Tưòng trình hỗn hợp khu vực Đông Nam Á.

Đấu đá nội bộ giữa các thành viên ASEAN kêu gọi mở ra câu hỏi về tính khả thi của việc hình thành một thị trường ASEAN duy nhất mà có thể mở đường cho việc tạo ra một loại tiền tệ khu vực, thị thực, và thậm chí gửi một đội ngũ thống nhất đến các Thế vận hội.

[caption id="attachment_4200" align="alignleft" width="300"] Diễn đàn Khu vực ASEAN.[/caption]Mong Palatino. 14, Tháng Bảy, 2012.
Theo The Diplomat

BHM Lược dịch.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là tổ chức chính trị lớn nhất, và chính thức ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, trước vị trí đja lý của nó -- phía nam của Trung Quốc và Nhật Bản, phía đông của Ấn Độ, và phía bắc của Úc -- cảnh quan chính trị trong phần này của thế giới không được quyết định bởi tính năng động của riêng ASEAN.

Bán đảo Đông Dương, chia sẻ biên giới đất liền với Trung Quốc, là lục địa Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia và Philippines là những quốc gia quần đảo lớn ở Thái Bình Dương. Borneo là đảo lớn thứ ba trên thế giới.

Các thành phố mang tính toàn cầu của khu vực là Singapore, Bangkok và Kuala Lumpur. Những hình ảnh của thế giới thứ ba được đánh giá cao có thể nhìn thấy ở các thành phố Jakarta, Manila và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Các điểm đến kỳ lạ nổi tiếng thế giới được tìm thấy ở Phuket, Bali, và Boracay.

Khu vực cũng là nơi hội họp quốc tế quan trọng và các trung tâm sản xuất. Trung Quốc có thể nhận được sự lựa chọn đầu tư ưa thích của các công ty đa quốc gia trong những năm gần đây nhưng nó đã không dẫn đến việc tắc nghẽn tự do thương mại của Đông Nam Á và các vùng xuất khẩu. Trận lụt lớn năm ngoái tại Bangkok tiết lộ rằng 40% ổ đĩa cứng máy tính của thế giới được sản xuất tại Thái Lan .

Nhưng khu vực là một nơi của những mâu thuẫn. Nó có tòa nhà chọc trời phù phiếm như Petronas Towers của Malaysia mà cũng tràn lan các xí nghiệp bóc lột sức lao động công nhân nổi tiếng, qua đó đã trở thành mục tiêu của những chiến dịch tẩy chay bởi các nhóm người tiêu dùng ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác. Vấn đề này gây lúng túng thực sự buộc các chính phủ nâng cấp các tiêu chuẩn làm việc trong các nhà máy của họ. Tuy nhiên, vẫn còn các báo cáo gây lo lắng về những công nhân ngất xỉu tại Cam-pu-chia và vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam và Philippines.

Phát triển không đồng đều của khu vực Đông Nam Á cũng được phản ánh với sự gia tăng của các nước giàu như Singapore và Brunei trong khi các nước nghèo như Lào tiếp tục tìm kiếm các mô hình kinh tế thích hợp. Từ những cải cách được thực hiện gần đây, mà đã gây sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính trị, Miến Điện có thể là thị trường mới nổi tiếp theo. Cam-pu-chia, một cầu thủ muộn màng khác trong câu lạc bộ toàn cầu hóa, vừa mở ra một thị trường chứng khoán trong năm nay.

Sự di chuyển của người dân qua biên giới trong khu vực đã tạo ra một số biến chứng căng thẳng trong mối quan hệ giữa các thành viên ASEAN. Hợp tác liên chính phủ là rất cấp thiết để giải quyết các vấn đề phải đối mặt trước những người tị nạn sống gần biên giới Miến Điện và Thái Lan. Các hành lang buôn bán người và mua bán tình dục kéo dài trên toàn bộ khu vực phải được thay thế bằng một con đường mới của phát triển con người, hòa bình, và truyền sự tự tin cho những người dân nông thôn. Gần đây, ASEAN đã soạn thảo một tuyên bố nhân quyền nhưng nó từ chối giải quyết vấn đề nan giải của người Rohingyas ở Miến Điện, có lẽ đó là nhóm thiểu số bị đàn áp nhất thế giới từ lúc không có nước nào muốn gọi họ là công dân của mình. Một thách thức lớn khác nửa là làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của các mầm mống khủng bố trong khu vực.

Lao động nhập cư cũng là một vấn đề quan trọng mà các chính phủ các nước Đông Nam Á phải thảo luận nghiêm túc. Malaysia và Indonesia đã trao đổi các ghi chú về việc làm thế nào để bảo vệ phúc lợi của người lao động trong nước. Các nhóm nhân quyền đã áp lực Thái Lan cải thiện các chính sách liên quan đến cộng đồng di cư Miến Điện đang phát triển trong nước. Singapore đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của địa phương đối với việc thuê mướn lao động nước ngoài một cách rộn ràng của nó.

