Quan sát bên ngoài cuộc đua ngựa ở Trung Quốc.


Liệu nhóm lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể cải cách được hay không?

[caption id="attachment_4768" align="alignleft" width="100"] Christopher Johnson.[/caption]Christopher K. Johnson. 1, Tháng Mười một, 2012.
Theo CSIS

BHM Lược dịch.

Sau nhiều dự đoán, và một trong những năm với nhiều khó khăn trong lịch sử cận đại của nó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vài tuần tới, cuối cùng sẽ công bố nhóm lãnh đạo mới mà họ sẽ hướng dẫn quốc gia năng động nhất của thế giới trong suốt thập kỷ tiếp theo. Thực tế mà các nhà quan sát Trung Quốc, cũng như bên trong giới chính trị có ảnh hưởng, vẫn không thể nói một cách chắc chắn điều mà các nhà lãnh đạo -- thậm chí là con số bao nhiêu -- sẽ ở trong hàng ngủ mới ; là một minh chứng cho việc không rỏ ràng và lỗi thời như thế nào trong quá trình lựa chọn người cai trị một quốc gia đang nhanh chóng hiện đại hóa và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong thị trường toàn cầu. Trước ý nghĩa đó, bất kể ai ra khỏi diển đàn ở Đại lễ đường nhân dân khi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (PBSC) sắp tới được giới thiệu với thế giới, sự chú ý sẽ nhanh chóng thay đổi từ bản sắc của nhóm lãnh đạo mới để đi đến vấn đề liệu họ có thể quản lý thành công trước nhiều thách thức đang đối mặt với chế độ hay không.

Những thách thức ấy khốc liệt ra sao, và những gì là các sự việc có khả năng xảy ra mà giới lãnh đạo mới sẽ cho là hành động táo bạo trên vấn đề cải cách như là tốt nhất -- và có lẽ duy nhất -- là phương tiện để giải quyết chúng? Bước đầu tiên trong việc trả lời những câu hỏi này là đưa ra các vấn đề đang đe dọa Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như sự náo động bàn bạc cách tốt nhất để giải quyết chúng, trong bối cảnh thích hợp của họ. Giới chóp bu của Trung Quốc, và đặc biệt là giới trí thức, có một truyền thống xếp tầng trong việc cố gắng hình thành tư duy cho chính quyền sắp đến. Tương phản với bối cảnh này, sự sôi nổi tranh luận trong những tuần gần đây về cải cách và tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại phù hợp với bầu không khí luôn luôn đến trước sự thay thế hàng ngủ lãnh đạo.

Chủ tịch Trung Quốc tại chức, Hồ Cẩm Đào, đã phải đối mặt với những kêu gọi tương tự về sự thay đổi cơ bản trước khi nắm lấy quyền lực trong việc bàn giao thế hệ cuối cùng vào năm 2002, giữa lúc các dấu hiệu ban đầu cho rằng ông đã được mở để nới lỏng sự kìm kẹp của đảng ở các cơ quan chủ chốt và đẩy mạnh các quy tắc của pháp luật. Thay vào đó, Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã điều khiển những gì mà nhiều người Trung Quốc có ảnh hưởng xem như là một "thập kỷ mất mát", trong đó vai trò của ĐCSTQ trong nền kinh tế và xã hội đã phát triển phổ biến hơn dưới ngọn cờ bảo vệ ổn định xã hội. Hơn nữa, một thập kỷ trước, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chỉ vừa mới cất cánh, gây ra một sự lạc quan đã làm cho nó dễ dàng hơn để bỏ qua sự thiếu sót bề ngoài của giới lãnh đạo về khả năng sáng tạo chính trị trong việc giải quyết những hậu quả ngoài ý muốn của hai thập kỷ tăng trưởng chóng mặt. Nhưng bây giờ nền kinh tế đang quay về tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm nhất trong ít nhất 13 năm qua, và xung đột xã hội và những bất đồng được xem như là sắc nét nhiều hơn so với thời gian Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vừa phụ trách.

