Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Indonesia đối với Biển Đông : Giữa trung lập và tự lợi .


Indonesia nhận thức bản thân nó như là một bên trung lập và là nước điều đình tiềm năng trong tranh chấp Biển Đông. Nhưng với những tự lợi và thực tế địa chính trị bây giờ đang được mở ra, quan niệm này có thể sớm trở nên không đứng vững.

Ristian Atriandi Supriyanto.18 tháng 7, 2012.
Theo Eurasian Review

BHM Lược dịch.

Indonesia không phải là một nhà nước có tuyên bố chủ quyền ở trong vùng Biển Đông, không có liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu các hòn đảo nằm trong đó. Nhưng nó có lợi ích bị đe dọa, đặc biệt là xem xét sự chồng chéo giữa tuyên bố "đường chín chấm" ( đường chử U) của Trung Quốc và vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (EEZ) chung quanh quần đảo Natuna, nằm ở phần phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên, Indonesia không thảo luận công khai điều này vì sợ rằng nó làm hoen ố hình ảnh của một bên trung lập trong tranh chấp.

Thương lượng Ngoại giao

Là một nhà nước không tuyên bố chủ quyền, Indonesia tin rằng nó là rất phù hợp để đóng vai trò của người hòa giải trong tranh chấp. Điều này bắt đầu vào năm 1990 khi Jakarta khởi xướng một loạt các cuộc hội thảo không chính thức giữa các bên quan tâm về biển Đông để khuyến khích hợp tác và tăng cường lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, hơn 20 năm sau, vấn đề tự nhận thức này ngày càng không đứng vững vì nhiều lý do.

Thứ nhất, Indonesia quan sát với sự thận trọng rằng Trung Quốc dần dần quyết đoán hơn trên lãnh vực hàng hải, được hỗ trợ bởi hiện đại hóa quân sự của nó và lực lượng hải quân và các đơn vị hàng hải bán quân sự có khả năng cao. Jakarta đã chịu đựng gánh nặng của quan điểm hung hăng này khi tàu tuần tra của nó bị đe dọa trước họng súng của một tàu biển của Trung Quốc trong tháng 6 năm 2010, sau khi trước đó nó đã bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển Natuna.

Thứ hai, nó trở nên ngày càng khó khăn để cho Jakarta hiểu, cho phép đơn phương thông cảm với quan điểm của Bắc Kinh dựa trên thẩm quyền "lịch sử" mà không được hỗ trợ bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Đây là lý do tại sao trong tháng 7 năm 2010, một tháng sau sự cố Natuna, Indonesia đã gửi một công hàm ngoại giao đến Liên Hợp Quốc, chỉ trích tuyên bố của Trung Quốc là "không có lời giải thích rõ ràng trên cơ sở pháp lý" và do đó, "là đồng nghĩa với việc phá vỡ UNCLOS 1982 ".

Thứ ba, Indonesia khác với Trung Quốc trên quá trình soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (CoC). Trong khi mà những đòi hỏi mới đây được tham gia vào quá trình trong mọi thời điểm, trái lại trước đây tin rằng ASEAN cần đến trước tiên một quan điểm chung trước khi đàm phán với Bắc Kinh.

Thứ tư, không giống như Trung Quốc, Indonesia không phản đối sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ, để thảo luận về các vấn đề trong các diễn đàn khu vực. Jakarta xem sự tham gia như vậy là cần thiết để duy trì một "trạng thái cân bằng năng động", cụ thể là để ngăn chặn một quyền lực (Trung Quốc) đang trở nên quá độc đoán.

Cuối cùng nhưng không kém, trong khi tuyên bố chính nó là một nhà nước không yêu sách chủ quyền, Jakarta mặc nhiên thừa nhận quyền lợi riêng của mình, một số trong đó có thể chống lại với mong muốn của Trung Quốc.

Điều gì đang bị đe dọa?

Mặc dù Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược song phương giữa họ dẵ được ký kết năm 2005 , Jakarta duy trì một sự lo lắng dai dẳng nhưng kín đáo đối với tham vọng của Bắc Kinh. Trọng tâm mối quan tâm của nó là ý định của Trung Quốc trong vùng biển Natuna, trong đó có một trong các mỏ khí lớn nhất thế giới : Lô Natuna Đông, còn được gọi là lô D-Alpha, chứa 46 nghìn tỷ feet khối (TCF) khí thiên nhiên có thể thu hồi.

Bắc Kinh đã không chính thức cam kết với Jakarta liên quan đến tuyên bố "vùng biển lịch sử" của nó đang chồng chéo ở khu vực. Tuy nhiên, Indonesia có vẻ quyết tâm để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp vùng biển của mình . Trong tháng 12 năm 2010, công ty dầu khí quốc gia Pertamina, hợp tác với ExxonMobil, Total và Petronas của Malaysia , để khám phá lô Natuna Đông với việc sản xuất đầu tiên được dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2021.

