Với Trung Quốc, Tất cả đều liên quan tới Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, không nước nào trong số ba thể loại này có mối quan hệ làm việc ràng buộc với Trung Quốc dựa trên sự tin tưởng hay một cảm giác qua đó các giá trị được chia sẻ thực sự. Đó là bởi vì mỗi nước trong số họ (với nhữnng cẩn thận trong các quan hệ kinh tế) tiếp cận từ một quan điểm thiết thực về vai trò của họ trong việc giúp chống đở vị trí tương đối của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.

[caption id="attachment_4161" align="alignleft" width="300"] Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ (Flickr) [/caption]Michael Auslin. Ngày 06 Tháng 7 năm 2012
Theo The Diplomat

BHM Lược dịch.

Sau một thời gian, một ẩn ý len lỏi đi vào trong các cuộc thảo luận với các đối tác Trung Quốc về các vấn đề khu vực và toàn cầu. Cho dù là gặp gở với các quan chức Bộ Ngoại giao, học giả và các nhà phân tích chính sách, hoặc các phương tiện truyền thông, người Mỹ sớm bắt đầu cảm nhận rằng một phần nào đó của cuộc đàm thoại đã bị bỏ lở. Những gì của sự thiếu vắng không phải là rập khuôn về các giá trị, cơ hội, hoặc lợi ích chung, mà đúng hơn là ý thức của một tập hợp rộng lớn hơn trong các mối quan hệ của Trung Quốc. Cuối cùng, như một nhà ngoại giao châu Âu đưa vấn đề ra với tôi, trong lúc nói đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đó là tất cả đều liên quan tới Hoa Kỳ. Sự tập trung cục bộ vào nước Mỹ cho chúng ta biết rất nhiều về thế giới quan của Trung Quốc, nhưng nó cũng cho thấy mức độ mà Washington đang bị cản trở trong việc xây dựng một mối quan hệ làm việc tốt hơn với Bắc Kinh .

Không giống như Hoa Kỳ, đã từng có một tập hợp các liên minh phức tạp nhưng mạnh mẽ và nhiều mối quan hệ đối tác chính thức tại châu Á từ những năm 1950, Trung Quốc chưa hình thành được mối quan hệ sâu sắc với bất kỳ nhà nước nào ở châu Á. Không có sự tương tự trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc như mối quan hệ của Mỹ với Nhật Bản hay các sáng kiến ​​của Mỹ với Singapore. Trong khi luôn luôn có thái độ hoài nghi ở nước ngoài về ý định thực sự của Washington đối với các đối tác châu Á của nó , và hoài nghi về sự cam chịu trên các mối quan hệ quyền lực vốn bất bình đẳng giữa Mỹ và các đồng minh nhỏ hơn của nó, cũng có sự công nhận rằng Hoa Kỳ thường tìm kiếm những tình huống theo loại hai bên cùng có lợi . Mặc dù là một siêu cường (hoặc có lẽ vì nó), các nhà ngoại giao Mỹ có một khuynh hướng cơ bản đối với sự bình đẳng trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận của họ. Quân đội Hoa Kỳ, về phần mình, đã dành nhiều thập niên để đào tạo các lực lượng vũ trang nước ngoài, cung cấp viện trợ nhân đạo, và tất nhiên phục vụ như là một bảo lãnh tối hậu cho sự ổn định khu vực, ít nhất là về mặt lý thuyết.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ít nhất ở hiện nay, thì khác xa. Một thời nó có thể đã nhìn thấy chính nó như là một nhà lãnh đạo hợp tác của khối Cộng sản toàn cầu, hoặc như là trung tâm của một nhóm các quốc gia chư hầu của Trung Hoa cho đến thế kỷ XIX. Bây giờ, cái nhìn đối ngoại chằm chằm của nó được tập trung trực tiếp hướng vào tâm điểm mối quan hệ với Hoa Kỳ . Mọi thứ khác bị khúc xạ qua thấu kính đó. Các mối quan hệ khác chỉ được coi là tiện ích của việc hướng vào các mục tiêu của Trung Quốc, đó là thúc đẩy hơn nữa ảnh hưởng của nó và chống lại vị thế của Mỹ, cả ở Đông Á và các khu vực khác. Đúng là các cuộc thảo luận màu mè với các người đối thoại Trung Quốc, gây nên một cảm giác chóng mặt trên mặt trí tuệ trong bất kỳ cuộc họp nào. Trung Quốc, người ta đi đến tin tưởng, nhìn thấy chính nó đang hoạt động trong tình trạng rỗng tuếch với quốc tế, nhưng cái thùng chứa sự rỗng tuếch đó là Hoa Kỳ. Đập vỡ cái thùng là giải phóng Trung Quốc khỏi một hạn chế nhân tạo, và sẽ cho phép nó mở rộng một cách tự nhiên vào môi trường chung quanh của nó, như là một chất khí thoát ra khỏi chiếc lọ.

