Sự kháng cự dũng cảm ở Biển Đông.


Giống như tất cả các quốc gia ven biển, Philippines và Việt Nam hành xử thẫm quyền hoàn toàn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển và đáy biển trong vòng 200 hải lý từ bờ biển của họ.

James R. Holmes. 02 tháng 8 2012.
Theo The Diplomat

BHM Lược dịch.

Trong một phiên chất vấn sau bài nói chuyện của tôi ở Paris , một quý ông từ Đại sứ quán Trung Quốc hỏi liệu phải chăng Hoa Kỳ -- bằng cách thúc đẩy một giải pháp thương lượng các tranh chấp lãnh thổ hàng hải đang khuấy đục biển Đông -- đang khuyến khích các nước Đông Nam Á yếu kém có lập trường mà họ không thể có khác đi khi đứng trước sức mạnh áp đảo của Trung Quốc . Hàm ý rằng : Washington đã tự thực hiện như là một đối tác thầm lặng của Philippines, Việt Nam, và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Tôi cho rằng đúng, ngoại giao Mỹ có thể làm cho họ bạo gan. Điều đó dường như làm vui lòng ông ta.

Nhưng tôi vội vã bổ sung thêm rằng đó là một điều tốt nếu Manila, Hà Nội và các quốc gia tương tự cảm thấy đủ tự tin để giử gìn những gì rõ ràng là của họ. Điều đó đã không làm cho ông ta vui lòng chút nào.

Tôi tin rằng chúng tôi đang thử nghiệm một đề xuất ở biển Đông -- mặc dù có thể làm đúng. Các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hàng hải rơi vào tình trạng gồm hai loại. Bãi ngầm Scarborough, rạn san hô Mischief ; và "những lô dầu" ngoài khơi Việt Nam là hoàn toàn rõ ràng. Giống như tất cả các quốc gia ven biển, Philippines và Việt Nam hành xử thẫm quyền hoàn toàn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển và đáy biển trong vòng 200 hải lý từ bờ biển của họ. Những đặc điểm địa lý tranh chấp này thuộc thẩm quyền của họ mặc dù khó kiểm soát hết, và đó là câu chuyện bình thường đáng thương, các báo cáo của báo chí cho thấy Manila và Hà Nội "quan tâm" (hoặc "xem xét", hoặc "tuyên bố") chúng như là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của họ. Họ coi chúng như vậy bởi vì chúng là như thế.

Nó rất dễ dàng. Lấy ra một bản đồ. Đặt vào đó một com-pa, thiết lập đường kính 200 hải lý, ở một nơi cuối cùng trên bờ biển phía tây của đảo Luzon, và xoay một vòng tròn vào Biển Đông. Bạn sẽ nhận thấy rằng bãi ngầm Scarborough nằm trong vòng tròn của bạn. Lặp lại việc làm đó đối với Tây Palawan, và bạn nhận được cùng một kết quả cho rạn san hô Mischief . Cũng như vậy đối với các lĩnh vực của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi mà Bắc Kinh muốn bán đấu giá quyền thăm dò dầu. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh đang triển khai sức mạnh vượt trội trong một nỗ lực để bãi bỏ hình học cơ bản và luật pháp của các điều ước quốc tế được viết rõ ràng bằng văn bản. Học làm Anh Cả (Big Brother), vùng Đông Nam Á.

Đúng, Việt Nam gần đây đã thông qua một đạo luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nằm giữa vùng biển Đông thuộc thể loại thứ hai, mơ hồ hơn. Nhưng ngay cả nếu chúng ta hiểu các hành động của Hà Nội trong chiều hướng tồi tệ nhất, có thể nó chỉ đơn giản là sự từ chối thông qua kết quả của một trận hải chiến vào năm 1974, qua đó lực lượng của Trung Quốc đã đánh túi bụi một đội tàu của Nam Việt Nam và nắm lấy quần đảo Hoàng Sa . Hà nội muốn bác bỏ một hiện trạng bị áp đặt bằng vũ lực.

[caption id="attachment_4418" align="alignleft" width="39"] James R. Holmes[/caption]Nếu can thiệp của Mỹ thúc đẩy các đàm phán về tình trạng của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khi khích lệ các quốc gia ven biển bảo vệ ngôn ngữ thông thường của luật biển, nhà Ngoại giao Hải quân cho biết : nó đích thị là như thế.


James R. Holmes là một nhà phân tích quốc phòng cho The Diplomat và là phó giáo sư khoa chiến lược tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, ở đó ông chuyên về chiến lược hàng hải của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng là nhà chuyên về ngoại giao và lịch sử quân đội của Hoa Kỳ.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.