Ra mắt Giàn lãnh đạo mới của Trung Quốc .


Sau nhiều tháng suy đoán vô tận, các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã được công bố. The Diplomat trình bày một cái nhìn về những con người sẽ điều khiển Trung Quốc.

[caption id="attachment_4793" align="alignleft" width="300"] Đại lễ đường nhân dân.Photo Credit: Wikicommons[/caption]The Diplomat. 16/11/2012.
Theo The Diplomat

BHM Lược dịch.

Sau nhiều tháng với những cuộc thanh trừng ít có ý nghĩa, tranh giành chính trị vô tận, và sự suy đoán (thường sai lầm) của phương tiện truyền thông phương Tây, bảy con người sẽ lãnh đạo Trung Quốc cho năm năm tiếp theo (và trong một số trường hợp, trong thập kỷ tới) đã chính thức giới thiệu bản thân họ với thế giới vào ngày thứ Năm ngay trước buổi trưa, giờ địa phương. Sự hiện diện của họ trên sân khấu của Đại lễ đường nhân dân chính thức kết thúc một kỷ nguyên quan trọng trong lịch sử của Trung Quốc : thời đại Đặng Tiểu Bình. Kể từ khi được đưa trở lại từ lần lưu vong thứ nhì vào năm 1978, hai năm sau cái chết của Mao Trạch Đông và việc bắt giữ nhóm Tứ Nhân bang, Đặng Tiểu Bình (và nhóm Bát Bất tử) đã nâng cao phẩm chất Trung Quốc, điều đầu tiên trong sự điều hành riêng của Đặng Tiểu Bình là việc nhìn thấy những thay đổi sâu rộng qua đó đã đưa hàng triệu công dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và hiện đại hóa đất nước, và sau này thông qua các người kế vị được Đặng Tiểu Bình đích thân lựa chọn , Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Không khác sự trở lại nắm quyền của Đặng Tiểu Bình, các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, phần lớn là "các vương hầu" có kinh nghiệm hình thành từ cuộc cách mạng văn hóa -- nhiều người trong số họ lần đầu tiên tham gia và sớm trở thành nạn nhân -- bị kềm chế quyền lực vào lúc mà Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức rất lớn. So với 9 người tiền nhiệm, 7 người hiện phục vụ trên đỉnh cao của Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ (PSC) thì già hơn, kém kỹ năng, nhiều bảo thủ, và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phe Thượng Hải trong giới chính trị ưu tú của Trung Quốc, thường liên quan với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã mạnh dạn khẳng định lại mình trong việc tạo ra quyết định của Đảng Cộng sản trong những tháng trước khi công bố các thành viên PSC. Ngoài ra, người có uy quyền nhất trong PSC, Xi Jinping ( Tập Cận Bình ), dường như có sức lôi cuốn nhiều hơn so với con người mà ông thay thế, một sự thay đổi được nhiều sự hoan nghênh từ những người theo dõi cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc.

Giàn lãnh đạo mới phải đối mặt với một loạt các thách thức cấp bách, bao gồm: công chúng ngày càng ý thức chính trị và hoạt động công khai, được trang bị với nhiều thông tin hơn so với cha mẹ của họ nhờ vào các diển đàn của các phương tiện truyền thông xã hội mới, một nền kinh tế chậm lại đang trở nên tồi tệ hơn bởi nợ đang gia tăng, nhu cầu toàn cầu yếu, quốc nạn tham nhũng, tiêu thụ trong nước thấp, chi phí lao động tăng cao, và tiến đến sự tập trung mà hệ quả đa số là quá lớn để thất bại nhưng quá mạnh về chính trị nên dễ dàng làm phá sản các doanh nghiệp nhà nước (SEO); và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc.

Không bày vẽ thêm nửa, đây là bảy con người chịu trách nhiệm giải quyết những thách thức này và nhiều thứ khác, chúng tôi giới thiệu họ theo thứ hạng trong hệ thống của Đảng:

Tập Cận Bình.

