Thái Bình Dương nổi giận.


Tại sao Hoa Kỳ không sẵn sàng cho cuộc xung đột ở châu Á.

[caption id="attachment_4773" align="alignleft" width="300"] JUNG YEON-JE/AFP/Getty[/caption]MICHAEL J. MAZARR | 02 tháng 11 2012.
Theo Foreign Policy

BHM Lược dịch.

Lúc tôi ở Seoul một vài tuần trước, chương trình tin tức "Hàn Quốc hôm nay" bằng tiếng Anh phát sóng một câu chuyện hấp dẫn kỳ lạ về cuộc thi "Tôi yêu Dokdo" tại Đại học Taegu. Ý tưởng là để xem ai có thể đưa ra sự tôn vinh truyền cảm nhất đối với mãnh đất của những hòn đảo cực nhỏ mà chúng đã là trọng tâm của một cuộc tranh chấp có định kỳ và cay đắng với Nhật Bản. Thật kỳ lạ khi thấy thanh niên Hàn Quốc ngồi trên đồ phụ tùng xe cộ, truyền hình hiện đại, mỉm cười, cười và điềm tĩnh tôn vinh một thói quen dân tộc. Thậm chí thực tế là người ngoài cuộc, một du học sinh Mexico tên là Emilio, cùng với một đội ngũ đa quốc gia, đã chiến thắng cuộc thi. Mục tiêu hoạt động của họ, cậu ấy nói trên chương trình "Hàn Quốc Hôm nay", là để "thể hiện tình yêu của chúng tôi với Dokdo", một phần là để hiển thị "những người đã bảo vệ Dokdo trong suốt lịch sử" và nói lên các đảo "đẹp làm sao".

Cuộc thi chỉ là một ví dụ về một sự đột biến nhiệt tình yêu nước ở Hàn Quốc sau khi Tổng thống Lee Myung-bak viếng thăm các đảo vào tháng Tám này. Những câu chuyện về vấn đề này được đưa lên các trang báo của các tờ nhật báo. Một bảo tàng Dokdo đã mở ra ở Seoul. Trong chuyến thăm tháng tám của mình, Lee đã gọi các đảo là "một nơi có giá trị sống còn cho cuộc sống của chúng ta để bảo vệ". Tại Thế vận hội London, sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá Hàn Quốc với Nhật Bản, một cầu thủ Hàn Quốc chạy bổ đến trung tâm sân bóng và tạo một cử chỉ rồi hô, "Dokdo là lãnh thổ của chúng tôi".

Thái độ của người Hàn Quốc đối với sự tranh cãi lãnh thổ với Nhật Bản là triệu chứng của thực tại chiến lược đang nổi lên ở trung tâm châu Á: Nhiều khu vực đang trải qua một loại căn bệnh khủng hoảng bản sắc địa chính trị, với những cường quốc khu vực chủ chốt xác định để tìm kiếm một vai trò phức tạp hơn cho chính quốc gia họ. Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau đang làm cho những người hoài cổ túm lấy sự an toàn hơn trên các nền văn hóa và truyền thống địa phương. Kết quả có thể sẽ là một thời kỳ mà các nguy cơ xung đột lớn sẽ ít bắt nguồn từ những tính toán có chủ ý về lợi thế quốc gia, hơn là từ một cuộc đụng độ sôi nổi bởi bản sắc, niềm tự hào, uy thế, dân tộc chủ nghĩa, và danh dự.

Người ta thường nói rằng thử nghiệm chính cho chiến lược của Mỹ ở châu Á là "sự trỗi dậy của Trung Quốc". Trong thực tế, một thách thức lớn hơn nhiều có thể là sự thống trị ngày càng tăng của các vấn đề bản sắc nhạy cảm này, bởi vì các công cụ truyền thống của Mỹ về nghệ thuật lãnh đạo đất nước đơn giản là không thích hợp để đối phó với chúng. Một năm đi vào "trục với châu Á", Washington đã thiết kế một chiến lược cho thế kỷ 21, thách thức răn đe theo phong cách Liên Xô : lạnh lùng, tính toán, thực dụng. Tuy nhiên, khi đối phó với những biến cố tâm lý xã hội của các quốc gia đang xung đột về niềm tự hào và bản sắc càng ngày càng nhiều bận tâm, đường lối thông thường của Mỹ có thể không có tác dụng như mong đợi. Đáng chú ý, nguy cơ chiến lược quan trọng đang đối đầu với Mỹ ở châu Á ngày nay có thể là sự khẵng định của nó về tư duy "chiến lược".

