Bị Trung Quốc lợi dụng , Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ .


Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?

[caption id="attachment_4784" align="alignleft" width="300"] Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)[/caption]Tú Anh.Thứ hai 12 Tháng Mười Một 2012.
RFI

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia, lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ». Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát.

Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết. Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia, Iran sẽ hợp tác với cộng đồng quôc tế về hồ sơ hạt nhân nhân đợt đám phán mở ra vào ngày 13/12/2012 tới đây.

Cuối tuần qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, bất ngờ đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ 17 năm qua, một nguyên thủ Iran đặt chân đến Hà Nội với mục đích được thông báo là tìm hợp tác « trên nhiều lãnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp, từ khoa học đến du lịch… ». Một nhà ngoại giao Tây phương tại Hà Nội cho rằng Iran « gõ cửa không đúng lúc », vì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.

Nếu lãnh đạo Iran phải đi tìm chiếc phao cứu trợ thì chuyện này cũng dễ hiểu. Trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận vì tham vọng hạt nhân của chính quyền Iran, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Iran sụt giảm dần trong 3 năm liền : từ 5,9% trong năm 2010, xuống còn 0,9% năm 2012. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chỉ riêng ngành xuất khẩu dầu hỏa đã giảm đi phân nửa so với năm 2011, xuống còn 1,25 triệu thùng mỗi ngày.

Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?

Theo nhà nghiên cứu Iran Richard Javad Heydarian, từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đắc cử vào năm 2005, chính phủ của ông đã sai lầm đi theo Trung Quốc thay vì giữ con đường độc lập của những người tiền nhiệm. Trong bài « Cái giá phải trả cho sự ủng hộ của Trung Quốc » trên Asia Times, chuyên gia về an ninh quốc tế cho biết kể từ 2007, Trung Quốc đã trở thành « đối tác thương mại » số một của Iran. Bắc Kinh đã thay thế các hãng dầu tây phương, xây dựng cho Iran khai thác nguồn tài nguyên khí đốt, cung cấp trang thiết bị tối tân xây dựng hạ tầng cơ sở.

Trong thập niên 1990, Trung Quốc cung cấp cho Iran trang thiết bị tinh lọc uranium. Biết thành phần trung lưu Iran có nhu cầu tiêu thụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng giá rẻ bán cho Iran. Nhờ vậy mà bao nhiêu nỗ lực trừng phạt của tây phương không làm Iran lo sợ. Theo tính toán của chính quyền Teheran thì buôn bán với đối tác Trung Quốc đủ sức để cân bằng với hệ quả mất thị trường Tây phương. Về chính trị, Bắc Kinh cũng đóng vai trò bảo trợ cho Iran ngăn chận những dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt quân sự.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không phải là một chế độ lý tưởng như họ tự quảng cáo. Sự giúp đỡ của Bắc Kinh có cái giá rất nặng. Một mặt Trung Quốc viện lý do tình trạng cấm vận tài chính nên không thể trả hàng tỷ đô la tiền mua dầu khí của Iran. Mặt khác, hồi đầu năm nay, khi Tây phương gia tăng biện pháp trừng phạt Iran, Trung Quốc tuy có lên tiếng phản đối, nhưng không như mong chờ của Iran. Đã vậy, liền sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bão đi một vòng Trung Đông tìm nguồn nhiên liệu ở các nước khác kể cả ở Ả Rạp Xê-Út, kẻ thù của chính quyền hồi giáo Iran.

Động thái này đã làm quan hệ giữa Teheran và Bắc Kinh bị lạnh hẳn đi. Viện lý do « bảo toàn nguồn năng lượng đề phòng eo biển Ormuz bị phong tỏa » Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu khí Iran xuống 50% kể từ đầu năm nay và ký kết hợp đồng với một số vương quốc vùng Vịnh. Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc lại giảm lượng dầu thô mua của Iran đến 25% mặc dù Trung Quốc khát dầu.

Thái độ thất hứa của Bắc kinh được lý giải bằng nguyên nhân kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề do khủng hoảng thế giới và do Iran bị cấm vận. Đã vậy, do mở cửa mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà giờ đây ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Iran đã bị phá sản.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, vào đầu tháng sáu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào « cố vấn » lãnh đạo Iran nên chọn lập trường « thực dụng », thương lượng « nghiêm túc » với nhóm G+5 gồm 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.

Biết bị lừa thì đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Trong bối cảnh Israel do thủ tướng diều hâu Netanyahu lãnh đạo đe dọa oanh kích, Iran đã có một loạt động thái bắn tín hiệu muốn thương lượng song phương với Washington. Ngày 01/11/2012, năm ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ, một sự cố hàng không xảy ra trên bầu trời vịnh Ba Tư : hai chiếc chiến đấu ơ Su-25 của Iran chận bắn một máy bay do thám không người lái của Mỹ nhưng… « bắn hụt ».

