Hồ Cẩm Đào và ủy ban quân sự trung ương.


Đảng Cọng sản nổi giận trước sự thúc đẩy của quân đội để gây ảnh hưởng nhiều hơn ở Trung Quốc.

[caption id="attachment_4473" align="alignleft" width="300"] Phó chủ tịch Tập Cận Bình ở Los Angeles hồi tháng Hai, có thể ông ta phải chờ đợi để nắm lấy lãnh đạo quân đội TQ.[/caption]EDWARD WONG và ANSFIELD JONATHAN. 7, Tháng Tám, năm 2012
Theo New York Times

BHM Lược Dịch.

BẮC KINH - Trong một bữa tiệc nhân ngày lễ dành cho giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc vào đầu năm nay, một vị tướng đầy quyền lực đã đột ngột chỉ trích trong một cơn thịnh nộ do say rượu, chống lại những gì ông tin là một động thái không thành thật kềm hãm ông ta không được đề bạt lên cơ quan cầm quyền hàng đầu của quân đội.

Vị tướng, Zhang Qinsheng, trút cơn giận dữ của mình trước mặt Chủ tịch Hồ Cẩm Đào , theo bốn người am hiểu sự kiện. Tại bữa tiệc, thậm chí ông ta còn xô đẩy một cách thô bạo một vị tướng chỉ huy chúc rượu ; Hồ Cẩm Đào bỏ đi trong sự chán ghét.

Tràng đã kích của ông tuớng là một trong một loạt các sự kiện trong năm nay đã làm gia tăng mối quan tâm giữa các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đối với mức độ kiểm soát mà họ áp dụng với các quan chức quân sự, những người đang ngày càng nói thẳng nhiều hơn và mong muốn ảnh hưởng lớn hơn đối với chính sách và các vấn đề chính trị.

Với quá trình chuyển đổi lãnh đạo một thập kỷ một lần của Trung Quốc chỉ còn cách vài tháng, đảng đang bị đẩy trở lại với một chiến dịch lớn dể nhận thấy, chống lại sự phản bội và tham nhũng, thậm chí yêu cầu tất cả các cán bộ phải báo cáo tài sản tài chính.

"Những người có thẫm quyền của Đảng đã nhận ra rằng quân đội đang xâm lấn về các vấn đề chính trị", một nhà khoa học chính trị với mối quan hệ với hàng cao cấp của đảng cho biết. "Mặc dù đảng kiểm soát súng, sự biểu hiện của các quan điểm từ bên trong quân đội về các vấn đề chính trị đã làm dấy lên một mức độ báo động". Ông ấy nói với điều kiện ẩn danh vì sợ trả thù giống như những người khác "họ đã đồng ý để thảo luận về các vấn đề nội bộ đảng".

Một số tướng lĩnh và đô đốc đã lớn tiếng kêu gọi chính phủ khẳng định quyền kiểm soát trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông), trọng tâm là các tranh chấp lãnh thổ đầy hiềm khích giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc, nơi mà tinh thần dân tộc chủ nghĩa nổi lên trong công chúng cũng như trong các chính trị gia. Và đầu năm nay, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đã trở nên bị báo động qua quan hệ giữa các tướng lãnh và thành viên Bộ Chính trị bị cách chức, Bạc Hy Lai.

Nhu cầu của đảng duy trì nguyên tắc ổn định trên một quân đội ngày càng to mồm là một trong những lý do mà ông Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo dân sự hàng đầu của nó, dự kiến nắm giử vị trí của mình như là chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương cho đến hai năm sau, kể từ khi ông từ bỏ danh hiệu chủ tịch đảng vào mùa thu, theo những người thông báo về các cuộc thảo luận chính trị. Người kế nhiệm được chỉ định trước của ông, Tập Cận Bình , vẫn sẽ nắm giử các chức vụ của ông Hồ Cẩm Đào như là người đứng đầu của đảng và đứng đầu nhà nước, nhưng sẽ phải chờ đợi để trở thành ông chủ quân đội Trung Quốc.

