Con đường phía trước ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).



Một cách giải quyết thực tiễn sẽ được nhấn mạnh vào sự công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh được tạo ra theo các quy tắc UNCLOS, một cách giải quyết mà nếu được ũng hộ thì có thể trả lại một phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như bãi cạn Scarborough cho Philippines.

[caption id="attachment_4778" align="alignleft" width="300"] Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa nhìn từ vệ tinh.[/caption]David Brown. 7, tháng Mười một, 2012.
Theo Asia Times

BHM Lược dịch.

Nhiều niềm hy vọng không thực tế đã được đầu tư vào ý tưởng rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tạo thành một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển Đông Nam Á. Người ta cho rằng nó đã được làm mạnh thêm bởi tuyên bố của Trung Quốc về "chủ quyền không thể tranh cãi" trên "vùng biển liên quan" mà dường như đến gần sát Singapore, các nước ASEAN sẽ kết nối trong một lợi ích chung và vẻ nên một phòng tuyến mà các cường quốc không ở trong khu vực như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Hoa Kỳ có thể hỗ trợ.

Tuy nhiên, ASEAN hoạt động trên những nguyên tắc đồng thuận và thỏa thuận không đối đầu, một lỗ hổng chết người trong trường hợp này. Bốn trong số 10 thành viên của nó -- Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan -- đã liên tục được ưu tiên bảo tồn mối quan hệ song phương nồng ấm với Trung Quốc trong ASEAN thống nhất. Bị phân chia như vậy, các thành viên của ASEAN đã dài dòng vô tận trong việc tìm kiếm một khuôn khổ mà qua đó sẽ tối thiểu đối phó được với các tham vọng của Bắc Kinh.

Về điều này, họ đã nhận được một ít sự giúp đỡ từ Bắc Kinh. Trung Quốc đã né tránh mọi đề nghị của ASEAN thiết lập một chương trình quản lý xung đột, bao gồm cả cái gọi là Nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa ). Bắc Kinh sẽ không đồng ý dùng trọng tài phân xử các yêu sách của đối thủ hoặc thậm chí các cuộc thảo luận với nhiều hơn một quốc gia tại cùng một thời điểm. Thậm chí Trung Quốc cũng sẽ không hạ cố làm rõ ngay các tuyên bố của nó ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) là những gì. Và như vậy, trong hai thập kỷ qua, vô số các cuộc họp của ASEAN đã đổ sông đổ biển.

Bốn trong số 10 nước thành viên ASEAN ở trên tuyến đầu tranh chấp. Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên tất cả hoặc một phần quần đảo Trường Sa, làm chủ các rạn san hô, đá và đảo nhỏ nằm ngổn ngang ngang qua cuối phía nam Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Sự kiểm soát các "tính năng đất" lần lượt tạo ra các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển chung quanh. Việt Nam và Philippines đòi hỏi thêm các đảo nhỏ và các rạn san hô xa hơn về phía bắc gần với Trung Quốc.

Đối với Hà Nội, những tuyên bố này bao gồm quần đảo Hoàng Sa, ở giữa bờ biển miền Trung của Việt Nam và đảo Hải Nam, những hòn đảo mà Bắc Kinh chiếm đoạt từ chế độ Nam Việt Nam đang hấp hối vào năm 1974 và ở đó, đầu năm nay, Bắc Kinh thiết lập lên những chiếc bẫy của một quận mà được cho là kết hợp tất cả các tuyên bố mở rộng thuộc Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) của nó. Đối với Manila, những tuyên bố bao gồm bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá phong phú chỉ cách bờ biển của đảo Luzon 200 km, ở đó vào tháng Tư, đã xảy ra một cuộc đối đầu có hồi kết ngắn ngủi với các thuyền hải giám của Trung Quốc.

Không có gì đáng ngạc nhiên, Philippines và Việt Nam đã vận động sôi nổi nhất cho một câu trả lời mạnh mẽ đối với tham vọng thống trị vùng biển trải dài gần 2.000 km về phía nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Sự háo hức của Manila và Hà Nội tham gia vào hải quân Mỹ có thể là một yếu tố trong tranh chấp đã gây nên sự khó chịu trong một số nước anh em ASEAN.

Ngược lại, Malaysia và Brunei đã duy trì một quan điểm khiêm nhượng rỏ ràng. Họ đã xếp đặt các yêu sách giữa họ và với Việt Nam, dựa trên các khái niệm được hệ thống hóa trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Cả hai đã tách biệt khỏi những nỗ lực của Việt Nam và Philippine để bảo vệ các tuyên bố của họ trong vùng biển phía bắc. Không khoan nhượng mặc dù tư tưởng có thể có, cả Kuala Lumpur lẫn Bandar Seri Begawan dường như hy vọng dựa vào bằng chứng không ngừng gia tăng rằng sự thèm muốn của Trung Quốc chỉ có thể được thỏa mãn với một vùng biển ít ỏi so với họ tuyên bố.

