong khi các sự cố trên biển đã không dẫn đến xung đột vũ trang thực sự từ năm 1988, chúng đã kết tinh nổi lo lắng về sự chuyển đổi cân bằng quyền lực trong khu vực. Các bên tuyên bố của Đông Nam Á cảm thấy rằng lựa chọn của họ bị giới hạn trong các cuộc thảo luận song phương với Trung Quốc, cố gắng để bao gồm các nhân tố khác chẵng hạn như Hoa Kỳ và ASEAN ; và trọng tài được cung cấp bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các nước Đông Nam Á biết họ thiếu sức mạnh để đối mặt một đối một với Trung Quốc. Việt Nam và Philippines nói riêng, đang tìm cách tăng cường đòn bẩy của họ đối với Trung Quốc bằng các vấn đề quốc tế hoá. Bắc Kinh khẳng định giải quyết các tranh chấp song phương, ở đó ảnh hưởng kinh tế và chính trị của nó chiếm được tác dụng nhiều nhất. Nó mạnh mẽ phản đối các nỗ lực của các nước Đông Nam Á tăng cường hợp tác với các nhân tố bên ngoài, và cảm nhận được chiến lược đổi hướng chuyển sang Châu Á của Mỹ như một sự cố ý kềm chế sự trổi dậy của nó.

Một sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp đối địch của Trung Quốc, cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực, đã cản trở việc tìm kiếm một giải pháp. Luật pháp quốc tế đã được sử dụng có chọn lọc bởi các bên tranh chấp để biện minh cho các hành động quyết đoán ở trên biển, thay vì xử dụng nó như là một phương tiện để giải quyết tranh chấp. ASEAN, diễn đàn đa phương hàng đầu để thảo luận về vấn đề, cũng đã tỏ ra không hiệu quả trong việc giảm căng thẳng. Chia rẽ giữa các nước thành viên, bắt nguồn từ những quan điểm khác biệt về Biển Đông và những khác biệt trong giá trị thích ứng trên mối quan hệ của mỗi thành viên với Trung Quốc, đã ngăn chặn ASEAN tiến đến một sự đồng tâm ở vấn đề. Trung Quốc đã làm việc tích cực để khai thác các chia rẻ này, cung cấp sự đối xử ưu đãi cho các thành viên ASEAN không sát cánh với các bên tuyên bố đối địch của nó. Kết quả là, không có quy tắc ứng xử về quản lý các tranh chấp ở Biển Đông được đồng ý, và ASEAN ngày càng bị chia rẻ.

Trong khi khả năng của xung đột nghiêm trọng vẫn còn thấp, tất cả các xu thế đều đi theo chiều hướng sai lầm, và triển vọng giải quyết đang giảm dần. Hợp tác quản lý tài nguyên trong khu vực tranh chấp có thể giúp giảm căng thẳng giữa các bên tuyên bố, nhưng nỗ lực duy nhất cho đến nay của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong việc cùng nhau tiến hành khảo sát địa chấn ở khu vực tranh chấp đã không thành công trong năm 2008. Kể từ đó, các bên tuyên bố đã mạnh mẽ chống lại việc gây tổn thương đến chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải của họ, mà nó sẽ là cần thiết để bảo đãm các đề án như vậy. Trong sự thiếu vắng thỏa thuận khu vực về những lựa chọn chính sách hoặc một cơ chế có hiệu quả để giảm thiểu và làm lắng dịu các sự cố, lãnh vực hàng hải chiến lược quan trọng này sẽ vẫn còn không ổn định.

Bắc Kinh / Jakarta / Brussels, 24 Tháng Bảy năm 2012.

Nhóm khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, phi chính phủ, với một số 130 nhân viên trên khắp năm châu, làm việc thông qua các lĩnh vực dựa trên phân tích và vận động chính sách cấp cao để ngăn chặn và giải quyết xung đột chết người.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.