Một quan điểm như vậy, tất nhiên, không phải là để phủ nhận Trung Quốc có những mối quan hệ thực dụng với một số quốc gia . Giống như bất kỳ nước lớn nào, Trung Quốc phụ thuộc vào các quốc gia khác bởi thị trường và là nguồn nguyên liệu. Thương mại là trọng tâm đối với nhu cầu tiếp tục phát triển kinh tế của nó, qua đó lần lượt cung cấp cho nó có ảnh hưởng quốc tế.

Tuy nhiên, ngay cả việc chấp nhận nhu cầu đó đối với các đối tác thương mại, khi nói đến sự hình thành một hình ảnh của môi trường toàn cầu của mình, các nhà tư tưởng và các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc dường như tự nhiên hạ thấp tầm quan trọng nhận thức của họ về các mối quan hệ cạnh tranh chính trị với Hoa Kỳ . Chúng ta có thể tưởng tượng những kết nối đối ngoại này chủ yếu vào ba loại, được phân biệt bởi vai trò của chúng trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ với những ảnh hưởng khu vực và toàn cầu. Thể loại đầu tiên là các quốc gia phục tùng, chủ yếu là Bắc Triều Tiên, còn có Sudan hoặc Miến Điện cho đến gần đây. Đây là những nước phụ thuộc vào viện trợ quan trọng và hỗ trợ của Trung Quốc, mà cũng là những nước đối kháng trực tiếp với lợi ích của Hoa Kỳ. Bởi vậy, trong việc tạo thành công thức này, họ là "gần nhất" trong cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, và phục vụ như để hấp thụ một lượng lớn sự chú ý và kế hoạch của Mỹ. Bắc Kinh, trong khi không thể kiểm soát những kẻ phục tùng ở Bắc Triều Tiên, nó vẫn công nhận những tiện ích trong việc yểm trợ cho chế độ họ Kim, như nó đã làm trong việc cung cấp vũ khí cho chính quyền Sudan. Một tập hợp con của thể loại đầu tiên này là các quốc gia mà không phải là phục tùng Trung Quốc, nhưng mà đối lập với chính sách của Mỹ làm cho họ trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với hỗ trợ của Trung Quốc. Iran (có nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng đối với Trung Quốc) có thể đóng vai trò này tốt nhất, như Bắc Kinh đã từ chối liên tục việc hỗ trợ các hình thức xử phạt đáng kể chống lại Tehran, giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng chương trình hạt nhân của nó trong nhiều năm.

Một thể loại thứ hai, và xa hơn từ lợi ích trực tiếp của Mỹ, là những nước mà Trung Quốc đang phát triển mối quan hệ thương mại gần gũi đặc biệt . Rõ ràng, mối quan tâm kinh tế là động lực chính ở đây, nhưng cũng có một yếu tố cạnh tranh với Hoa Kỳ len lỏi đi vào những thỏa thuận này . Ở một mức độ, theo đuổi các hiệp định thương mại chất lượng thấp của Trung Quốc (gạt bỏ những thứ như tiêu chuẩn cao về quyền của người lao động, bảo vệ chất lượng của người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, v..v...), họ phục vụ như là một ảo ảnh, thay thế các kiến ​​trúc thương mại được thúc đẩy bởi Hoa Kỳ. Các thỏa thuận thương mại với các nước châu Phi cũng được thiết kế để thu hút sự ảnh hưởng, chủ yếu dành cho Bắc Kinh trên lục địa đó, hay như là một thỏa thuận với ASEAN đã có hiệu lực trong năm 2010. Có một yếu tố chiến lược trong quan hệ thương mại của Trung Quốc mà nó không chỉ cung cấp cho nó có thị trường kinh tế quan trọng, mà cũng còn giúp nó gây tác động trở lại về mặt chính trị.