Tuy nhiên, với việc gia tăng các nhu cầu trong nước, an ninh năng lượng của Indonesia cũng xoay quanh vào các khu vực bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nó. Ví dụ, trong tháng 1 năm 2002, Pertamina đã đồng ý với PetroVietnam và Petronas để cùng nhau khám phá lô 10 và 11.1 tại lưu vực Nam Côn Sơn, những phần trong số đó được xác định vị trí ở bên trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (đường chử lưỡi bò). Trong tháng 3 năm 2001, nó cũng cam kết sẽ khám phá lô 17 và các lô khác ở ngoài khơi gần Việt Nam. Điều này sẽ không tốt với Bắc Kinh có công ty dầu mỏ, CNOOC, gần đây cho đấu thầu các khu vực phát triển chung -- dựa trên tuyên bố chủ quyền quyền tài phán của Trung Quốc.

Ngoài năng lượng, Jakarta cũng có lợi ích trong sự an toàn của thông tin liên lạc tuyến biển (SLOC), ở đó phần lớn thương mại của nó đi qua biển Đông. Ví dụ, bốn nền kinh tế lớn nhất vùng Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan) tính chung trao đổi khoảng 34% và 45% xuất khẩu phi dầu mỏ và khí đốt của Indonesia và các loại nhập khẩu, tương ứng. Hơn nữa, vùng biển Natuna là một vùng đánh cá phong phú mà qua đó đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế địa phương.

Chiến lược độc lập so với tái liên kết

Mặc dù có các lợi ích khác nhau, Jakarta nhận thức sâu sắc rằng nó sẽ có nhiều để mất nếu mối quan hệ với Bắc Kinh -- chưa bao giờ được tốt hơn -- trở nên chua chát. Trung Quốc đã cam kết 19 tỷ USD đầu tư tín dụng và 9 tỷ $ cho vay để phát triển hạ tầng cơ sở ở Indonesia. Quốc phòng, cũng vậy, Trung Quốc và Indonesia đã thiết lập hợp tác, trong số những thứ khác, hợp tác phát triển và sản xuất tên lửa hải quân . Gần đây nhất, Bắc Kinh đã đề nghị xây dựng một hệ thống giám sát ven biển ở Indonesia trị giá 158 triệu USD để bổ sung các hệ thống hiện có của Mỹ, trị giá chỉ 57 triệu USD. Ngoài ra, cả hai nước đã nhất trí thành lập Trung tâm Đại Dương và Khí hậu Indonesia-Trung Quốc (ICCOC) để nghiên cứu hải dương học và thời tiết, với quần đảo Natuna là một trong những địa điểm của nó.

Tuy nhiên, sự hợp tác này không phải là duy nhất. Jakarta cho là quyền lợi của mình sẽ được phục vụ tốt nhất nếu nó duy trì một chiến lược độc lập bằng việc tiến tới quan hệ đối tác với nhiều quyền lực. Dù sao, thực tế địa chính trị có thể sớm thúc đẩy Jakarta sắp xếp lại thế đứng của chính nó, đặc biệt là nếu tình hình ở biển Đông bị suy giảm. Điều này có thể gây ra những sự lựa chọn khó khăn cho giới tinh hoa của Jakarta, hoặc chạy theo trào lưu với một Trung Quốc hung hăng, hay cân bằng nó với các quyền lực cùng một mục đích.

Các vấn đề trước có thể sẽ thấy Indonesia tách biệt hơn trong việc hòa giải các tranh chấp, nhưng với một khả năng cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp với Trung Quốc, Indonesia sẽ không thừa nhận tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển Natuna, không kể đến việc nhận được hỗ trợ song phương nhiều hơn nữa. Sau này sẽ thấy Indonesia thắt chặt quan hệ đối tác với Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và thậm chí chào đón sự hiện diện của Ấn Độ lớn hơn ở khu vực, trong khi tại cùng một thời gian, tự làm mạnh bản thân trước một Trung Quốc đối kháng.

Jakarta cũng có thể trở nên mạnh bạo hơn để biện hộ cho một ASEAN thống nhất hơn trước việc đối diện với Bắc Kinh. Nhưng bất cứ sự lựa chọn nào nó thực hiện, Jakarta cũng phải hiểu rằng quốc phòng của nó tốt nhất sẽ ở trong tất cả các sự kiện dựa vào chính mình, cụ thể là thông qua tiếp tục hiện đại hóa hải quân và không quân để tăng cường sự hiện diện của nó, và đem ra thi hành, ở Natunas và vùng biển chung quanh nó.

Ristian Atriandi Supriyanto là một nhà phân tích nghiên cứu trong Chương trình an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam S., Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Ông đã từng là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Đông Á (CEACoS), Đại học Indonesia.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.