Indonesia và Singapore cũng cùng chia sẻ quan tâm trong việc ngăn cản Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố mở rộng của nó. Các vùng biển trong đường chín đoạn đáng hổ thẹn của Trung Quốc chồng chéo vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia trong vùng phụ cận quần đảo Natuna. Jakarta và Singapore cho đến nay đã tự làm nổi bật bản thân họ là những người ủng hộ chính một "giải pháp ASEAN", với Singapore như thường lệ công khai phụ họa theo giới lãnh đạo Indonesia.

Trong khi tuyên bố là sẵn sàng làm việc trên tinh thần song phương, Trung Quốc không hề nhích khỏi tuyên bố quyền lịch sử trong tất cả các vùng biển bên trong đường chín đoạn. Như thế, Bắc Kinh khẳng định quyền sở hữu các nguồn tài nguyên biển trên 85% Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), tuy nhiên quy tắc UNCLOS cho rằng tất cả các quốc gia có đặc quyền chủ quyền khai thác vùng biển liền kề ra đến 200 hải lý kể từ bờ biển của họ, hoặc vượt quá nếu thềm lục địa của họ rộng hơn, trừ khi chúng giáp với vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác. Trung Quốc đã liên tục bác bỏ các quy định của UNCLOS, bằng việc tuyên bố các thủy thủ và ngư dân của nó đã đi qua những vùng biển này từ thời xa xưa.

Tất cả các bên tranh chấp có thể viện dẫn tiền lệ lịch sử để biện minh cho yêu sách của mình. Hàng thiên niên kỷ, Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) đã là một vùng biển chung có tính toàn cầu. Việt Nam có thể đưa ra hàng đống các bản đồ hồi thế kỷ 18 và các chiếu chỉ mà qua đó chứng minh quyền lợi đáng kể nhất quán hơn so với Trung Quốc trong việc thực hiện chủ quyền trên các đảo san hô ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Như ở Trung Quốc, các tài liệu vàng này đun nóng cảm xúc dân tộc mạnh mẽ.

Tuy nhiên, luận cứ lịch sử không cung cấp một lối thoát cho tình trạng khiếu nại lộn xộn, trừ phi, ít nhất một số cầu thủ ở phía bên Trung Quốc tin rằng, nó được hỗ trợ bằng vũ lực không thể chối cãi. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tuyên bố nổi tiếng tại một cuộc họp ASEAN tổ chức vào tháng Tám năm 2010 rằng: "Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và điều đó đúng là một thực tế."

Vùng biển bị khuấy đục

Trong nhiều năm nay, hy vọng một bước đột phá ngoại giao đã tăng lên trong những tháng mùa thu, trong lúc Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) bị khuấy đục bởi gió mùa. Đến thời tiết yên tĩnh hơn, những hành động khiêu khích của Bắc Kinh tăng lên gấp bội, đặc biệt là trực tiếp quấy rối ngư dân Việt Nam và ngư dân Philíppin, đe dọa các công ty năng lượng dám thăm dò dầu khí dưới đáy biển theo giấy phép được cấp bởi Hà Nội hay Manila.

Bắc Kinh đã dựa vào hàng trăm con tàu "an toàn hàng hải" và "bảo vệ thủy sản" có vũ trang để mở rộng sự kiểm soát của nó, trong khi ở bên ngoài là Hải quân Quân đội Giải phóng nhân dân ngày càng mạnh. Không có gì đáng ngạc nhiên, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore đã tăng gấp đôi nỗ lực để xây dựng sức mạnh không quân và hải quân của riêng họ. Philippines là quốc gia sau cùng ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) tăng cường vũ khí. Mặc dù Manila đã bị thúc đẩy bởi các cuộc xung đột gần đây với Trung Quốc, lực lượng của nó đặc biệt kém về hoả lực.

Năng suất dự kiến cao của dầu và khí đốt dưới đáy biển, được che giấu trong sự oán giận thất vọng lâu đời đối với sự sỉ nhục của nước ngoài, điều đó đang định hướng nỗ lực của Trung Quốc để đem biển Đông (biển Nam Trung Hoa) về dưới sự thống trị của nó. Thất bại từ những câu chuyện lằng nhằng của ASEAN trong việc tìm một lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đang gia tăng, ứng dụng không nao núng của Trung quốc với chiến lược "nói chuyện và lấn chiếm", và sự tham gia tất yếu của Mỹ trong những cuộc cãi vã không ngừng này đã khiến các chuyên gia thất vọng.