Hai người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào đều đã thực hiện việc kiểm soát quân đội sau khi họ đã từ bỏ các chức danh dân sự khác. Tuy nhiên, một số người trong nội bộ đảng lập luận rằng một sự bàn giao so le có thể dẫn đến các trung tâm đối địch về quyền lực, từ lòng trung thành của các tướng lãnh bị phân nhóm. Không có quyết định cuối cùng được thực hiện cho dù ông Hồ Cẩm Đào sẽ vẫn giử chức vụ chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương. Nhưng nếu ông ta như thế, sau đó ông Tập Cận Bình có thể tìm thấy mình bị hạn chế trong việc mở rộng cơ sở quyền lực, mặc dù ông ta có hoàn cảnh và kinh nghiệm quân sự nhiều hơn ông Hồ Cẩm Đào.

Ông Hồ Cẩm Đào đã xây dựng được một mạng lưới các người trung thành trong quân đội bằng những đợt thăng cấp cho các vị tướng. Ít nhất 45 quan chức đã được thăng cấp đại tướng bởi ông Hồ Cẩm Đào kể từ năm 2004, khi ông trở thành người đứng đầu ủy ban quân sự. Đúng hơn một nửa các trường hợp thăng cấp đã diễn ra kể từ tháng 7 năm 2010. Bốn trong số 45 tướng, hiện nay ở trong số 10 vị tướng có vị trí trong ủy ban quân sự. Một viên chức đã nổi lên một cách nhanh chóng với sự hỗ trợ của ông Hồ Cẩm Đào là Tướng Zhang, người vẫn còn có thể ganh đua cho một ghế trong ủy ban quân sự bất kể cơn giận dử say rượu của ông.

Khi người tiền nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, nắm giử chức vụ quân sự của mình từ 2002-2004, phe phái thù địch nảy sinh nhiều vấn đề. Sự việc tương tự có thể xảy ra với ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình, người được thăng chức phó chủ tịch ủy ban quân sự trong năm 2010. Ông Giang nhường chức vụ của mình cho Hồ Cẩm Đào chỉ sau khi xung đột giữa hai người đã mãnh liệt.

"Cách thức diển ra trong quân đội là : bất cứ ai thăng cấp cho tôi là cha của tôi", một thành viên của giới chóp bu đảng cho biết, người thường xuyên gặp gở với các tướng lãnh .

Những sự phân chia như vậy không nhất thiết làm suy nhược một quân đội ngày càng chuyên nghiệp, các nhà phân tích nói.

"Họ thích làm việc với những khác biệt này trong một quá trình xây dựng sự đồng thuận", ông Dennis J. Blasko, một quan chức tình báo đã nghỉ hưu của quân đội Hoa Kỳ và là cựu Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cho biết. "Tôi nhìn thấy sự lãnh đạo PLA là hợp lý, thực dụng và thực tế", ông nói thêm, khi đề cập đến Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Tuy nhiên, những cuộc hội thoại với các quan chức cho thấy rằng, một số có thể cảm thấy có một mối quan hệ đối với việc ông Xi sắp được chỉ định, họ không chia sẻ với ông Hồ Cẩm Đào, con trai của một nhà kinh doanh chè đã len lỏi trong cái bóng của ông Giang Trạch Dân để giành được sự tôn trọng. Ông Tập Cận Bình, 59 tuổi, là "vương hầu", con trai của một nhà lãnh đạo du kích Cộng sản được tôn kính, người lớn lên ở Bắc Kinh với những gia đình quân nhân. Ông bước vào vai trò lãnh đạo với các mối quan hệ quân sự gần gủi hơn bất cứ ai kể từ Đặng Tiểu Bình.

"Khi những người từ 'thế hệ đỏ thứ hai' di chuyển lên, sẽ có một cảm giác riêng tư, một mối ràng buộc truyền thống", một sĩ quan cao cấp cho biết.

Công việc đầu tiên của ông Tập Cận Bình là phụ tá cho Geng Biao, một đồng chí du kích của cha mình, người đã trở thành Bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc vào năm 1981. Ông Xi sau đó nắm văn phòng chỉ huy chính trị trên các đơn vị quân đội trong khi phục vụ như một nhà lãnh đạo dân sự ở tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang đối diện với Đài Loan, xứ sở mà Trung Quốc vẫn coi là một phần của đất nước của mình. Và ông kết hôn với Peng Liyuan, một ca sĩ nổi tiếng từ một đoàn văn công quân đội, nắm giữ thứ hạng tương đương với thiếu tướng.

