Ngoại giao cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc : Một xu hướng mới và đáng lo ngại.


Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng hợp tác kinh tế với Trung Quốc có những rủi ro cố hửu. Các quốc gia nên cần lưu tâm đến xu hướng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc sử dụng các phương tiện kinh tế để bắt buộc các quốc gia trong tầm ngắm thay đổi chính sách của họ để phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc có thể tăng tính dễ tổn thương của các nước đang phải chịu sức ép như vậy.

Bonnie S. Glaser. Ngày 6 tháng 8 năm 2012.
Theo CSIS

BHM Lược dịch.

Khi 10 quốc gia thành viên của ASEAN không đạt được thỏa thuận về các từ ngữ của một thông cáo chung lần đầu tiên trong 45 năm, hầu hết các chuyên gia đổ lỗi cho Chủ tịch ASEAN năm nay, Campuchia, không vượt khó để tiến tới một sự đồng thuận. Tuy nhiên, đằng sau sự thụ động của Phnom Penh, là áp lực từ Bắc Kinh ngăn cản bất kỳ sự đề cập nào đến Biển Đông, đặc biệt là các bế tắc gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi cạn Scarborough, không được ghi vào bản tuyên bố cuối cùng. Điều mà Trung Quốc gây ảnh hưởng trên Căm Bốt không nên được xem như là một sự ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp hơn 10 tỷ USD viện trợ cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011 số lượng đầu tư nước ngoài cam kết với Phnom Penh của Trung Quốc là lớn hơn gấp 10 lần so với hứa hẹn của Hoa Kỳ. Sự phụ thuộc kinh tế của Cam-pu-chia đối với Bắc Kinh được biểu trưng bởi cung điện Hòa bình, được xây dựng với sự tài trợ của Trung Quốc, và từng là địa điểm cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á mà nó dựa rất nhiều vào củ cà rốt kinh tế để gia tăng quyền lợi của các nước Đông Nam Á trong việc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc. FTA Trung Quốc-ASEAN, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, viện trợ nước ngoài, và thương mại đã được sử dụng để khuyến khích các quốc gia xem xét lợi ích của Bắc Kinh khi xây dựng chính sách và tránh xa các hành động mà Trung Quốc sẽ xem như là khó ưa. Tuy nhiên, trong những năm qua, Trung Quốc đã trực tiếp sử dụng mối quan hệ kinh tế để buộc các quốc gia trong tầm ngắm thay đổi chính sách của họ. Và xu hướng đang phát triển này đang gây ra rắc rối.

Mục tiêu gần đây nhất của việc sử dụng các biện pháp kinh tế của Trung Quốc cho các mục đích cưỡng chế là Philippines, quốc gia mà ngày 10 tháng 4 gửi một tàu khu trục hải quân để kiểm tra việc nhìn thấy tám tàu ​​đánh cá của Trung Quốc trong các đầm phá của bãi cạn Scarborough cách 124 hải lý tính từ tỉnh Zambales và cũng là ở trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Sau khi một tàu vũ trang tiếp cận tàu bên kia và phát hiện loài trai khổng lồ, san hô, và cá mập sống trên thuyền đó, một nỗ lực bắt giữ các ngư dân đã bị ngăn chặn bởi hai tàu dân sự Hải giám của Trung Quốc mà chúng đã đến hiện trường. Philippines rút tàu khu trục nhỏ và thay thế nó bằng tàu tuần duyên . Trung Quốc đã phái một tàu vũ trang chỉ huy Thi hành Luật Thuỷ sản để củng cố tuyên bố chủ quyền của nó. Bế tắc tiếp tục trong hơn một tháng.

Tức giận bởi việc không sẳn sàng của Manila rút khỏi bãi cạn, Trung Quốc viện đến các biện pháp kinh tế để trừng phạt Philippines đối với việc xâm lấn vào chủ quyền của Trung Quốc. Theo tin đã đưa, cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đã chặn hàng trăm xe tải container chuối của Philippines vào cảng Trung Quốc, tuyên bố rằng trái cây có sâu bệnh. Quyết định kiểm dịch chuối của Trung Quốc là một đòn lớn đối với Philippines mà qua đó xuất khẩu hơn 30% chuối của nó sangTrung Quốc. Sau đó, Trung Quốc bắt đầu kiểm tra chậm chạp các loại trái cây : đu đủ, xoài, dừa và dứa từ Philippines. .

Ngoài ra, cơ quan du lịch của Trung Quốc đại lục ngừng gửi các nhóm du khách đến Philippines, được cho là do lo ngại cho sự an toàn của khách du lịch. Vào tháng Giêng, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành nguồn khách du lịch lớn thứ ba đối với Philippines . Các lãnh đạo doanh nghiệp Philippines đã áp lực chính phủ phải từ bỏ phương pháp tiếp cận đối đầu của mình ở Bãi đá ngầm Scarborough, đó chính xác là kết quả mà Trung Quốc mong muốn. Vào đầu tháng sáu, Bắc Kinh và Manila đã đạt được một thỏa thuận đồng thời kéo ra khỏi tất cả các tàu trong đầm phá. Philippines tuân theo đúng thỏa thuận đó, và sau đó rút tất cả các tàu khỏi bãi cạn do thời tiết xấu vào cuối tháng đó. Theo Manila, tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn còn ở trong đầm phá vi phạm thỏa thuận, và các tàu Trung Quốc đang chặn lối vào của đầm phá, ngăn chặn bất kỳ tàu nào của Philippine và những tàu đánh cá của nó ra vào khu vực.