Nhiều người bên ngoài bày tỏ hoang mang rằng người Hàn Quốc có thể ngủ say qua một cuộc chè chén say sưa dân tộc chủ nghĩa trên một số ít đá lởm chởm có những cư dân vĩnh viễn đơn độc là một vài người Hàn Quốc cao tuổi Nhưng mà, như nhà phân tích Jason Lim lập luận, nó đã đánh mất vị trí đặc biệt. Tầm quan trọng của Dokdo "thực sự không phải là về lý luận hay lý do", ông giải thích. Nó không chủ yếu phải làm với lợi ích quốc gia, hoặc các nguồn tài nguyên. Tranh chấp "là về cảm xúc," ông lập luận, "chấn thương cảm xúc sâu sắc xảy ra là do sự chiếm đóng tàn bạo của Đế quốc Nhật Bản mà nó đã tiếp thu từ câu chuyện văn hóa của Hàn Quốc và đại diện cho một vết sẹo tâm linh khó lành mà đã trở thành một thể loại đức tin với gần như một ý nghĩa có tính cách tôn giáo". Tại Seoul, một cơn bão hoàn thành từ các loại di sản lịch sử đầy cảm xúc này, làm tăng lên niềm tự hào quốc gia và những quyết đoán, và những tính toán chính trị của giới lãnh đạo hiện nay tạo ra một sự sẵn sàng để kích động một cuộc khủng hoảng.

Kết hợp nguy hiểm đồng dạng này có thể được tìm thấy trong hàng tá quốc gia trong khu vực. Về phía Nhật Bản -- trong đó đề cập đến các đảo như Takeshima -- công chúng không thường tham gia, nhưng vụ tranh chấp đã là nguồn động lực cho các nhóm cánh hữu, qua đó đã nhai đi nhai lại vấn đề này trong nhiều năm như là một chính nghĩa của chủ nghĩa dân tộc. Nói rộng hơn, Nhật Bản đang dự kiến sục sạo vào các cuộc tranh luận mới về bản sắc riêng của mình ngay cả khi nó bị thử thách bởi các đối tác trong khu vực, những người tin rằng nó vẫn chưa đầy đủ về các điều khoản với quá khứ của nó -- và các ứng cử viên có khả năng cho chức thủ tướng trong đảng đối lập đang tăng mạnh của Nhật Bản, chẳng hạn như cựu Thủ tướng Shinzo Abe là người dân tộc chủ nghĩa hiếu chiến hơn so với các nhà lãnh đạo hiện nay. "Biển cả tốt đẹp và lãnh thổ của Nhật Bản đang ở dưới sự đe dọa", Abe đã nói , "và những người trẻ tuổi đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hy vọng trong tương lai giửa bối cảnh suy thoái kinh tế. Tôi hứa bảo vệ đất và biển của Nhật Bản, và cuộc sống của người dân Nhật Bản, không xảy ra vấn đề gì".

Cùng một loại đề cao dân tộc chủ nghĩa, việc theo đuổi bản sắc kiêu ngạo đã được buông lỏng ở Trung Quốc. Trong khi lợi ích của Bắc Kinh ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) được xem đặc thù như là không khoan nhượng và đo lường được (tài nguyên, ảnh hưởng khu vực, căn cứ hải quân), trong thực tế, các tranh chấp đang ngày càng được đặt ra bởi nhiều nhà bình luận trong nước như là một bài kiểm tra khả năng của Trung Quốc để ném bỏ thế kỷ "thống trị của phương Tây". Những làn sóng dân tộc chủ nghĩa bài ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể được sắp xếp một phần bởi chính phủ cho các mục đích chính trị ngắn hạn, nhưng dù sao kết quả là một cảm giác rất thực tế đang ngày càng bạo lực. Khi chính trị ở Trung Quốc trở nên cởi mở hơn, dòng chảy tự do, và không thể đoán trước, khả năng của Bắc Kinh kiểm soát yếu tố dể bùng nổ này có thể bị suy giảm. Hàng triệu người Trung Quốc tham gia trong các tiểu blog, hàng ngàn hương vị dân tộc rõ rệt và phần lớn ở dưới sự theo dỏi kiểm soát của chính phủ. Hàng trăm cuộc biểu tình quy mô nhỏ đã xảy ra với chủ đề dân tộc chủ nghĩa, một quá trình tuyên truyền tích cực của người dân thường đang ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc.