Ngay cả trước khi nhận nhiệm vụ trong ủy ban quân sự, ông Tập Cận Bình đã có những gặp gở thân mật thường xuyên tại Bắc Kinh với một số tướng lãnh, bao gồm cả những vương hầu thẳng thắn như Liu Yuan và Liu Yazhou, theo Li Mingjiang, một chuyên gia chính trị Trung Quốc hiện nay ở Singapore.

Khi nói đến ý thức hệ, ông Tập Cận Bình là một người tầm thường. Tuy nhiên, với sự nổi lên của Trung Quốc đã đi đến một sự quyết đoán ngày càng tăng trong khu vực, ông Tập Cận Bình sẽ cảm thấy bị áp lực đi theo hướng đó. Ông sẽ "khó khăn hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc," ông Li nói. "Thực tế là ông ta có một số nền tảng quân sự tạo cho ông ta tự tin hơn trong việc ra quyết định."

Có những dấu hiệu mà qua đó một số tướng lãnh tin rằng họ được sự chú ý của ông Tập Cận Bình. Năm ngoái, tướng Liu Yazhou, chính ủy của trường Đại học Quốc phòng quốc gia, đã gửi một thiếu tướng nổi tiếng hiếu chiến, Zhu Chenghu, đến Singapore để hướng dẫn một nghiên cứu về hệ thống độc tài linh hoạt hơn của quốc gia nhỏ xíu đó. Tướng Liu, người được thăng đại tướng bởi ông Hồ Cẩm Đào vào ngày 30 tháng 7, lên kế hoạch trình bày nó cho ông Xi để chứng minh cho "hệ thống một đảng tự do" như là một phương tiện hướng đến việc cũng cố nhà nước, một học giả đã gặp gở với nhóm đó cho biết.

Liu Yuan (không liên quan đến Liu Yazhou), một nhân vật quyền lực khác trong mạng lưới tướng lãnh vương hầu của ông Xi, là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, người đã được Mao chọn để tiếp nhận chức vụ lãnh đạo tối cao trước khi bị thanh trừng và chết ở trong tù. Trong một bài tiểu luận xuất bản năm 2002, ông Xi ôn lại cách ông đã liên kết với Liu Yuan khi cả hai người được trao những trách nhiệm dân sự cấp huyện vào năm 1982.

"Chúng tôi đồng ý với nhau ngay cả trước khi chúng tôi nói chuyện", ông Xi đã viết. "Cả hai chúng tôi muốn đi theo con đường hòa nhập với công nhân và nông dân."

Bất kể vị trí ưa thích của mình, Tướng Liu Yuan chịu nhiều áp lực trong năm nay từ các nhân vật quyền thế của đảng bởi vì các kết nối của ông với ông Bo. Thật vậy, vụ việc của Bo đặt các quan chức dân sự trong tình trạng báo động cao đối với các liên kết thông đồng như vậy. Khi vụ bê bối bắt đầu diễn ra vào tháng Hai, ông Bo báo động cho một số lãnh đạo đảng bằng cách bay đến tỉnh Vân Nam viếng thăm trụ sở của quân đoàn 14, đơn vị một thời được chỉ huy bởi cha mình.

Một số người nói rằng vụ bê bối làm thiệt hại triển vọng thăng tiến của Tướng Liu Yuan. Nhưng sự nổi tiếng của ông ta đã được thể hiện vào tháng Tư, khi ông giành được những điểm số hàng đầu trong một cuộc thăm dò của các sĩ quan cao cấp, theo những trí thức trong đảng gần gủi với ông ta. Để bảo vệ sự nghiệp của mình, ông tướng này tự tách mình ra khỏi ông Bo và đưa ra tuyên bố ũng hộ ông Hồ Cẩm Đào, người trước đó đã thăng cấp cho ông ta lên đại tướng.

Các nhà phân tích nói rằng, đó là một trong nhiều cách mà ông Hồ Cẩm Đào, đã cố gắng tóm lấy các quan chức từ các gia đình ưu tú và có thể cho phép ông ta mở rộng ảnh hưởng của mình khi về hưu.

Edward Wong tường trình từ Bắc Kinh và Singapore, và Jonathan Ansfield từ Bắc Kinh. Patrick Zuo góp phần nghiên cứu.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.