[caption id="attachment_4794" align="alignleft" width="300"] Leon Panetta và Tập Cận Bình.[/caption]
Tập Cận Bình sinh năm 1953 ở một trong hai tỉnh Thiểm Tây hoặc ở Bắc Kinh tùy thuộc vào người viết tiểu sử. Thời niên thiếu trải qua tương đối thoải mái bởi là con trai của Xi Huân, một đảng viên quan trọng và là phó thủ tướng thời Mao. Tuy nhiên, Xi Huân bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa và con trai của ông, Tập Cận Bình, do đó đã bị gửi đến các vùng nông thôn. Xi trải qua gần sáu năm làm việc tại một trang trại ở Thiểm Tây và sống trong những điều kiện rất thiếu thốn trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Xi đã bày tỏ nỗi luyến tiếc quá khứ cuộc sống của mình trong thời gian này, qua đó đã khiến cho một số người suy đoán rằng kinh nghiệm của Xi ở Thiểm Tây có thể làm cho chính sách của ông tập trung nhiều hơn vào nông thôn. Không có nhiều bằng chứng cụ thể để hỗ trợ cho lý thuyết này.

Trong khi ở Thiểm Tây vào năm 1974, Xi chính thức yêu cầu và được kết nạp vào ĐCSTQ. Sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông theo học tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng và nhận bằng kỹ sư hóa học. Sau đó, ông trở lại Thanh Hoa để giật mảnh bằng tiến sĩ luật.

Trong suốt thời giai công tác của mình với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nắm rất nhiều vị trí bao gồm: công việc đầu là làm trợ lý cho Geng Biao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời đó ; những chức vị thị trưởng nổi bật và một số chức vị thống đốc. Một số người suy đoán rằng Xi đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các sĩ quan quân đội khác nhau như là kết quả của thời gian làm thư ký riêng cho Geng, như tin đã đưa, mối quan hệ gần gũi với các sĩ quan quân đội đóng quân ở các tỉnh mà ông từng phục vụ, và vai trò phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương hiện tại của ông. Ngoài ra, Xi là thống đốc của hai tỉnh thành công về kinh tế, Phúc Kiến và Chiết Giang (và sau này là bí thư đảng ủy ). Ông cũng đã nắm các vị trí ở Thượng Hải. Do đó, Xi đã gặt hái được kinh nghiệm làm việc tại ngay các khu vực nội địa nông thôn của Trung Quốc, lẫn khu vực phía đông và ven biển phía Nam, thịnh vượng hơn.

Là một người được bảo trợ bởi Giang Trạch Dân và phe Thượng Hải, Xi sẽ phải làm việc với người tương nhiệm của mình, Lý Khắc Cường, người thường gắn liền với Hồ Cẩm Đào và phe Đoàn Thanh niên Cộng sản (CYL). Với Li dự kiến ​​sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế, Xi có nhiệm vụ nghiên cứu các cải cách chính trị để Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thực hiện.

Lý Khắc Cường.

[caption id="attachment_4795" align="alignleft" width="398"] L ý Khắc Cường.[/caption]
Lý Khắc Cường sinh năm 1955 ở tỉnh An Huy và là con trai của một quan chức địa phương. Giống như Tập Cận Bình, ông đã được gửi về nông thôn trong thời Cách mạng Văn hóa, và gia nhập ĐCSTQ năm 1976. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Li theo học tại Đại học Bắc Kinh và đã đạt được bằng cử nhân luật và tiến sĩ kinh tế sau đó.

Li bắt đầu nổi trội trong Đảng Cộng sản, trong khi ông còn đang theo học tại Đại học Bắc Kinh. Ở đó, ông tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản địa phương (CYL) và sau đó trở thành bí thư đoàn trường Đại học Bắc Kinh. Sau đó, ông tham gia tổ chức yêu nước của CYL và vươn lên trở thành bí thư thứ nhất vào đầu những năm 1990. Sự nổi trội của Li trong CYL đã dẫn đến lãnh đạo chính quyền trung ương bổ nhiệm ông là thống đốc trẻ nhất của tỉnh Hà Nam vào năm 1999 (ông bắt đầu phục vụ như là quyền thống đốc vào năm 1998), và sau này ông phục vụ như là bí thư của tỉnh Liêu Ninh. Trong khi Li chứng tỏ có khả năng như là một thống đốc, những thành tựu của ông ít xuất sắc hơn so với những người cùng thời như Xi Jinping. Ví dụ, Li đã chịu trách nhiệm trước sự bùng phát một ổ dịch AIDS lớn trong đầu nhiệm kỳ làm thống đốc tỉnh Hà Nam.