Những nỗ lực đa phương về chính trị định hướng sự hình thành thể loại thứ ba trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Bởi vì đây là những khuôn mẫu khuếch tán, và ít tuân theo thể loại ảnh hưởng trực tiếp mà Trung Quốc có thể tác dụng trong quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương, họ là "xa nhất" trong sự cạnh tranh của Bắc Kinh với Washington, nhưng họ đang ngày càng quan trọng. Bắc Kinh đang chơi một trò chơi lâu dài trong các diễn đàn mà nó không kiểm soát được, chẳng hạn như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN. Trong khi nó gặp phải cú đánh trả đáng kể trong năm 2010 với thế quyết đoán hơn, nó vẫn đầu tư trong sự cố gắng để đóng một vai trò hàng đầu mà có thể định hình sự phát triển của các nhóm và giới hạn chúng khỏi gây nổi bật các vấn đề tự do. Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục cam kết để thay thế cơ chế của nhiều quốc gia cùng chí hướng, chẳng hạn như biểu tượng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải rộng lớn, trong ý đồ tạo nên giấc mơ đối trọng với khối tự do thân mật của Mỹ ở châu Á.

Tuy nhiên, không nước nào trong số ba thể loại này có mối quan hệ làm việc ràng buộc với Trung Quốc dựa trên sự tin tưởng hay một cảm giác qua đó các giá trị được chia sẻ thực sự. Đó là bởi vì mỗi nước trong số họ (với nhữnng cẩn thận trong các quan hệ kinh tế) tiếp cận từ một quan điểm thiết thực về vai trò của họ trong việc giúp chống đở vị trí tương đối của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Lăng kính của Mỹ đóng một vai trò chủ đạo trong việc định hình chiến lược bên ngoài và hoạch định chính sách của Trung Quốc. Những quốc gia nhỏ hơn đóng vai những con tốt trong một trò chơi lớn hơn, nhưng trên các lãnh vực khác, bác bỏ họ là điều không thích hợp. Không có khái niệm quan hệ bình đẳng, hoặc lợi ích được chia sẻ thực sự (khác hơn so với thương mại) có vẻ như đang đi vào cuộc chơi.

Chẵng có gì là biện luận khi nói rằng Trung Quốc không có các lợi ích quốc gia hợp pháp hoặc các ảnh hưởng trong nước về chính sách đối ngoại của họ. Cũng không hạ thấp sự cần thiết của Trung Quốc đối với sự tăng trưởng và các mối quan hệ thương mại mà qua đó sẽ giúp phát triển nền kinh tế của nó. Nhưng biểu hiện của những lợi ích và các ảnh hưởng này bị xoắn lại với sự tập trung cục bộ vào Hoa Kỳ. Chắc chắn đó là cách thức mà Trung Quốc thể hiện bản thân nó trong các cuộc họp riêng tư và công cộng.

Điều này làm phức tạp quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong những cách bất ngờ. Đầu tiên, nó có nghĩa là Bắc Kinh sẽ giải thích bất kỳ chính sách nào của Mỹ trong khu vực đều là nhằm vào Trung Quốc, trong một phản ánh phản chiếu quan điểm riêng của nó. Không có các phản đối với Mỹ về các mục tiêu khu vực rộng lớn hơn ; như mục tiêu nhân đạo, phát triển, hoặc lợi ích an ninh tổng thể có khả năng thuyết phục các đối tác người Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng những con tốt trong trò chơi của nó với Washington, có nghĩa rằng nó sẽ liên tục tạo nên những trở ngại cho sự ổn định trong khu vực hoặc trên toàn cầu. Một chính quyền quân phiệt ngổ ngược dựng lên một lá chắn hoàn hảo trước những nỗ lực của Mỹ để thúc đẩy dân chủ hoặc tập trung vào phát triển kinh tế. Cuối cùng, tập trung vào Mỹ của Trung Quốc sẽ tiếp tục là lý do chính để tập trung vào hiện đại hóa quân sự, trong trình tự đạt được mục tiêu cuối cùng là hành động mà không bị cản trở bởi áp lực của Mỹ.

Tất cả điều này dẫn đến kết luận rằng những nước tìm kiếm sự phát triển một mối quan hệ làm việc thuần thục giữa Trung Quốc và Mỹ được xây dựng trên sự tin tưởng là sẽ phải thất vọng. Trung Quốc sẽ tiếp tục tranh thủ thời gian và sẽ khôn ngoan không gây rắc rối với các nước láng giềng của nó. Nó có thể làm việc với Hoa Kỳ về các thứ tự ưu tiên thấp hơn, chẳng hạn như vi phạm bản quyền, thay đổi khí hậu, và tương tự như thế. Tuy nhiên, cho đến khi nó không còn xem thế giới qua lăng kính của Mỹ, không có khả năng nó chấp nhận một thái độ hợp tác thực sự, qua đó sẽ báo trước sự ra đời của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Trung-Mỹ.

Tiến sĩ Michael Auslin là một học giả nghiên cứu châu Á và an ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.