Ở Campuchia, bà Clinton thúc giục Bắc Kinh về các quy tắc đối với biển Đông giàu tài nguyên.

Một quan chức cấp cao cho biết Yang, trong cuộc thảo luận của mình với Clinton, thận trọng báo hiệu Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với các quốc gia châu Á khác về cách ứng xử.

AP, cập nhật: Thứ Năm 12 Tháng bảy, 15:10
Theo Washington Post

BHM Lược dịch.

PHNOM PENH, Cam-pu-chia - Chính quyền Obama thúc giục Bắc Kinh vào hôm thứ năm chấp nhận một quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giàu tài nguyên, một nỗ lực hòa giải khó khăn của Mỹ mà đã phải đối mặt với sự kháng cự của chính phủ cộng sản. Nó đã làm cho Mỹ được mến chuộng, mặc dù, với cả các quốc gia thù địch trước đây trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề của Hội nghị hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Ngồi đối diện nhau tại một chiếc bàn dài trong một hội trường lớn với đèn chùm, bà Clinton nhấn mạnh các cách khác nhau mà Washington và Bắc Kinh đang hợp tác. Yang nói về việc xây dựng một mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc thậm chí gần gủi hơn. Cả hai bên đều nói về Biển Đông trong khi các phóng viên được phép ở trong phòng.

Một số chính phủ châu Á đã bày tỏ lo lắng về các khiếu nại hàng hải rộng lớn của Trung Quốc. Những căng thẳng đã là mối đe dọa sục sôi trong vài tháng gần đây, với một bế tắc giữa các tàu Trung Quốc và Philippines và bất đồng sâu sắc giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Trung Quốc tuyên bố hầu như toàn bộ khu vực và đã tạo ra một thành phố hoàn toàn mới để quản lý nó, làm dấy lên quan ngại sâu sắc từ bên tuyên bố đối địch. Vùng biển nắm giử khoảng 1/3 lưu lượng hàng hóa của thế giới, có ngư trường phong phú và được tin tưởng tích trữ dầu rất lớn và nguồn dự trữ khí đốt.

"Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở đó và chúng tôi không đứng về bên nào trong tranh chấp về lãnh thổ hoặc ranh giới hàng hải", Clinton nói với các bộ trưởng nước ngoài tập trung tại thủ đô của Campuchia. "Nhưng chúng tôi có một quan tâm đến tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại hợp pháp không bị cản trở trong vùng biển Đông."

Các nước châu Á cần "làm việc trên tinh thần cộng tác và ngoại giao để giải quyết các tranh chấp mà không phải ép buộc, không hăm dọa, không có các mối đe dọa và không sử dụng vũ lực", bà Clinton nói thêm.

10 nước thành viên của ASEAN đã công bố hồi đầu tuần này rằng họ đã soạn thảo một bộ các quy tắc về quản lý quyền hàng hải và sự đi lại trên biển, và những thủ tục dành cho khi các chính phủ không đồng ý. Nhưng Trung Quốc không phải là một thành viên của nhóm soạn thảo và đã không đồng ý bất cứ điều gì.

Các nước ASEAN trình bày đề nghị của họ với Trung Quốc tại hội nghị tuần này ở thủ đô của Campuchia, mặc dù Bắc Kinh sẽ có thể muốn làm nhẹ đi bất kỳ ngôn từ nào mà qua đó trói tay của nó.

Một quan chức cấp cao cho biết Yang, trong cuộc thảo luận của mình với Clinton, thận trọng báo hiệu Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với các quốc gia châu Á khác về cách ứng xử. Các cuộc đàm phán có thể bắt đầu sớm nhất là tháng Chín, quan chức cho biết, người đã thông báo cho các phóng viên về cuộc họp với điều kiện giấu tên.

Trong khi đó, bất đồng giữa các thành viên của ASEAN vào thứ năm vẫn còn ở việc nêu ra một tài liệu kết luận cho hội nghị năm nay. Đường hướng giải quyết tranh chấp của Philippines và Việt Nam với Trung Quốc vẫn còn là các vấn đề tranh cãi, các quan chức Mỹ cho biết.

Đối với Hoa Kỳ, ngoại giao khó khăn phía trước có thể là một thử nghiệm lớn đối với những nỗ lực của chính quyền Obama về "trục" sức mạnh của Mỹ hướng đến châu lục đông dân nhất thế giới. Chỉ cần nói về đề tài này cũng đã giúp nước Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ với Việt Nam, và các mối quan hệ đang ấm lên với các chính phủ khác trong khu vực.

Nhưng vô số các cuộc họp giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã không dẫn đến tiến bộ về một giải pháp lâu dài.

Những tranh chấp khác nhau từ lâu đời giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei liên quan đến tuyến đường biển bận rộn của khu vực, và nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các địa điểm phức tạp của tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột bạo lực.

Bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough ngoài khơi bờ bển Tây Bắc Philippines bắt đầu vào tháng Tư khi Philippines cáo buộc ngư dân Trung Quốc săn trộm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, bao gồm cả bãi cạn. Trong thời gian căng thẳng, cả hai bên đã gửi tàu của chính phủ đến khu vực mặc dù cả hai cũng đã thu hồi các con tàu từ đó.

Việt Nam đã phản đối một thông báo gần đây của Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc mở 9 lô dầu và khí đốt cho các nhà thầu quốc tế tại các vùng chồng lấn với các lô thăm dò hiện tại của Việt Nam. Việt Nam cho biết các lô nằm hoàn toàn bên trong khu vực 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.