Li thường liên kết với phe CYL của Bộ Chính trị khi ông gặp gở với nhiều người trong số các đồng minh chính trị của ông, đáng chú ý nhất là Chủ tịch mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào, trong suốt thời gian ở trong ban Bí thư CYL. Là đương kim một phó thủ tướng và được Hồ che chở, Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo và trở thành quan chức xếp hạng cao thứ hai trong hệ thống phân cấp của Đảng vào ngày hôm qua. Ông dự kiến ​​sẽ thay thế ông Ôn vào đầu tháng Ba. Trong ý nghĩa này, Li khác với người tiền nhiệm của ông, Ôn Gia Bảo, con người mà ít nhất là phát biểu chính thức, được liệt kê như là quan chức thứ ba trong hệ thống phân cấp của ĐCSTQ. Sự khác biệt này có thể là do thực tế rằng, Li giống như Hồ là người bảo trợ của ông, mà lại tương phản với Wen, Li thiếu sức sắc sảo thu hút quần chúng.

Nhiệm kỳ Thủ tướng của Li cũng được dự kiến sẽ đoạn tuyệt với nhiệm kỳ của Ôn Gia Bảo trong việc tập trung cải cách chính trị và xã hội. Trong khi, Ôn thường phục vụ như là một người ủng hộ tự do hóa chính trị và công bằng xã hội nhiều hơn, nhiều người tin rằng Li sẽ tập trung nhiều hơn chỉ vào việc phát triển kinh tế một cách bền vững hơn. Là phó thủ tướng trong vài năm qua, Li từng là người ủng hộ thẳng thắn thúc đẩy tăng trưởng bằng cách từng bước tự do hóa thị trường Trung Quốc. Ông cũng đã đấu tranh để cải cách tài chính và một số chương trình dân túy như nhà ở giá rẻ. Theo Cheng Li của Viện Brookings, "các vấn đề chính sách nóng bỏng của Li sẽ bao gồm gia tăng công ăn việc làm, cung cấp nhà ở giá cả phải chăng hơn, cung cấp chăm sóc sức khỏe cơ bản, cân bằng phát triển khu vực, và thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ năng lượng sạch".

Bất kể sự thiếu sức lôi cuốn quần chúng của ông, Li được cho là có mối quan hệ lâu dài với một tỷ lệ lớn các thành viên của Ủy ban Trung ương, khả năng cung cấp cho anh ta một mạng lưới rất lớn để khai thác về các vấn đề mà ông đam mê nhất. Như vậy, Li sẵn sàng để trở thành một trong những lực lượng có ảnh hưởng nhất về các vấn đề phát triển trong thập kỷ tới.

Trương Đức Giang.

[caption id="attachment_4796" align="alignleft" width="219"] Trương Đức Giang.[/caption]
Trương Đức Giang là một thành viên của Ủy ban Trung ương vừa qua, phó thủ tướng Hội đồng Nhà nước. Kể từ khi thanh trừng Bạc Hy Lai, ông cũng đã từng phục vụ như là Bí thư đảng ủy tỉnh Trùng Khánh. Giống như nhiều người trong thế hệ hiện tại của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trương được sinh ra trong một gia đình gắn liền với cuộc cách mạng cộng sản. Trong trường hợp của Trương Đức Giang, cha của ông, Zhang Zhiyi, cũng là một vị tướng cộng sản có uy tín. Tuy nhiên, Trương Đức Giang khác với hầu hết các vương hầu mà trong đó, ban đầu ông không dựa trên các kết nối chính trị của cha mình để trèo lên các cấp bậc. Sau khi dành thời gian ở tỉnh Cát Lâm trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Zhang gia nhập Bộ Tuyên truyền của ĐCSTQ và bắt đầu nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Yanbian. Cuối những năm 1970, Zhang bước vào trường đại học Kim Il Sung ở Bắc Triều Tiên và kiếm được một văn bằng về kinh tế, đồng thời tổ chức chi bộ địa phương của sinh viên Trung Quốc. Khi trở về Đại học Yanbian , Zhang bắt đầu tăng chậm qua các cấp bậc của tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc địa phương và cuối cùng trở thành bí thư đảng ủy của tỉnh Cát Lâm vào năm 1995.

