Côn đồ ở Biển Đông


Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc không xứng đáng với yêu cầu của luật pháp, và Hoa Kỳ là quyền lực duy nhất đủ mạnh để đẩy lùi.


Haiyang Dizhi 8
REVIEW & OUTLOOK ASIA. 10, Tháng Tám, 2012.
Theo Wall Street Journal

Trần H Sa Lược Dịch.

Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng quyết định gần đây của Bắc Kinh, nâng cấp thành phố Tam Sa bé tí trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp lên "thành phố cấp quận", và thiết lập 1 đơn vị đồn trú quân sự ở đó có xu hướng "chống lại các nỗ lực ngoại giao hợp tác để giải quyết sự khác biệt và có nguy cơ tiếp tục leo thang căng thẳng trong khu vực". Sự phản đối có kềm chế đó chỉ làm cho Bắc Kinh có lý do muốn chơi một tràng "đã đảo chủ nghĩa đế quốc Mỹ". Bộ Ngoại giao (Trung quốc) gọi một quan chức ở Đại sứ quán Mỹ để mắng mỏ gay gắt vào ngày thứ bảy. Phương tiện truyền thông nhà nước cũng hăng hái, phát biểu Mỹ hảy "câm mồm" và ngừng "xúi giục" xung đột trong khu vực.

Tại sao lại bùng nổ sự giận dữ ? Một phần đó là bởi vì các phe phái khác nhau của Bắc Kinh cần gây chú ý đến khó khăn trên các vấn đề chủ quyền trước Đại hội Đảng sắp tới. Đại hội sẽ chọn thế hệ lãnh đạo Đảng kế tiếp.

Nhưng lý do khác là hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) đã gây ra một phản ứng dữ dội giữa các nước láng giềng và làm cứng rắn hơn quyết tâm của họ để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc. Thay vì thừa nhận sai lầm của mình, Bắc Kinh muốn đề cập Mỹ như là "bàn tay đen" đang đầu độc mối quan hệ của nó với khu vực Đông Nam Á. Điều này có thể có mục đích hoàn toàn tuyên truyền, nhưng nguy hiểm là Đảng Cộng sản sẽ tạo ám ảnh Mỹ hiện nay là kẻ thù trong khu vực.


***
Trong Bạch thư năm 2000, Bắc Kinh tuyên bố rằng nguồn gốc của "chủ quyền không thể chối cãi của mình trên quần đảo Trường Sa, các tính năng quan trọng nhất ở biển Đông (biển Nam Trung Hoa), là thành tích lịch sử của đế quốc Trung Hoa như là "nước đầu tiên khám phá và đặt tên cho các hòn đảo là Nam Sa hải đảo và là quốc gia đầu tiên thực hiện quyền tài phán chủ quyền đối với chúng".

Cơ sở này bị tranh cãi. Trung Quốc có thể có một số bản đồ cổ nhất còn sót lại của khu vực ; nhưng thổ dân, thương nhân Mã Lai, Ấn Độ và Ả Rập đã đi qua các vùng biển này trước khi người Hán Trung Quốc bắt đầu các khám phá của họ. Và các bản đồ được sản xuất bởi Trung Quốc và các nước khác từ thời cổ đại cho đến thế kỷ 20 cho thấy những hòn đảo như là những mối nguy hiểm không có người ở đối với ngành hàng hải, không phải là những mục tiêu thuộc chủ quyền của bất kỳ ai.

Quân phiệt Nhật Bản, mỉa mai thay, là nguồn gốc thực sự của những tuyên bố của Trung Quốc. Là đại học giả Trung Quốc ở hải ngoại, Wang Gungwu ghi nhận gần đây, các bản đồ thời chiến tranh thế giới thứ II của Nhật Bản cho thấy toàn bộ Biển Ðông là một hồ nước của Nhật Bản và quốc gia này đã nghiêm túc tuyên bố chủ quyền đầu tiên đối với các hòn đảo.

Một sự khôi hài thứ hai là các tuyên bố hiện nay của Cộng hòa Nhân dân (Trung Quốc) đã tồn tại từ một bản đồ năm 1947 do chính phủ dân tộc chủ nghĩa của Chiang Kai-Shek, qua đó vẽ một đường hình chữ U với 11 dấu gạch ngang bao quanh hơn 90% Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ). Chế độ của Mao tái ấn bản bản đồ đó với một đường được đơn giản hóa với chín gạch ngang sau khi đánh tan chính quyền dân tộc chủ nghĩa, tuyên bố vùng biển là "biển lịch sử" của Trung Quốc.

Bắc Kinh tiếp tục sử dụng bản đồ này để biện minh cho tuyên bố của mình, mặc dù nó đan xen giữa lập luận rằng tuyên bố của nó dựa trên hiệp ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mà nó đã ký kết và phê chuẩn vào năm 1996 ; hoặc dựa trên một tình trạng khác, rằng chủ quyền lãnh thổ có trước hiệp ước. Dù với trường hợp nào, Bắc Kinh hành động như thể nó sở hữu tất cả vùng biển trong đường chử U, năm ngoái thì lên án Việt Nam thăm dò các khu vực mà cả hai ở trong đường "lãnh thổ" và vùng đặc quyền kinh tế ven biển hay EEZ của Việt Nam .