Lầu Năm góc chỉ tiết lộ sự kiện này ba ngày sau khi có kết quả bầu cử với chiến thắng của đương kim Tổng thống Obama. Sự kiện Tổng thống Obama, một người không chủ chiến với Iran, ngồi thêm 4 năm tại Nhà Trắng được xem là một cơ may cho Iran.

Nhà phân tích Iran, Richard Javad Heydarian kết luận : do ý thức không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc, do tinh thần dân tộc và thực tế, Iran bắt đầu bỏ bớt thái độ trịch thượng để tiến lại gần với Tây phương. Đó là lý do tại sao Iran bày tỏ quan tâm đến phương án đối thoại với Hoa kỳ để giải quyết dứt điểm bế tắc trên hồ sơ hạt nhân. Nguyện vọng cốt lõi của Teheran là độc lập chứ không phải là bỏ thế lực này để ôm chân thế lực kia.

Lãnh đạo VN đón mừng ông Ahmedinejad.
BBC Thứ hai, 12 tháng 11, 2012.

[caption id="attachment_4785" align="alignleft" width="300"]Kinh tế Iran "sắp phá sản" dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Ahmadinejad.[/caption]

Vào thời gian Hoa Kỳ định hướng lại chính sách ngoại giao với châu Á sau tin thắng cử lần hai của Tổng thống Barack Obama, Việt Nam rầm rộ làm lễ đón Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran, quốc gia Hoa Kỳ coi là thù địch.

Hôm 9/11/2012, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Iran thăm chính thức Việt Nam.

Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran được cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tại Hà Nội cùng một đoàn quan chức cao cấp Iran.

Dù ông Mahmoud Ahmadinejad sang thăm Việt Nam trên đường từ dự Hội nghị ở Bali, Indonesia trở về cao, chuyến thăm của ông được giới báo chí và các quốc gia Iran liên tục đả phá như Hoa Kỳ theo dõi sát sao.

Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội nói chuyến thăm của ông Ahmadinejad là nỗ lực ngoại giao của Tehran “nhằm tìm sự ủng hộ từ một quốc gia bè bạn”.

'Đối tác tin cậy'

Nhưng nỗ lực này có thể “không có nhiều nội dung” vì Việt Nam không ở trong vị trí giúp gì cho Iran vốn đang gặp khó khăn kinh tế, theo nhà ngoại giao không nêu tên.

Báo Công an Nhân dân ở Việt Nam trích lời nói ông đánh giá cao tinh thần của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” với Iran.

[caption id="attachment_4786" align="alignleft" width="300"]Tổng thống Iran bắt tay với người tương nhiệm Việt Nam.[/caption]

Đón người tương nhiệm Iran, ông Trương Tấn Sang phát biểu chào mừng phái đoàn cao cấp Iran và nói Việt Nam “đánh giá cao và tin tưởng chuyến thăm của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước”.

Báo chí Việt Nam cũng nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận lời sang thăm Iran và “chuyến thăm sẽ được sắp xếp theo đường ngoại giao”.

Đây là lần đầu tiên một tổng thống Iran sang thăm Việt Nam trong 17 năm.

Cộng hòa Hồi giáo Iran hiện vẫn bị Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu cấm vận vì các nghi vấn về chương trình nguyên tử của Tehran mà họ nghi là nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tehran luôn bảo vệ quyền khai thác năng lượng hạt nhân một cách hòa bình và bác bỏ chuyện họ sẽ phát triển vũ khí nguyên tử.

Bản thân Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad từng đòi “xóa khỏi bản đồ nước Israel”, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông.

Nhưng gần đây, hai nước Israel và Iran đã có cuộc hội đàm "tích cực" tại châu Âu về hạt nhân trong bối cảnh Tehran cần thoát ra thế kẹt về kinh tế.

Bài trên báo Anh, tờ The Guardian hôm 5/11 vừa qua nói kinh tế Iran "trên bờ vực phá sản".

Hiện lãnh đạo nước này tìm mọi cách tăng quan hệ ra bên ngoài về thương mại, nhất là với các nước không ủng hộ cấm vận chống Iran.

Lễ đón ông Ahmadinejad tại Hà Nội có thể được giới chức ngoại giao Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ chú ý.

Ông Obama, dù có cách nhìn Iran khác với lãnh đạo đương quyền ở Israel đã liên tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt với Tehran trong nhiệm kỳ đầu.

Washington hiện đang xác định lại đường hướng ngoại giao châu Á trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama.

DÂN OAN VIỆT NAM _ Cụ bà Thanh Hóa 'chết khi đi khiếu nại'


Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.