Đáng kể, đó là trong thời gian này Zhang gặp Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thời đó. Sau đó, ông giúp chuẩn bị cho chuyến đi thứ hai của Giang tới Bắc Triều Tiên vào năm 1990. Điều này sau đó đã có hiệu lực khi Zhang được lựa chọn bổ nhiệm ở các tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông. Trong suốt thời gian ở trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Zhang đã thể hiện một cam kết bảo thủ các nguyên tắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã thành công trong việc xử lý một số cuộc khủng hoảng. Đồng thời, ông đã thường bị chỉ trích về sự độc đoán của mình, chẳng hạn như trong việc xử lý (hoặc một số người nói đã cố gắng che đậy) sự bùng phát dịch SARS vào đầu những năm 2000. Ông cũng bị vạ lây danh tiếng khi tàu cao tốc Ôn Châu va chạm, sự cố giết chết 40 người và làm bị thương khoảng 200 người khác đã xảy ra trên sự giám sát của ông ta hồi năm ngoái.

Ông có tiếng nghiêm chỉnh đi theo đường lối của đảng, cũng như nhiều người trong nhóm Thượng Hải theo Giang Trạch Dân, mà đó là một lý do lớn tại sao Zhang đã được lựa chọn để kế vị Bạc Hy Lai là Bí thư Trùng Khánh sau sự thất sũng của Bo hồi đầu năm nay. Trong một bài phát biểu ở Hội đồng thành phố Trùng Khánh lần thứ tư vào tháng Sáu năm nay, Zhang nói, "Thật là cần thiết để luôn luôn duy trì tính chất tiên tiến và sự trong sạch của đảng". Ông nói thêm rằng cán bộ phải "duy trì tập trung dân chủ" và nhắc nhở họ rằng "nhóm hàng đầu ở tất cả các cấp cũng như tất cả các đảng viên và cán bộ phải có ý thức tuân theo kỷ luật chính trị của đảng và kỷ luật của tổ chức, kiên quyết phản đối chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhân, luôn luôn tôn trọng đường lối của Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ ".

Chính sách và thiên hướng của Zhang được xem như là bảo thủ mạnh mẽ. Nền tảng kinh tế của ông là rất tập trung vào nhà nước, và hỗ trợ tăng trưởng thông qua các doanh nghiệp nhà nước (SEO). Trong thực tế, khi đang kinh lý các SEO ở Hồ Bắc vào tháng Hai vừa qua, như tin đã đưa, Zhang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục "kiên định phát triển các doanh nghiệp Trung ương và làm cho chúng thành công". Ngoài ra, do kinh nghiệm và được giáo dục ở giai đoạn đầu, Zhang rất thân thiện với Bắc Triều Tiên. Với Zhang có quyền lực là không có bất kỳ thay đổi lớn trong mối quan hệ Trung Quốc -- Bắc Triều Tiên . Thật vậy, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un là một trong những người đầu tiên gửi lời chúc mừng đến Tập Cận Bình sau khi Xi chính thức lên làm người đứng đầu Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày thứ năm.

Du Chính Thanh.

[caption id="attachment_4800" align="alignleft" width="300"] Du Chính Thanh, ngoài cùng bên phải.[/caption]
Sinh ra trong tháng 4 năm 1945, Du Chính Thanh là một trong những thành viên lâu đời nhất của Bộ Chính trị, gia nhập ĐCSTQ vào năm 1964 và được bầu lần đầu tiên như là một thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương trong thời gian Đại hội Đảng lần thứ 14 vào năm 1992. Yu cũng có phả hệ "vương hầu" để xứng hợp với kinh nghiệm của mình, bao gồm cả một người cha đã từng kết hôn với Giang Thanh, vợ thứ ba và là vợ cuối cùng của Mao. Quan hệ gia đình của Yu đã không luôn luôn giúp ông, tuy nhiên, khi anh trai của ông, một sĩ quan tình báo cao cấp, đào thoát sang Hoa Kỳ vào năm 1985, chẵng hiểu bằng cách nào mà sự nghiệp của Yu hoàn toàn không bị đột ngột ngưng trệ .