Đông Nam Á là một trong những khu vực sản xuất nông sản nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực trở nên nổi tiếng vì cái gọi là Tam giác Vàng mà ở một thời điểm trong thế kỷ qua đã trở thành mãnh đất sản xuất thuốc phiện hàng đầu trên thế giới. Bất chấp sự vận động tích cực của các chính phủ khác nhau để tiêu diệt các cánh đồng thuốc phiện, việc trồng trọt vẫn được tiến hành tại một số tỉnh của Miến Điện.

Eo biển Malacca và biển Đông là một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất trên thế giới. Chúng cũng được cho là địa điểm hàng đầu của các mỏ dầu rộng lớn và các mỏ khoáng sản mà qua đó giải thích một phần các vụ đụng độ hải quân, tranh chấp biên giới, và cạnh tranh tuyên bố chủ quyền của một số nước đối với các đảo nhỏ hiu quạnh, đá ngầm, bãi cát ngầm, và các cụm đảo nhỏ được tìm thấy trong khu vực.

Ít nhất Singapore và Malaysia đã giải quyết tranh chấp của họ qua một số nhóm đá mà thường biến mất trong thời gian thủy triều lên cao ở eo biển Singapore. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn còn cao trong quần đảo Trường Sa, bãi đá ngầm Scarborough , và quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc bị cáo buộc là một kẻ bắt nạt bởi việc khăng khăng cố đòi rằng nó sở hữu theo lịch sử nhiều hòn đảo trong vùng biển mở của khu vực. Nhưng không phải tất cả các xung đột trong khu vực mang thương hiệu ‘Made in Trung Quốc'. Nhiều vụ tranh chấp thực sự giữa các nước láng giềng được cho là thân thiện trong nhóm ASEAN. Ví dụ, Thái Lan và Cam-pu-chia đang hiềm khích nhau về quyền sở hữu ngôi đền Preah Vihear và bốn cây số vuông lãnh thổ chung quanh nó. Ở những nơi khác, Indonesia cáo buộc Malaysia ăn cắp di sản văn hóa của nó .

Đấu đá nội bộ giữa các thành viên ASEAN kêu gọi mở ra câu hỏi về tính khả thi của việc hình thành một thị trường ASEAN duy nhất mà có thể mở đường cho việc tạo ra một loại tiền tệ khu vực, thị thực, và thậm chí gửi một đội ngũ thống nhất đến các Thế vận hội.

Sự đoàn kết khu vực cũng là điều cần thiết để đương đầu với những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu trong khu vực. Nguy cơ thiên tai cao ở một số nước bởi vì họ đang nằm trong "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, điều đó có nghĩa là những cơn bão nhiệt đới, động đất và phun trào núi lửa thường xuyên xảy ra. Các nhà khoa học trong khu vực cần tăng cường và chia sẻ nghiên cứu về rối loạn thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng thu hoạch.

Bảo vệ môi trường cũng nên là một sáng kiến khu vực. Cháy rừng ở Indonesia tạo ra khói mù gây chết người ở Malaysia và Singapore hầu như mỗi năm. Nạn phá rừng ở Malaysia và Indonesia mang lại việc mở rộng trồng cao su và sản xuất dầu cọ đang tiêu diệt các loài đặc hữu của khu vực.

[caption id="attachment_4201" align="alignleft" width="39"] Mong Raymond Palatino.[/caption]Đông Nam Á là ngôi nhà mà sắc thái dân chủ không ổn định. Những quốc gia dân chủ đã lâu như Philippines thường được so sánh với các nền dân chủ trẻ và sôi động như Đông Timor mà gần đây đã tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống tương đối yên bình. Papua ngày hôm nay đang nóng bỏng bởi đấu tranh độc lập ở đó. Họ nên học hỏi từ các cuộc đấu tranh qua sáu thập kỷ của phiến quân Karen, những người đang tiến hành cuộc chiến tranh dân sự tiếp tục dài nhất thế giới ở Miến Điện.

Phải thừa nhận rằng, khu vực này là một mớ hỗn độn phức tạp. Nhưng đó là một sự hỗn loạn có thể dễ dàng đi vào nề nếp. Ngày nay, các quyền lực toàn cầu đang tích cực cung cấp các giải pháp, các mô hình, và tất cả các hình thức hỗ trợ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ trong khu vực. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á nên nhận ra rằng, là một khối khu vực, nó có thể dựa vào bản thân mình.


Mong Raymond Palatino là Chủ tịch Đảng (Thanh niên) Kabataan và là Dân biểu ở Hạ viện Philippines . Ông là một blogger thường xuyên và biên tập viên "Tiếng nói Toàn cầu" của khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.