Chủ nghĩa dân tộc kiêu ngạo đang phát triển mạnh ở những nơi khác trong khu vực. Ấn Độ đã có một đảng theo chủ nghĩa dân tộc được thành lập vững chắc trong nhiều năm và đã chứng kiến ​​đôi khi bùng phát tình trạng bạo lực bài ngoại. Chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam được xây dựng trên các thế hệ của niềm tự hào và vinh dự khi đối mặt với thách thức của ngoại bang, những biểu hiện mới đã được gắn vào các tranh chấp lãnh thổ -- thanh niên Việt Nam, ví dụ, đăng các bài hát yêu nước trực tuyến biểu thị lòng trung thành của họ đối với các quần đảo bị tranh đoạt.

Chủ nghĩa dân tộc và mưu cầu bản sắc tập thể như vậy là chẳng mới mẻ gì, nhưng thời đại thông tin tạo nên nhiều kênh mạnh mẽ hơn, thông qua đó nó có thể thúc đẩy và thao túng một xã hội. Một nhà phân tích cấp cao tại Seoul nói với tôi rằng chính sách của Mỹ vẫn tập trung vào "những lợi ích tính toán khách quan" -- nhưng trong một thời đại mở cửa, Twitter, và thế giới blog hoạt động, "có vẻ như với tôi rằng vấn đề là cảm xúc của con người càng ngày càng nhiều". Kết quả là, một học giả có kinh nghiệm kết luận, "tranh chấp lãnh thổ không phải là vấn đề chiến lược. Chúng thuộc nhiều vấn đề hơn nữa" -- bản sắc, lịch sử và dân tộc, những yếu tố có xu hướng "kiên quyết và cương quyết" khi đối mặt với những thử thách, tương phản với các điểm thương lượng dễ uốn nắn của lợi thế chiến lược.

Để hiểu rỏ, cân nhắc thực tế vẫn là trọng tâm của các chiến lược quốc gia. Trung Quốc thèm muốn các nguồn tài nguyên nhiều hơn sự tự mãn dân tộc ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Chính sách chính thức của Bắc Kinh đã tập trung vào một tập hợp nhất quán các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tránh chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Các nhà lãnh đạo vẫn có những hành động hiệu chuẩn cẩn thận đối với các lý do chính trị. Nhiều nhà quan sát mong đợi thậm chí là một Thủ tướng diều hâu mới của Nhật Bản để thực hiện một cách giải quyết thực dụng và ôn hòa dù chỉ một lần khi nhiệm chức ; với mọi ầm ỉ của ông ta, trong thời gian làm thủ tướng trước đây, ông Abe đã được biết đến như là hoà giải viên nhiều hơn so với kẻ gây hấn.

Nhưng càng ngày bối cảnh chính trị châu Á sẽ được hình thành bởi những làn sóng chính trị mang tính bản sắc. Và khi Hoa Kỳ triển khai các yếu tố địa chính trị và chiến lược lớn -- các lực lượng quân sự thì "tăng cường độ tin cậy" ; sự hiện diện ngoại giao thì "quan hệ đối tác chiến lược" để đối phó với những thách thức mà cơ bản là phi chiến lược, những ảnh hưởng giới hạn của Mỹ sẽ ngày càng rõ ràng. Trong cuộc tranh chấp Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay, ví dụ, là hai đồng minh xưa kia đã từng lời qua tiếng lại, buộc tội nhau hàng tháng trời, Hoa Kỳ phần lớn đã bị loại bỏ bên lề. Cả Seoul lẫn Tokyo đều không muốn Mỹ can thiệp vào các hậu quả. Nói rộng hơn, các quốc gia đang đòi hỏi mức độ tự chủ cao trong việc lập kế hoạch quốc phòng và không muốn bị lôi kéo vào các kế hoạch của Mỹ về các chương trình ngăn chặn khu vực nhắm rỏ rệt vào Trung Quốc. Trong bối cảnh của những con người theo đuổi bản sắc, một cách tiếp cận nhằm xây dựng "quan hệ đối tác" hoặc bán liên minh sẽ đương nhiên vấp phải những giới hạn.