Yu đã nhận được một văn bằng về kỹ thuật tên lửa và làm việc về truyền thông vô tuyến điện trong nhiều năm đầu của ông. Sau đó, ông từng là thị trưởng của hai thành phố ở Sơn Đông trước khi tham gia chính quyền trung ương như là Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Gần đây ông là bí thư đảng ủy của tỉnh Hồ Bắc, và từ năm 2007, đã là bí thư đảng ủy Thượng Hải.

Thâm niên của Yu là khả năng quan trọng cho ông ta đáp xuống một chức vụ trong PSC khi giới lãnh đạo CCP tỏ ra chọn các đối tượng nhiều kinh nghiệm hơn so với những ngôi sao trẻ đang lên như Wang Yang. Tuy nhiên tuổi của ông có thể hạn chế hoạt động của ông như là một thành viên PSC. Trong năm 2010, Yu mô tả kinh nghiệm của ông tổ chức các hội chợ triển lãm Thế giới Thượng Hải là "cực kỳ mệt mỏi."

Yu là khá bảo thủ nếu nói về chính trị. Điều đó đang được nói đến, đôi khi ông mang lại cho công chúng những áp lực trong những năm gần đây, chẳng hạn như khi ông kêu gọi một phạm vi mới từ những phiên điều trần về tuyến đường sắt cao tốc được nêu ra trong việc đối phó với các cuộc biểu tình. Tò mò hơn, tờ báo CYL tường trình hồi tháng ba rằng Yu đáp trả trong một bức thư ngỏ trước các khiếu nại một cư dân mạng có trụ sở ở Thượng Hải về việc chăm sóc sức khỏe cho cha người này mà đã được công nhận là đúng khi đang chiến đấu với bệnh ung thư. Theo bài báo, trong thư Yu thừa nhận rằng hệ thống chăm sóc y tế đã có nhiều tồn tại, tuyên bố sẽ cải thiện nó theo cách thức mà các cư dân mạng đã yêu cầu. Mặt khác, Yu đã bị chỉ trích trong việc giải quyết trận hỏa hoạn bi thảm năm 2010, qua đó đã đốt cháy một tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải, khiến 58 người thiệt mạng. Nhiều nhà thầu đã bị bắt giữ sau hậu quả tai hại, và hai quan chức bị sa thải trong khi nhiều người khác bị khiển trách, nhưng Yu vô sự thoát khỏi sự cố.

Yu được coi là một người được bảo trợ của cả Đặng Tiểu Bình, do đã làm việc cho con trai của Đặng Tiểu Bình, Pufang, lẫn Giang Trạch Dân, người mà ông làm việc dưới trướng tại Bộ Công nghiệp Điện tử. Mặc dù Yu được xem như là được cắt từ tấm màn tăng trưởng đầu tiên ở Thượng Hải, ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Renmin Ribao vào tháng Tám rằng "hiện đại hóa là một quá trình của nhân loại thích ứng với những thay đổi của thời đại và theo đuổi nền văn minh và tiến bộ chứ không phải chỉ đơn thuần là sự học đòi về kinh tế".

Liu Yunshan.

[caption id="attachment_4797" align="alignleft" width="300"] Liu Yunshan.[/caption]
Sinh năm 1947, Liu Yunshan, hiện đang điều hành công tác tuyên truyền của ĐCSTQ, xuất phát từ nguồn gốc khiêm tốn hơn rất nhiều so với những người cùng thời với ông trên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC). Sau khi tốt nghiệp từ ngôi trường bình thường Jinin, Liu đi Nội Mông để phục vụ như là một giáo viên, công việc mà ông phần lớn tiếp tục thực hiện ở hàng đầu trong nhiệm vụ canh tác khi ông nhận lãnh trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Sau khi gia nhập ĐCSTQ năm 1971, Liu bắt đầu làm việc như một thư ký trong cơ quan quảng bá và tuyên truyền ở Nội Mông Cổ. Từ đó ông đã đạt được một vị trí tại Tân Hoa Xã ở Nội Mông, làm việc như một nhà báo của Tân Hoa xã, mục "nông nghiệp và chăn nuôi". Sau đó ông trèo lên Phó Giám đốc.

