Trung Quốc kiên nhẫn, không thiếu thận trọng, trên các hòn đảo.


Global Times luôn nổi tiếng với các bài viết hăm doạ, khiêu khích các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines trên vấn đề biển Đông. Sau một loạt sự cố trong nước mà nhà nước Trung quốc tỏ ra không kiểm soát được như Bo Xilai, Cheng Guangcheng và mới đây là tiết lộ của Bloomberg liên quan đến họ hàng triệu phú của Xi Jinping ; cọng thêm cũng một loạt sự kiện ở bên ngoài như cuộc tập trận RIMPAC đang diển ra, cùng một ngày hôm qua (01/07/2012) 3 cuộc biểu tình chống nhà nước Trung quốc đã diển ra tại Sài gòn, Hà nội và đặc biệt tại Hồng Kông. Tất cả những điều này đã làm cho Global Times líu lưỡi, cũng vẫn một giọng điệu củ nhưng không che đậy được nổi lo cuống cuồng trong tâm trí của những kẻ cực đoan....BHM.

Global Times | 2012/07/01 20:10:02
Global Times

BHM Lược dịch.

Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) gần đây đã đề nghị ( chào bán ) chín lô trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa) thăm dò chung với các công ty nước ngoài. Trong khi đó, tỉnh Hải Nam tuyên bố sẽ chỉ định bốn khu vực chung quanh các quần đảo Tây Sa là khu vực bảo vệ di tích văn hóa. Những điều này, cùng với chính quyền thành phố mới được thành lập Tam Sa, đã được hiểu là các động thái mới của Trung Quốc để củng cố chủ quyền đối với biển Đông (biển Nam Trung Hoa).

Tuy nhiên, Trung Quốc không hành xử một cách hung hăng trong vùng biển Đông ( biển Nam Trung Hoa ) mặc dù lợi thế tuyệt đối của nó trong khu vực này. Chỉ cần nhìn lại các dự án của Việt Nam và Philippines trong vùng biển tranh chấp mà ở đó họ đã bắt đầu thăm dò dầu khí, và người ta có thể hiểu được Trung Quốc đã chứng tỏ kềm chế biết bao nhiêu.

Trung Quốc từ lâu đã đề xuất để sang một bên tranh chấp và theo đuổi phát triển chung trong khu vực này. Tuy nhiên, Việt Nam và Philippines ngay tức khắc bỏ qua điều này và đã thông qua những hành động cực đoan, đã dẫn đến các kịch bản hiện nay ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ).

Các quốc gia như Việt Nam và Philippines phải hiểu rõ rằng Trung Quốc có khả năng nhanh chóng thay đổi địa chính trị trong vùng biển Đông (biển Nam Trung Hoa). Mỹ là một cầu thủ chiến lược trong khu vực này, nhưng nó không phải là một lực lượng mà Việt Nam và Philippines có thể huy động theo ý muốn.

Đối với Trung Quốc, chẵng quan tâm đến việc bị tham gia thường xuyên vào những cuộc tranh luận ầm ĩ với Việt Nam và Philippines trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa), vùng biển đơn thuần là một trong những lợi ích cốt lõi của nó. Là một cường quốc, Trung Quốc có mối quan tâm chiến lược trên tất cả các khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thậm chí cả thế giới. Nhưng nếu Việt Nam và Philippines tiếp tục khiêu khích và đi quá xa, họ phải được chuẩn bị để đối mặt với các biện pháp trả đũa mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của mình trên Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), qua đó vẫn "không thay đổi." Điều này không phải là lối nói khoa trương của ngoại giao. Kể từ khi các cuộc đụng độ hàng hải với Việt Nam trong những năm 1970, Trung Quốc đã theo đuổi một lập trường nhất quán về vấn đề này. Những gì đã thay đổi để đối phó với tình trạng đối kháng là tốc độ tiến triển của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích tin rằng Việt Nam và Philippines có thể trả thù chống lại những động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Họ có thể đi trước nếu họ thực sự muốn. Tuy nhiên, họ phải nhận thức điều này sẽ khuấy động một vòng mới của các biện pháp trả đủa từ Trung Quốc.

Trung Quốc yêu mến hòa bình và ổn định trong khu vực này, nhưng nó sẽ không thực hiện trách nhiệm đơn độc mà cần phải được thực hiện bởi các quốc gia khác.

Khi các vấn đề láng giềng bùng nổ, Trung Quốc nên vẫn kiên quyết và kiên nhẫn. Điều này không chỉ là một thiết kế chiến lược, mà còn là một thái độ thực dụng do mọi thứ khó khăn và phức tạp.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

******************

Và đây là một số trong những gì mà Global Times gọi là khó khăn và phức tạp :

_ Biểu tình chống Trung Quốc ở VN.

[caption id="attachment_4087" align="aligncenter" width="640"] Hàng trăm người mang biểu ngữ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 1/7/2012[/caption]


_ Hồng Kông rầm rộ xuống đường chống Bắc Kinh.

[caption id="attachment_4089" align="aligncenter" width="344"] Dân Hồng Kông rầm rộ xuống đường phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày 01/07/2012. REUTERS/Bobby Yip[/caption]
.Hồng Kông tràn ngập rừng người dứt khoát bày tỏ lòng bất mãn đối với chế độ Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm ngày Luân Đôn trao trả nhượng địa cho Bắc Kinh. Trước giờ tuần hành, AFP cho biết số người tập trung lên đến « nhiều chục ngàn » với khẩu hiệu « cùng chiến đấu chống đảng Cộng sản ».

_ RIMPAC : tập trận hải quân quốc tế lớn nhất tại Thái Bình Dương.

[caption id="attachment_4090" align="alignleft" width="344"] Chiến hạm Pháp F731 chuẩn bị tham gia vào cuộc tập trận RIMPAC, ngày 27/06/2012, tại căn cứ hải quân Pearl Harbor-Hickam.
U.S. Navy[/caption]Lực lượng hải quân của 22 quốc gia Thái Bình Dương, trừ Trung Quốc, đang tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới « Vành đai Thái Bình dương » gọi tắt là RIMPAC. Trong bối cảnh này, hải quân Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu một cuộc tập trận song phương kể từ ngày mai trước sự bất bình của Bắc Kinh.


Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.