Nhưng những nguy hiểm cũng đi qua một sự thiếu vắng ảnh hưởng. Việc triển khai các công cụ của "người sắt thép" vào lĩnh vực của những người theo đuổi bản sắc có thể là rất nguy hiểm. Đẩy một nhóm tàu ​​sân bay vào trước mặt một Trung Quốc ngày càng dân tộc chủ nghĩa và kiêu ngạo trong một cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể là dấu hiệu mong muốn của phương Tây tiếp tục kềm chế sức mạnh của nó và gây ra một phản ứng hung bạo của Trung Quốc. Ngoài ra còn có nguy cơ leo thang. Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có thể làm giảm hiệu quả các công cụ truyền thống của nghệ thuật lãnh đạo đất nước -- nhưng một khi chửa trị một tình huống hay một cuộc khủng hoảng, Washington có thể tin rằng "sự tín nhiệm của nó là mập mờ" và cảm thấy cần phải tiếp tục leo thang, phải đi vào cuộc xung đột.

Một thay thế sẽ được tập trung vào mạng lưới đa phương mơ hồ hơn được thiết kế để xây dựng hợp tác chung quanh các lĩnh vực lợi ích được chia sẻ. Hoa Kỳ đã làm điều này trên các vấn đề như không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống cướp biển và chống khủng bố. Có thể thêm các tiêu chuẩn xây dựng trên các mối đe dọa không gian mạng, một sáng kiến ​​về lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, và các khái niệm khác. Những nỗ lực như vậy có thể rút ra trong các diễn viên tư nhân như các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ và cung cấp mở rộng Track 1.5/Track 2 và các chương trình trao đổi giửa người dân với người dân. Ý tưởng là để nuôi dưởng sự hợp tác mà ở đó các lợi ích chồng chéo lên nhau trong khi xây dựng các nhóm có ảnh hưởng trong phạm vi các nước này, những người có kiến ​​thức và có quyền lợi trong việc mở rộng hợp tác an ninh. Một quá trình như vậy sẽ dần dần giúp chuyển tải đến công chúng trong khu vực mà các nhóm cộng tác gồm các chuyên gia, học giả, và các quan chức từ tất cả các quốc gia của họ đang làm việc vì lợi ích chung -- tạo ra một thói quen mạnh mẽ của việc thực hành và nguồn bằng chứng mà sẽ phần nào bảo vệ người dân chống lại sự bùng phát của dân tộc chủ nghĩa kế tiếp.

Bất kể giá trị tiềm năng của các mạng lưới như vậy, chính sách của Mỹ vẫn tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và củng cố khả năng răn đe của Mỹ. Những quốc gia đang yên tâm về sức mạnh đang tồn tại của Mỹ có giá trị, nhưng để giải quyết một khu vực ướp trong những nền chính trị bản sắc, chúng ta nên lật lại những ưu tiên, và sử dụng số phận chi phối của các nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ, nguồn lực, đối tác an ninh trên việc hợp tác, và những mạng lưới đa phương được thiết kế để giải quyết những thách thức lẫn nhau. Thay vì đàm phán các quyền của căn cứ mới cho một tiểu đoàn tại Úc, ví dụ, chúng ta nên phát triển một mạng lưới hành động khu vực về năng lượng tái tạo hoặc an ninh mạng. Những phương pháp tiếp cận như vậy có thể giải quyết các rủi ro an ninh của những người theo đuổi bản sắc bởi những bất đồng riêng biệt bị tắt tiếng, khuyến khích thói quen hợp tác, và làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc cực đoan bài ngoại.

Việc làm này sẽ không dễ dàng. Các quốc gia trong khu vực có quan điểm bất đồng mạnh mẽ, lợi ích khác nhau và thường từ chối người ngoài đang cố gắng hình thành những kết quả. Nhưng đó là những gì mà ngành ngoại giao có hiệu quả lo liệu -- và một vai trò như vậy sẽ xác định vị trí của Hoa Kỳ đối với sự vận hành lâu dài khác của giới lãnh đạo, không phải thông qua vai trò chủ đạo trong liên minh hoặc một sự hiện diện quân sự áp đảo trong khu vực, nhưng bằng việc dẩn đầu khu vực hướng đến sự ổn định bằng cách khám phá các quyền lợi được chia sẻ và hướng tới những chuẩn mực và các tổ chức. Đây là, rốt ráo, vai trò mà Mỹ đã đóng kể từ năm 1945. Chúng ta chỉ cần tìm cách thức mới để tiếp tục xử lý, trong một hình thức bền vững hơn và một giai điệu phù hợp hơn với thời đại chiến lược đang nổi lên.



Michael J. Mazarr là giáo sư tại Đại học Chiến tranh quốc gia Mỹ. Quan điểm thể hiện ở đây là riêng của ông ấy và không phản ánh chính sách hoặc quan điểm của Bộ Quốc phòng hoặc chính phủ Hoa Kỳ.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.