Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN.

Chúng tôi đang tập trung vào sáu trụ cột chính : hợp tác an ninh khu vực, hội nhập kinh tế và thương mại, tham gia trong khu vực Hạ lưu sông Mekong, các mối đe dọa xuyên quốc gia, phát triển dân chủ, và các di sản chiến tranh.

[caption id="attachment_4180" align="alignleft" width="300"] Ảnh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.[/caption]Hillary Rodham Clinton
Phnom Penh, Campuchia. 11 Tháng 7, 2012
Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

BHM Lược dịch.

Cảm ơn bạn rất nhiều, Bộ trưởng del Rosario, và cho phép tôi bày tỏ niềm vui của tôi ở đây hôm nay. Đây là hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao Mỹ-ASEAN lần thứ tư của tôi. Và nó cho chúng ta cơ hội để đánh dấu 35 năm quan hệ đối tác giữa ASEAN và Hoa Kỳ, khẳng định và củng cố mối quan hệ của chúng ta. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới chủ nhà của chúng ta, Chính phủ Cam-pu-chia, chúng tôi đánh giá rất cao sự chuẩn bị và lòng hiếu khách của họ. Và cũng cho tôi xin cảm ơn bộ trưởng ngoại giao Philippines, điều phối viên quốc gia của chúng ta trong ba năm qua, và tất cả các đồng nghiệp trên toàn bàn hội nghị.

Tôi cũng muốn thừa nhận rằng chúng tôi rất mong được làm việc với điều phối viên quốc gia sắp đến, Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin, và thực sự là đánh giá rất cao những công việc mà chúng ta đang làm để chuẩn bị cho sự phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp của chúng ta từ Nay Pyi Taw. Và tôi mong muốn thảo luận với các Bộ trưởng ở đây các bước tiếp theo trong việc đáp ứng và hỗ trợ các nỗ lực cải cách quan trọng mà Nay Pyi Taw đang thực hiện.

Hoa Kỳ có một cam kết lâu dài với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và chính quyền Obama đã nâng cao sự tham gia của chúng tôi trên khắp châu Á như là một ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của chúng tôi. Một trụ cột nòng cốt của chiến lược đó là làm việc chặt chẽ hơn với ASEAN, để làm sâu sắc hơn sự tham gia của chúng tôi về kinh tế, chiến lược, và giửa người dân với nhau. Là Bộ truởng Ngoại giao, tôi đã mạnh mẽ ủng hộ ASEAN và tôi hiểu rằng ASEAN phải đối mặt với nhiều thách thức và thậm chí cả những sự phiền hà đang gia tăng khi nó phải thích ứng và có những trách nhiệm mới. Nhưng tôi tin rằng ASEAN đóng một vai trò không thể thiếu trong việc tổ chức với nhau kiến ​​trúc thể chế của khu vực này và trong việc thúc đẩy lợi ích chung của tất cả các bên liên quan trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Công việc mà chúng ta đang làm ở đây ngày hôm nay và trong vòng hai ngày tới là một minh chứng cho điều đó, và Hoa Kỳ có quyền lợi trong sự thành công của ASEAN. Các quan điểm mà ASEAN có, quyết định thực hiện, và làm thế nào để thực hiện chúng , sẽ mang lại các hiệu quả trong tương lai của ASEAN.

Khi tôi được hỏi ở đất nước tôi lý do tại sao tôi đặt tầm quan trọng quá nhiều vào ASEAN, tôi nói với mọi người rằng chúng tôi làm việc với ASEAN về các vấn đề có tầm quan trọng chính yếu đối với Hoa Kỳ, từ an ninh hàng hải đến không phổ biến vũ khí hạt nhân đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi đầu tư ở ASEAN nhiều hơn so với chúng tôi đầu tư ở Trung Quốc. Đó là một thực tế đáng ngạc nhiên với nhiều người ở đất nước chúng tôi. Và chúng tôi đang làm việc trong tinh thần hợp tác và cộng tác trên những cơ hội và thách thức trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bởi vì chúng tôi tin tưởng, giống như tất cả các bạn, rằng rất nhiều điều trong tương lai sẽ được xác định ở trong khu vực này. Vì vậy, chúng tôi đã tìm cách lắng nghe các mối quan tâm và ưu tiên của các bạn, làm việc với các bạn để thúc đẩy chúng, và để là một đối tác tốt. Những gì chúng tôi đã nghe từ các bạn là rằng ASEAN và các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tìm kiếm sự tham gia lớn hơn của Mỹ trên khắp mọi lãnh vực. Nhưng các bạn đang đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực mà qua đó sự hiện diện của chúng tôi đôi khi đã bị xem nhẹ.

Trên mặt trận kinh tế, có nhiều chỗ cho chúng ta vẫn cùng nhau phát triển, vì vậy chúng tôi đang làm việc để thúc đẩy hoạt động kinh tế nhiều hơn trong những đường lối có thật. Tuần này, tôi đã tập hợp và dẫn đầu đoàn đại biểu lớn nhất từ ​​trước đến nay gồm những giám đốc điều hành doanh nghiệp Hoa Kỳ đến Campuchia, và chúng tôi sẽ tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN vào thứ Sáu ở Siem Reap để đặt nền móng cho các kết nối kinh tế và sự thịnh vượng chung lâu dài sắp tới đây.