Một trường hợp được thông báo rộng rãi hơn của Trung Quốc trong việc sử dụng thương mại như một vũ khí để buộc một quốc gia thay đổi chính sách của họ xảy ra trong tháng 9 năm 2010 khi Bắc Kinh ngăn chặn vận chuyển khoáng sản đất hiếm đến Nhật Bản. Hành động được thực hiện để trả đũa cho vụ Nhật Bản bắt giữ đội trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc trong một sự cố gần quần đảo Senkaku, ở dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, nhưng cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc và Đài Loan. Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo cho các công ty rằng họ không được phép chuyển đến Nhật Bản oxit đất hiếm, muối đất hiếm, hoặc kim loại đất hiếm tinh khiết, mặc dù các lô hàng vẫn được phép đi đến Hồng Kông, Singapore, và các nước khác.

Trung Quốc sau đó làm chậm lại các lô hàng đất hiếm sang Hoa Kỳ cũng như đến các quốc gia ở châu Âu, khẳng định họ đã cố gắng để làm sạch ngành công nghiệp khai thác mỏ đất hiếm, mà nó đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ở một số nơi có khoáng sản được khai thác. Hành động của Bắc Kinh đã cảnh báo Tokyo và là một nhân tố chính trong quyết định của chính phủ Nhật Bản thả ngưòi thuyền trưởng. Lệnh cấm vận được xem bởi nhiều chuyên gia như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng đòn bẩy kinh tế như là một phương tiện trong tranh chấp quốc tế.

Trung Quốc không chỉ nhắm mục tiêu vào các quốc gia châu Á. Ví dụ thứ ba trong việc sử dụng cưỡng chế kinh tế của Trung Quốc đã được kích hoạt bởi giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2010 của Ủy ban Nobel Na Uy đối với nhà bất đồng chính kiến ​​Lưu Hiểu Ba ở Trung Quốc . Sau khi thông báo được thực hiện trong tháng 10 năm 2010, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo rằng quyết định này sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Oslo, mặc dù thực tế rằng Ủy ban Nobel độc lập với chính phủ Na Uy. Trung Quốc cũng cảnh báo các nhà ngoại giao nước ngoài rằng việc gửi đại diện đến dự lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình sẽ có hậu quả xấu. Mười tám quốc gia, chủ yếu là các quốc gia với quyền con người kém cỏi trong hồ sơ của riêng họ, chọn không tham dự.

Trong những tháng sau đó, Trung Quốc đóng băng các cuộc đàm phán FTA với Na Uy và áp đặt kiểm tra thú y đối với việc nhập khẩu cá hồi Na Uy mà kết quả là một sự cắt giảm nghiêm trọng. Khối lượng nhập khẩu cá hồi từ Na Uy bị thu hẹp 60% trong năm 2011, ngay cả khi thị trường tiêu thụ cá hồi của Trung Quốc tăng 30%. Yêu cầu của cơ quan an toàn thực phẩm Na Uy liên hệ với các đối tác Trung Quốc của họ đã không được trả lời. Hơn một năm rưỡi sau lễ trao giải Nobel Hòa bình, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục từ chối gặp các đại diện của chính phủ Na Uy để thảo luận về sự phát triển quốc tế. Tháng 6 năm 2012, Bắc Kinh từ chối thị thực đối với Cựu Thủ tướng Chính phủ Na Uy, Kjell Magne Bondevik, người đã được mời tham dự và điều tiết một cuộc họp của tổ chức Cơ đốc quốc tế ở Nam Kinh.

Trung Quốc đã trở thành một công cụ quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, sự hào phóng kinh tế của Trung Quốc đã cung cấp lợi ích cho nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng hợp tác kinh tế với Trung Quốc có những rủi ro cố hửu. Các quốc gia nên cần lưu tâm đến xu hướng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc sử dụng các phương tiện kinh tế để bắt buộc các quốc gia trong tầm ngắm thay đổi chính sách của họ để phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc có thể tăng tính dễ tổn thương của các nước đang phải chịu sức ép như vậy.

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, các quốc gia đang quan sát chặt chẽ hành vi của Trung Quốc khi nó tái nổi dậy như là một sức mạnh to lớn. Hầu hết vẫn còn hy vọng rằng khi Trung Quốc nổi lên sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực và làm mạnh thêm hệ thống quốc tế hiện hành mà từ đó nó đã được hưởng lợi trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, nếu như một kịch bản tích cực như vậy được thực hiện, các nước sẽ phải đẩy lùi chống lại sự sẵn sàng đang phát triển của Trung Quốc sử dụng đòn bẩy kinh tế để ép buộc các nước phải sửa đổi chính sách của họ để phù hợp với mong muốn của Bắc Kinh.


Bonnie S. Glaser là một thành viên cao cấp với đặc quyền Chủ tịch CSIS trong nghiên cứu Trung Quốc và là một cộng tác viên cao cấp tại Diễn đàn Thái Bình Dương của CSIS.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.