Giải quyết sự mơ hồ về cách thức Trung Quốc thực hiện tuyên bố của mình là một vấn đề có tính chất học thuật nhiều hơn. Đối với Mỹ, nó quan trọng bởi vì khoảng một phần ba thương mại thế giới đi qua Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), và tự do hàng hải là một lợi ích quan trọng của Mỹ. Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng lo lắng, kể từ khi họ phải đối mặt ngay lập tức bởi những gì họ cho là "sự quyết đoán dần dần" của Bắc Kinh.

Ngay cả nếu tất cả các hòn đảo tranh chấp thuộc về Trung Quốc, vùng biển mà họ được kiểm soát theo quy định của luật hàng hải sẽ là tương đối nhỏ. Chỉ có một số ít những hòn đảo có khả năng duy trì nơi cư trú của con người, điều đó là cần thiết để đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm, và một số trong những hòn đảo ấy sẽ bị giới hạn, nơi mà chúng chồng chéo với các vùng đặc quyền kinh tế được tạo ra bởi bờ biển của các quốc gia khác. Đá và bãi cát ngầm chỉ tạo ra một bán kính lãnh hải tối đa 12 dặm.

Điều này nêu lên một tuyên bố sai lầm rỏ ràng khác được thực hiện bởi Bắc Kinh -- rằng các quốc gia Đông Nam Á đã chấp nhận quyền của nó đối với các hòn đảo cho đến những năm 1970, khi nguồn dự trử tiềm năng dầu và khí đốt được phát hiện. Không phải như vậy : bản đồ năm 1947 đã là một vấn đề tranh chấp quốc tế vào thời điểm đó.

Đúng là chỉ sau khi phát hiện dầu khí thì Trung Quốc bắt đầu bắt nạt theo cách của mình ở các hòn đảo. Năm 1974, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ và đẩy quân đội (Nam) Việt Nam ra khỏi vị trí đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa. Trong năm 1988, quân đội Trung Quốc một lần nữa đánh úp Việt Nam ở Johnson Atoll trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cho chiếm hửu Mischief Reef từ Philippines vào năm 1994 mà không có một cuộc chiến.

Hiện nay Bắc Kinh cáo buộc các nước láng giềng khuấy động căng thẳng. Nhưng vào tháng Sáu, đã tiến hành hành động khiêu khích lớn nhất của nó kể từ năm 1994 : đưa ra đấu thầu thăm dò các lô dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chồng chéo với các lô mà Việt Nam đã cho thuê. Điều này đặc biệt đe dọa đến Việt Nam vì Trung Quốc không còn dính dáng vào các hợp đồng như vậy ở các công ty đa quốc gia, mà qua đó né tránh các nguy cơ xung đột quân sự chung quanh giàn khoan của họ. Tập đoàn Dầu khí Trùng dương Quốc gia Trung Quốc đang phát triển các nền tảng thăm dò biển sâu của riêng nó, một cách mới để Bắc Kinh đánh dấu các tuyên bố của mình.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng sử dụng lực lượng hải quân và lực lượng dân quân gây leo thang căng thẳng. Trong bế tắc với Manila trên Đảo ngầm Scarborough hồi tháng năm, gần 100 tàu thuyền đánh cá ỏ bên trong đảo san hô một thời gian, theo chính phủ Philippines. Năm ngoái, tàu của nó cắt cáp truyền tín hiệu ở hai tàu thăm dò của Việt Nam -- cũng như nhiều lần nó đã cố gắng làm với tàu USNS Impeccable trong năm 2009. Và vào tháng Sáu, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đã bắt đầu các cuộc tuần tra " sẵn sàng chiến đấu" ở vùng biển được tuyên bố bởi Việt Nam.

Với suy nghỉ của Bắc Kinh, họ có thể đưa ra những tuyên bố lãnh thổ lạ lùng và vi phạm luật pháp quốc tế theo ý muốn vì đó là đặc quyền của một đại cường quốc. Đó là thông điệp rỏ ràng mà Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì công bố tại Diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội trong tháng 7 năm 2010. Ông mô tả Biển Đông như là một "lợi ích cốt lõi quốc gia", và ông sau đó nói rằng, "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó đúng là một thực tế".

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia Đông Nam Á, mà 40 năm trước đây trông vào Mỹ để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản, đang yêu cầu Washington giúp đở đẩy lùi chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc. Điều kỳ lạ là Bắc Kinh có vẻ ngạc nhiên rằng nó một lần nữa bị cô lập trong khu vực và bị bao quanh bởi các đồng minh của Mỹ. Nhưng khi quyền lực của Trung Quốc phát triển, một số nước láng giềng của Trung Quốc nhận ra rằng cánh cửa cơ hội cho một phản ứng thống nhất đang lại gần sẽ thay đổi hành vi của Bắc Kinh.

***
Cơ hội tốt nhất để tránh một sự đối đầu khó chịu là phản ứng mạnh mẽ của Mỹ. Washington đã duy trì sự mơ hồ của riêng mình đối với biển Đông (biển Nam Trung Hoa), nói rằng nó sẽ không ở bên nào trong tranh chấp, nhưng có một lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình.

Điều đó thì chi li, xa như các hòn đảo và các khu vực nhỏ của vùng lãnh hải chung quanh chúng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cho thấy rằng nó không quan tâm đến một giải pháp thương lượng và sẽ sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền và thống trị toàn bộ Biển Ðông nếu nó có thể. Washington cần phải gọi to đường chữ U là trò hề của luật pháp quốc tế, và tuyên bố rõ ràng rằng nó sẽ chiến đấu để giữ cho các tuyến đường biển được mở cửa.


-----------------------------|||-------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.