Hỗ trợ phát triển, nói một cách thẳng thắn , người dân trong khu vực đang yêu cầu chúng tôi làm đến cùng với một ý định công khai (to put our money where our mouth is), xin vay mượn một thành ngữ của Mỹ. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra một sáng kiến ​​để cải cách và phục hồi các chương trình hỗ trợ của chúng tôi đối với ASEAN. Nó được gọi là Sáng kiến ​​Cam kết Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương , hoặc APSEI. APSEI tìm cách gắn kết các nguồn lực của chúng tôi với các ưu tiên chúng ta đang theo đuổi trong quan hệ đối tác với các nước chung quanh bàn hội nghị này.

Chúng tôi đang tập trung vào sáu trụ cột chính : hợp tác an ninh khu vực, hội nhập kinh tế và thương mại, tham gia trong khu vực Hạ lưu sông Mekong, các mối đe dọa xuyên quốc gia, phát triển dân chủ, và các di sản chiến tranh. Chúng tôi đang làm việc không chỉ trên cơ sở song phương mà còn ở cả khu vực để có thể có được kết quả tốt nhất. Điều này có ý nghĩa là một gói hỗ trợ mạnh mẽ, có hệ thống sẽ bảo đảm mức độ bền vững của việc Mỹ hỗ trợ cho những điều mà tất cả chúng ta quan tâm nhất. Cuối tuần này ở đây tại ASEAN và tại Diễn đàn khu vực, tôi sẽ cung cấp một khoản thanh toán trả trước trên APSEI, và trong những tháng tới chúng tôi sẽ có thể nói thêm về sáng kiến ​​này và các nguồn cung cấp dự phòng của nó.

Cứu trợ thiên tai, điều này là một cái gì đó tôi quan tâm sâu sắc về nó, và tôi biết rằng các bạn và các công dân của các bạn cũng thế. Thiên tai là một trong những thách thức quan trọng nhất cho sự ổn định, phát triển và thịnh vượng của các quốc gia ASEAN. Từ sóng thần ở Aceh vào năm 2004, lũ lụt ở Philippines và Thái Lan hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã là quốc gia cam kết đối phó trước tiên. Và năm ngoái, Tổng thống Obama đã công bố một Hiệp định đáp ứng nhanh với thiên tai, qua đó thiết lập một khuôn khổ pháp lý mà sẽ dẫn đến những chuyển giao có hiệu quả hơn đối với các nguồn cung cấp, dịch vụ, và nhân viên. Lào và Singapore đã phê duyệt thỏa thuận này, chúng tôi gần kết thúc nó với Philippines, và tôi khuyến khích các nước thành viên ASEAN khác xem xét nó.

Và rồi có những sáng kiến giao lưu giửa người dân của các nước với nhau , và tôi phải nói rằng có một yêu cầu mà tôi nghe được một cách kiên định khi tôi đi khắp khu vực Đông Nam Á là người dân trong khu vực này muốn có thêm nhiều cơ hội để tương tác với người Mỹ và đến thăm nước Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi . Và tất nhiên, những người trẻ tuổi chiếm đa số ở các quốc gia ASEAN. Vì vậy, tôi ủng hộ mạnh mẽ sự tiếp cận này. Và chúng tôi đã thành lập một Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ Mỹ-ASEAN để kết nối với thế hệ các nhà lãnh đạo tiếp theo của chúng tôi . Mùa thu này, Hoa Kỳ sẽ chào đón các sinh viên đầu tiên đến Hawaii theo sáng kiến ​​của chương trình nói tiếng Anh Brunei-Mỹ. Chúng tôi cũng đã tạo ra một chương trình thí điểm trong việc trao đổi Fulbright-ASEAN mới để làm sâu sắc thêm mối quan hệ giáo dục của chúng ta.

Bây giờ, về vấn đề này cụ thể, tôi có thể thực hiện liên tục. Hiện đã có một sự phát triển mạnh mẽ các chương trình và các quan hệ đối tác giữa các quốc gia của chúng ta trong những năm qua, tất cả đều được thiết kế để mang lại cho chúng ta và đặc biệt là người dân của chúng ta gần gủi với nhau hơn. Và họ có thể thực hiện được do nền tảng mà chúng ta đặt ra trong các diễn đàn như thế này.

Vì vậy, Hoa Kỳ cam kết với các quan hệ đối tác của chúng tôi, và chúng tôi hoan nghênh sự đóng góp của các đối tác đối thoại khác của ASEAN, và chúng tôi đang đầu tư vào tương lai hòa bình, ổn định, và thịnh vượng của khu vực này. Chúng tôi mong muốn nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác của chúng tôi trong ASEAN trong nhiều năm tới. Cảm ơn bạn rất nhiều, Bộ trưởng del Rosario.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.