Dựa trên thành công của ông trong những năng lực này, Liu đã trở thành Phó Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản ở Nội Mông Cổ. Ông nổi lên thông qua bộ máy CYL trong suốt những năm 1980 và 1990, cuối cùng trở thành Phó Bí thư đảng ủy Nội Mông. Tuy nhiên, trước đó, trong những năm 1980 Liu phục vụ trong một số vai trò quảng bá ở Ủy ban Trung ương CPC Nội Mông.

Thông qua công việc của mình ở đoàn Thanh niên Cộng sản Nội Mông, Liu lần đầu gặp gở và sau đó trở nên thân thiết với Hồ Cẩm Đào, người cũng gia tăng quyền lực thông qua các đoàn Thanh niên Cộng sản (CYL). Do mối quan hệ của mình với Hu, Liu đã được gọi tới Bắc Kinh vào năm 1993 để phục vụ như là Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền của Trung ương Đảng. Khi Hồ nhận quyền lực từ Giang vào năm 2002, Liu đã được lựa chọn làm người đứng đầu Bộ Tuyên truyền. Ông phục vụ trong vai trò này từ đó đến bây giờ.

Bởi Liu, không giống như hầu hết các đồng nghiệp của ông trên Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC), thiếu bất kỳ quan hệ gia đình mạnh mẽ với ĐCSTQ, tiến bộ của ông thông qua Đảng chủ yếu là do sự siêng năng của riêng mình và các kết nối ông vượt khó khăn đạt được trong thời gian ông làm việc tại CYL. Không có gì đáng ngạc nhiên, ông được nhiều người tin rằng ông là người được bảo trợ của Hồ, và là một trong những nhà lãnh đạo của phe CYL.

Là Bộ Trưởng tuyên truyền trong thập kỷ qua, Liu đã trở thành một nhân vật phân cực bên trong Trung Quốc và ĐCSTQ do bị cáo buộc hỗ trợ cho một số dòng bảo thủ và chống dân chủ ở Trung Quốc. Ví dụ, nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự và những người theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc, như Dai Qing, một nhà báo và là người bạn thân của ông Lưu Hiểu Ba, đã gợi ý rằng Liu Yunshan có hơn một phần trách nhiệm trong việc tiếp tục bỏ tù ông Lưu Hiểu Ba và câu lưu nhà của vợ ông ấy. Khi được hỏi về khả năng Liu Yunshan có thể có được một ghế trên PSC, Dai nói , "Nếu đó là điều xảy ra, và nếu ông ta là người sẽ giám sát hệ tư tưởng, sẽ không còn bất kỳ hy vọng gì. Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn đen tối". Nhà hoạt động báo chí, người đã bị cầm tù do bất đồng chính kiến của mình trong quá khứ, gần đây cũng so sánh Liu Yunshan với Kang Sheng, trợ lý thân tín của Mao Trạch Đông và nhiều tay đầu sỏ đáng sợ của bộ máy an ninh và tình báo trong thời gian Cách mạng Văn hóa. Liu Yunshan cũng tỏ ra quan tâm đến hoạt động trong các dân tộc thiểu số của Trung Quốc, bao gồm cả chuyến viếng thăm tỉnh Tân Cương hồi tháng Mười để yêu cầu các quan chức tuyên truyền tại địa phương tăng gấp đôi công việc của họ trước ngày Đại hội Đảng 18 để "bằng mọi cách miễn sao có lợi, giới thiệu sự thịnh vượng của các nhóm người dân tộc thiểu số là do các nỗ lực của đảng và chính phủ đã cải thiện sinh kế của họ".

Liu cũng là nhân vật hàng hai trong ĐCSTQ. Bất chấp mối quan hệ của mình với Hồ, Liu được tin là đã gần gủi Bạc Hy Lai, và hỗ trợ cho các chiến dịch tuyên truyền và đàn áp các phương tiện truyền thông độc lập trong suốt thời gian ông ta ở Trùng Khánh. Liu cũng được xem là gây áp lực với các phương tiện truyền thông trong nước để hạn chế nghiêm ngặt việc đưa tin của họ về hậu quả vụ bê bối của Bo trong năm qua. Điều này gần như là chắc chắn, Liu đã trở thành một trong hai mục tiêu rõ ràng của một bức thư được lưu hành rộng rãi bằng văn bản của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nghỉ hưu, kêu gọi loại bỏ những người ủng hộ Bạc Hy Lai trong giới lãnh đạo ĐCSTQ.