Nhấn mạnh những cảm giác dường như lớn hơn sự cấp bách, một phó hiệu trưởng trường đảng tuần trước đã gây ra một sự khuấy động bằng cách nói trong một cuộc thảo luận trực tuyến với cơ quan ngôn luận chính thức của đảng rằng ĐCSTQ có thể không còn "né tránh những trở ngại, mà phải đẩy mạnh về phía trước" với cải cách chính trị. Những kêu gọi của ông lẫn người khác gần đây đối với sự thay đổi rỏ ràng là mơ hồ về chi tiết. Tuy nhiên, bằng khung lập luận rõ ràng của họ về khuôn khổ cải cách chính trị, họ dường như thừa nhận rằng cải cách kinh tế đơn phương -- ít nhất là thực hành trong bối cảnh hiện nay, ở đó những trở ngại cơ cấu nhiều hơn những cải cách cơ bản đang để mặc không được thừa nhận -- không thể cung cấp các giải pháp lâu dài đối với những thách thức hiện tại . Có vẻ như, nói cách khác, một sự công nhận ngày càng tăng rằng những trở ngại chính đối với cải cách không phải là một nhóm theo chính sách phục thù của "cánh tả mới" na ná như những người hỗ trợ dư luận quần chúng đấu tranh san bằng xã hội của Ủy viên Bộ Chính trị xấu hổ Bạc Hy Lai. Thay vào đó, nó là quán tính được tạo ra bởi những lợi ích mạnh mẽ được ban cho qua đó làm sai lệch kết quả những cải cách hiện tại ảnh hưởng đến lợi ích của họ, và ngăn chặn các cải cách sâu rộng hơn mà qua đó sẽ đe dọa vị trí đặc quyền của họ.

Các công văn cải cách khác nhau có xu hướng tập trung sự giận dữ của họ trên hai lợi ích như vậy trong các quan chức địa phương nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) -- và dường như các mối quan hệ bất chính giữa chúng. Các vùng miền tranh cãi rằng các giới chức địa phương đã góp phần đáng kể đang làm xấu đi những căng thẳng xã hội thông qua việc duy trì một hệ thống tài chính mà, trong bối cảnh cải cách thuế, khuyến khích họ sống nhờ vào sự chiếm đoạt đất đai và các mối quan hệ tham nhũng với các nhà phát triển và các nhà đầu cơ đất đai. Thực tế này được tiếp tục cũng cố trong sự trỗi dậy của chương trình kích thích kinh tế 4 nghìn tỷ nhân dân tệ của chính phủ để đáp ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, theo đó chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước phối hợp với nhau trong việc nhận lấy những nguồn vốn lớn bơm từ các ngân hàng nhà nước và gởi chúng vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng thường có nhu cầu không rỏ ràng. Tất nhiên, người ta không thể sau đó mong đợi chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước sẵn sàng chấp nhận cải cách mà có thể thách thức vai trò hiện tại của họ như là kênh được chính phủ lựa chọn để bơm tiền vào nền kinh tế. Không, đảng sẽ phải tăng cường kiểm soát trung ương trong chương trình nghị sự cải cách và sự thực hiện đầy đủ của nó để bảo đảm rằng nó không bị tấn công bởi những lợi ích ban cho này.