Thật sự là nổi e sợ một Trung Quốc ham phục thù có thể tự sắp xếp nó nên đánh bại cuộc tranh cãi hiện nay như thế nào mà qua đó đã đánh thức Mỹ. Washington không ngứa ngáy chiến đấu và vẫn chưa rõ Mỹ có thể phản ứng như thế nào nếu Việt Nam hoặc Philippines hoặc thậm chí Singapore đã rõ ràng bị rơi vào quả cầu ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như ít có nghi ngờ, rằng Washington đã xác định ngăn chặn Bắc Kinh kiểm soát sự vận chuyển hàng hải thông qua Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa).

Nếu ASEAN không đáp trả sự vi phạm, ai sẽ làm ? Mỹ và phần còn lại của thế giới đòi hỏi một lập luận vững chắc để biện minh cho sự tham gia bền vững và có hiệu quả. Việc chuốc họa vào thân gần đây bởi ảo tưởng vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq, công chúng Mỹ đang thận trọng cảnh giác một cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài khác. Nhật Bản thận trọng cảnh giác thâm căn cố đế đối với một tư thế quyết đoán. Nếu họ muốn nhiều hơn từ Mỹ và các đồng minh của mình so với các hình thức thể hiện quyết tâm duy trì tự do hàng hải ngang qua Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa), các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải thực hiện một tình huống thuyết phục rằng họ cần và xứng đáng được hỗ trợ.

Nhiều người trong công việc thiết lập chính sách nước ngoài ở phương Tây tin rằng Mỹ nên làm một đối tác của "Trung Quốc trổi dậy". Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) là mối đe dọa đối với tầm nhìn của một cộng đồng Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng. Sẵn sàng thừa nhận phạm vi ảnh hưởng đối với Trung Quốc, họ nói -- y như ASEAN -- rằng họ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp. Nhiều "nhà tư tưởng chiến lược" Phương Tây vẫn còn thảo luận về các cuộc đối đầu như thể tất cả các bên đều đáng khiển trách như nhau.

Tuy nhiên, nhận thức này có thể bị thay đổi. Tất cả những gì cần thiết cho Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam để đàm phán một quan điểm chung -- mà họ có thể làm bằng cách giải quyết theo thực tế, nếu không dàn xếp, các yêu sách của họ với nhau bằng cách áp dụng các quy tắc của UNCLOS và luật pháp quốc tế phổ quát. Họ cũng có thể ủy thác cho trọng tài các tranh chấp còn lại. Indonesia và Singapore phi yêu sách có thể hỗ trợ một quá trình tình trạng ASEAN như vậy.

Việc trước mắt là nên làm rõ các tuyên bố hiện đang chồng chéo của bốn quốc gia này đối với các đảo, rạn san hô và đá của nhóm Trường Sa. Họ có thể nhắm đến mục đích thoả thuận về "không gian hàng hải" mà các tính năng đất này tạo ra, và do đó thiết lập các giới hạn địa lý của khu vực tranh chấp. Điều đó sẽ lần lượt làm rõ ý nghĩa của những yêu sách này trong việc kiểm soát các vùng biển xung quanh.

Liên quan đến các tuyên bố bên ngoài khu vực Trường Sa, một sự mặc cả gọn nhẹ được cho là tốt hơn so với không có gì cả. Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng Sa trong gần bốn thập kỷ qua và bây giờ có vẻ như cũng quyết tâm chiếm giữ Scarborough. Tại thời điểm này, việc khẳng định thắng lợi các quyền lịch sử của Việt Nam và Philippines trên các vùng lãnh thổ tranh chấp dường như là một sự mơ ước tuyệt vọng.

Một cách giải quyết thực tiễn sẽ được nhấn mạnh vào sự công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh được tạo ra theo các quy tắc UNCLOS, một cách giải quyết mà nếu được ũng hộ thì có thể trả lại một phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như bãi cạn Scarborough cho Philippines. Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore nên hỗ trợ điều này, dẫu cho họ đã quay ngang ủng hộ các tuyên bố về quyền lịch sử.

Các bước này, có lẽ đến sau một vài tháng đàm phán căng thẳng và bí mật, sẽ thiết lập một nền tảng cho giải pháp hòa bình của những gì mà bây giờ không thể phủ nhận một cuộc khủng hoảng. Nó cũng sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ và bạn bè của nó một tiếng nói căn bản cho việc hỗ trợ mạnh mẽ, và thậm chí -- có thể sẽ đến -- sự can thiệp quân sự.

Gánh nặng tư tưởng Lịch sử.

Trung Quốc, với giàn lãnh đạo đổi mới và thiết lập trong vài năm tới, sau đó có thể được mong chờ một đường lối quay lưng khỏi cuộc đối đầu. Phát ngôn viên của Trung Quốc thỉnh thoảng cho biết rằng các tuyên bố cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế, và rằng trong khi chờ đợi những thỏa thuận giải quyết như vậy, việc khai thác chung các nguồn tài nguyên của biển Đông ( biển Nam Trung Hoa) có thể giúp làm giảm sự căng thẳng.

Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để cho Trung Quốc rút lui các yêu sách lịch sử của nó. Một sự rút lui như vậy là không thể tưởng tượng được trừ phi Việt Nam cũng làm như thế -- đó là, trừ phi Hà Nội cũng đồng ý thiết lập ranh giới hàng hải chỉ dựa trên UNCLOS, và các nguyên tắc liên quan của pháp luật quốc tế.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam đang đầu tư mạnh trong lập luận lịch sử. Thật vậy, một số học giả độc lập nói rằng yêu sách của Hà nội dựa trên bằng chứng lịch sử đối với các đảo bị tranh chấp là hợm hĩnh. Sẽ không dễ dàng gì để cho Việt Nam đem lịch sử xếp xó, đó là, rốt ráo, một quốc gia đã rèn luyện bản sắc của nó bằng việc chống cự các cuộc xâm lược của Trung Quốc hàng trăm năm kể từ năm 938 sau Công nguyên. Và, trừ phi những kẻ thù cổ xưa và không cân xứng này có thể vượt lên trên lịch sử cay đắng này, có rất ít cơ hội cho một kết thúc có hậu đối với cuộc khủng hoảng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) hiện nay.

Một số sẽ cho rằng việc bác bỏ yêu sách lịch sử của Trung Quốc và đưa ra một quan điểm đàm phán được thành lập cùng nhau dựa trên các nguyên tắc pháp lý đúng đắn sẽ chỉ là chọc giận siêu cường đang lên của châu Á. Tuy nhiên, thật khó để hình dung rằng không chống lại tham vọng của Trung Quốc lại có thể dẫn đến một kết quả tốt hơn.

Vẫn còn có một kịch bản có khả năng hy vọng. Bị thúc đẩy bởi một nhận thức rằng thời gian đã hết, các bên yêu sách của bốn nước ASEAN tính toán ranh giới biển với nhau bằng cách áp dụng các nguyên tắc pháp lý có liên quan. Được hỗ trợ trong khái niệm của Indonesia và Singapore, nếu ASEAN không hợp tác, họ thông báo sự sẵn sàng của họ để nhập cuộc đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở tương tự. Thay vì tố cáo những gì mà đang được thực hiện cho đến nay hoặc nhấn mạnh rằng nó sẽ chỉ đàm phán song phương, Trung Quốc đồng ý quá trình này. Ngay lập tức một thỏa thuận được tranh luận triệt để qua đó thừa nhận quyền làm chủ trên phần lớn quần đảo Hoàng Sa và thò chân vào chiếm giử quần đảo Trường Sa của Trung Quốc.

Các bên sau đó chuyển sang thảo luận các vấn đề liên quan, ví dụ như một quy tắc ứng xử. Điều này sẽ không phải là hồ sơ làm dịu đi tưong tự điều mà ASEAN đã thảo luận mà là một hồ sơ mạnh mẽ qua đó hỗ trợ các thỏa hiệp lãnh thổ đã thảo luận ở trên. Phần khai thác chung các nguồn năng lượng có thể kết hợp cùng với các yếu tố khác nhau của một tương lai có tính cách xây dựng ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Sau đó, các bên có thể đồng ý với một 'sự mở cửa' cho các thực thể từ tất cả các quốc gia ven biển đưa ra những hành vi có tính trách nhiệm.

Nói cách khác, bất kỳ chế độ quản lý Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa) nào cũng không thể tồn tại, trừ phi nó bảo đảm sự tiếp cận công bằng cho các thực thể của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên biển của khu vực. Các quốc gia ven biển khác phải hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và liên doanh của Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc tham gia khai thác hydrocarbon ở đáy biển. Thủy sản có thể được quản lý chung, những tuần tra chung và xác minh được có thể thực thi các quy tắc đã thõa thuận. Cuối cùng, các quốc gia ven biển và các quốc gia hàng hải chủ yếu có thể đàm phán các quy định quản lý các kênh vận chuyển, các khai báo và các quyền hàng hải trong biển Đông (biển Nam Trung Hoa ).

Một số có thể phản đối rằng kịch bản thích hợp này sẽ gây tai họa cho các nguyên tắc tổ chức và những thực tiển lãnh đạo mà tiêu biểu là cái được gọi là "Giải pháp ASEAN". Nhưng thừa nhận rằng trong trường hợp này, ASEAN đã làm hỏng việc thực hiện mô hình đồng thuận ; công việc có khả năng ít phá hủy dần hiệu quả tổng thể của tổ chức hơn là tiếp tục nỗ lực không hiệu quả để khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong các tranh chấp đang ngày càng sâu sắc.

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu viết về Việt Nam đương đại.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.