Cho rằng kinh nghiệm làm việc trước đây của mình gần như hoàn toàn trong các sở quảng bá, Liu gần như chắc chắn là Bộ trưởng Bộ tuyên truyền ở Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC). Nếu điều này xảy ra, chắc chắn chính phủ sẽ tiếp tục hạn chế các phương tiện truyền thông trong nước và nỗ lực tăng cường kiểm duyệt các nền tảng phương tiện truyền thông mới đang nổi lên như Weibo.

Vương Kỳ Sơn.

[caption id="attachment_4799" align="alignleft" width="300"] Vương Kỳ Sơn, giửa.[/caption]
Trong số các thành viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC), Vương Kỳ Sơn gần như chắc chắn là người mà các nhà hoạch định chính sách phương Tây quen thuộc nhiều nhất. Điều này chủ yếu là do sự tham gia của ông trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc bao gồm như là giám đốc Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Mặc dù tình trạng hiện tại của ông như là một Phó Thủ tướng, Vương Kỳ Sơn có khởi đầu khá khiêm tốn. Ông sinh ra ở tỉnh Sơn Tây với người cha làm việc như là một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa. Tuy nhiên, ông đã giành đựợc trạng thái "vương hầu", thông qua cuộc hôn nhân của mình với Yao Mingshan, con gái của một cựu phó thủ tướng, người mà ông đã gặp trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ngoài công việc đồng áng, trong thời gian Cách mạng Văn hóa Vương cũng làm việc trong một viện bảo tàng trong khi theo đuổi ngành lịch sử tại Đại học Northwestern ở Tây An. Kinh nghiệm nghiên cứu của Vương Kỳ Sơn đã cho ông ta vị trí đầu tiên ở cơ quan nghiên cứu chính sách nông thôn của ĐCSTQ. Từ đó, ông nhận được một vị trí quản lý tín dụng nông nghiệp và Công ty Đầu tư, trong đó, sau khi chiến thắng một loạt các chương trình khuyến mãi, cuối cùng dẫn đến ông được bổ nhiệm làm chủ tịch của một số ngân hàng và các công ty đầu tư. Thành công của ông trong lĩnh vực tài chính đã được đảng tưởng thưởng khi ông được bổ nhiệm làm Phó thống đốc tỉnh Quảng Đông, một tỉnh phía nam phát triển nhanh. (Wang Yang, ngôi sao đang lên mà nhiều người cảm thấy sẽ được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC), là bí thư đảng ủy tỉnh Quảng Đông).

Để khen ngợi kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực tài chính và quản lý, Vương đã được bổ nhiệm làm thị trưởng của Bắc Kinh vào năm 2003 để giám sát dịch bệnh SARS, và sau đó là tham gia nhiều vào việc lập kế hoạch Thế vận hội 2008 cũng như phản ứng của Đảng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong ánh sáng của những thành công và vai trò của mình trong việc tái cơ cấu nợ ngân hàng đầu những năm 1990, Vương đã giành được một danh tiếng như là một người sẵn sàng chấp nhận thách đố thành công, thách đố những vấn đề khó khăn nhất đất nước phải đối mặt. Điều này đã mang lại cho ông biệt danh là "sếp của đội chửa cháy".

Sơ yếu lý lịch ấn tượng của Vương đã cho ông ta sự tín nhiệm mạnh mẽ như là một nhà theo chủ nghĩa tự do kinh tế, và nhiều người cho rằng ông sẽ được trao cho một vai trò giúp Thủ tướng Lý về các vấn đề tài chính. Cuối cùng, dường như sợ hãi Vương làm lu mờ Li về các vấn đề kinh tế, điều đó đã dẫn giới lãnh đạo Đảng bổ nhiệm Vương là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, được giao nhiệm vụ trừ tận gốc nạn tham nhũng trong các cán bộ đảng viên. Trong một bài viết quan trọng, mặc dù, ông được xếp hạng thứ sáu trong hệ thống phân cấp của ĐCSTQ, chức vụ bộ trưởng của ông rỏ ràng là phi kinh tế. Tuy nhiên, sếp của đội chửa cháy "chắc chắn sẽ được thử thách trong việc tìm kiếm loại bỏ tham nhũng của đảng, mà cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình nhấn mạnh như là một thách thức lớn đến độ bền của Đảng trong các bài phát biểu mãn nhiệm và nhậm chức của họ như là tổng bí thư của ĐCSTQ.