Nếu như nhiệm vụ này không đủ làm thoái chí, câu thần chú khác của cuộc tranh luận về cải cách, trận chiến để thúc đẩy các quy định của pháp luật, được cho là những thách thức lớn hơn. Ở đây vụ bê bối Bo Xilai có vẻ như là trung tâm của cuộc tranh luận. ĐCSTQ đã trục xuất Bo khỏi hàng ngũ của đảng và đang chuyển hướng đến việc dàn xếp cách giải quyết pháp lý cuối cùng về số phận của ông ta thông qua một thử nghiệm chính thức mà, y như người vợ của Bo và giám đốc công an trước đây của ông, chắc chắn sẽ được "chào hàng" bởi đảng như là nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, một số người đề xuất ý kiến ​​trong giới lãnh tụ đảng rõ ràng không "mua" nó. Nổi tức giận của họ có lẽ tốt nhất là được phản ánh trong những loạt bài xã luận về tin tức tài chính bốc hơi khỏi Caixin của Hu Shuli có khuynh hưóng cải cách. Về bản chất, họ lập luận rằng, trong việc quản lý vụ Bo, lãnh đạo đã chọn con đường có động cơ cá nhân bắt nguồn từ một mong muốn tránh né sự tư vấn của lương tâm mà qua đó có thể đe dọa các nỗ lực của đảng để duy trì bộ mặt thống nhất khi tiến hành Đại hội Đảng 18. Như vậy, ĐCSTQ đang lãng phí một cơ hội để cho thấy rằng các quy định pháp luật ở Trung Quốc "phải nhiều hơn so với chỉ là một khẩu hiệu."

Vì vậy, nếu vụ bê bối của Bo -- trận động đất chính trị lớn nhất đánh vào giới lãnh đạo cấp cao trong nhiều thập kỷ qua -- là một cú sốc không đủ liên quan đến sự tồn tại để hệ thống kích hoạt giới lãnh đạo biến thành hành động, thì chẵng có lý do gì để lạc quan rằng đội ngũ lãnh đạo sắp đến sẽ sẵn sàng cải cách? Âm điệu của các tác phẩm cải cách dường như cho thấy rằng một khuynh hướng ngoại lệ, thậm chí nhiều hơn, về những tình huống ; nếu không phải là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, có thể có nhu cầu phá vỡ sự bế tắc. Các vấn đề cơ bản mà Bộ Chính trị phải đối đầu, tất nhiên, là nó sẽ phải sẵn sàng hạn chế sở hữu quyền lực -- đặc biệt là trong kinh tế và trong xã hội -- nếu cải cách được thúc đẩy. Nhưng điều này là lời nguyền rủa bởi hầu hết mọi người đối với một chế độ mà có ưu tiên quan trọng nhất là sẽ luôn luôn duy trì vị trí thống trị tổng thể của nó.

Và trong đó có thể có một tia sáng lạc quan le lói. Khi đội ngũ lãnh đạo mới chuẩn bị để nhận thẩm quyền, nó sẽ bị bận tâm với việc bảo đảm rằng vị trí của nó sẽ được an toàn. Những người trong cuộc có ảnh hưởng, và thậm chí những người đối thoại nước ngoài đáng tin cậy, có lẽ có thể sử dụng khoảng thời gian nhạy cảm như là một cửa sổ của cơ hội. Bằng việc nhấn mạnh với giới lãnh đạo sự phân cách to lớn giữa những kỳ vọng của xã hội sau một thập kỷ không hoạt động nhận thức và những gì cấu trúc chính trị như đã định hình hiện nay liệu có thể thực sự thực hiện lời hứa, họ có thể được thuyết phục rằng thay đổi -- hay, thực tế hơn trong thời gian tới, gợi ý một cách tiếp cận mới -- là cách duy nhất để bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục cai trị . Nói về việc ra quyết định sắp xếp hợp lý thông qua một PBSC hạ thấp không như người ta mong đợi và những sự bổ nhiệm nhân sự theo tin đồn đại với những tác động mang tính cấu trúc gợi ý cho giới lãnh đạo đã có thể gửi đi những tín hiệu như vậy. Việc thực hiện thông qua lời hứa trong phương cách tránh né sự thất vọng, thậm chí sâu hơn, sẽ là bài kiểm tra cơ bản các kỹ năng chính trị của giới lãnh đạo mới trong thập kỷ tới.



Christopher Johnson nắm giữ quyền Chủ tịch trong Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.