Zhang Gaoli.

[caption id="attachment_4798" align="alignleft" width="300"] Zhang Gaoli, giửa [/caption]
Zhang Gaoli hiện là bí thư đảng tỉnh Thiên Tân, một chức vụ ông nắm giử kể từ tháng 3 năm 2007, và là thành viên của Uỷ ban Trung ương khóa 16 và 17. Ông sinh năm 1946 tại thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, và gia nhập đảng năm 1973. Ông đã nhận được một văn bằng về số liệu thống kê từ Đại học Hạ Môn vào năm 1970, nơi ông gặp người vợ tương lai của mình và đã là mẹ của con gái ông.

Sau khi tốt nghiệp Zhang đã dành 15 năm tiếp theo tại Công ty Dầu khí Maoming Quảng Đông, cuối cùng trở thành giám đốc vào năm 1984. Năm sau, ông trở thành Giám đốc Ủy ban Kinh tế của tỉnh Quảng Đông, và được thăng chức Phó Thống đốc tỉnh Quảng Đông vào năm 1988. Trước khi trở thành bí thư của Thiên Tân, Zhang là bí thư và là thống đốc của tỉnh Sơn Đông, nơi ông đã đấu tranh cải cách hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Là Bí thư Thiên Tân, ông đã chủ trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Binhai New Area, một trong những khu kinh tế đặc biệt, nơi mà ĐCSTQ thí nghiệm các cải cách. Ông đã phát biểu mạnh mẽ ủng hộ các cuộc cải cách sâu sắc, nói trong một bài phát biểu vào tháng Tám năm ngoái rằng "Thiên Tân nhờ vào phát triển và thay đổi của mình để cải cách và mở cửa. Thiên Tân phải kiên định dựa trên cải cách và mở cửa cho sự phát triển trong tương lai của mình". Ấy thế mà, nhiều người cảm nhận được Thiên Tân dưới thời Zhang như đang theo đuổi cùng một mô hình tăng trưởng mà nhiều người cho là không bền vững. Như Financial Times khô khan tổng kết nhiệm kỳ của Zhang tại Thiên Tân rằng, ông "đã đạt những khoản nợ khổng lồ và xây dựng rất nhiều văn phòng, nhà cửa, và đường cao tốc mà bây giờ đứng trống trơ một cách kỳ quái".

Zhang được coi là một người được bảo trợ của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và được xem là một trong các quan chức cấp thấp hơn chạy đua cho một vị trí trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nhiều sự can thiệp đáng lưu ý của Giang Trạch Dân trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo hầu như là công cụ thúc đẩy Zhang đến với ủy ban.

Từ một quan điểm chính sách đối ngoại, Zhang tỏ ra phác họa kinh nghiệm của mình vào trong ngành công nghiệp dầu mỏ qua việc dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đến Trung Đông vào tháng Mười năm 2010 và tháng 9 năm 2011, trong thời gian đó, ông đã đến thăm các nước như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất . Trong tháng sáu năm nay, ông cũng đã dẫn đầu một phái đoàn Trung Quốc đến bốn quốc gia ở châu Mỹ Latinh, bao gồm Costa Rica, mà Thiên Tân có một thỏa thuận năng lượng với nó. Ông đã tích cực tham gia với nhiều nước ở Nam và Đông Nam Á trong những năm qua, và có vẻ như được làm quen với châu Âu, đã đến thăm Ireland trên đường tới Trung Đông, và đã gặp gỡ một số nhà lãnh đạo châu Âu trong lễ bế mạc Diễn đàn các chính đảng cấp cao Trung Quốc-Âu Châu lần thứ hai được tổ chức tại Thiên Tân vào đầu năm nay. Phát biểu tại diễn đàn Trung Quốc-EU, Zhang kêu gọi "thúc đẩy hợp tác thực dụng" giữa hai bên, và lưu ý rằng "Châu Âu là đối tác quan trọng cho sự hợp tác của Thiên Tân. Chúng tôi ... phải học và mượn những kinh nghiệm phát triển của các nước châu Âu, mở rộng giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau".


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.