"Học thuyết Obama", Xung đột ở Trung Đông, và tương lai của Trung Quốc.


Ian Bremmer nói về vai trò mới của Mỹ ở châu Á, xung đột ở Trung Đông có thể thách thức như thế nào đối với vai trò như vậy, và tương lai của Trung Quốc.

Harry Kazianis. Ngày 22 tháng 11 2012.
Theo Diplomat

BHM Lược dịch.

Biên tập viên của Diplomat, Harry Kazianis, gần đây đã nói chuyện với tác giả nổi tiếng và là chủ tịch của Eurasia Group , Ian Bremmer, về chuyến đi gần đây của Tổng thống Obama tới khu vực Đông Nam Á, căng thẳng ở Trung Đông có thể ảnh hưởng ra sao đến sự tập trung đổi mới của Mỹ đối với châu Á và tương lai của Trung Quốc.

1. Trong tuần này, Tổng thống Obama và các thành viên cao cấp trong đội ngũ chính sách đối ngoại của ông đã đến thăm một loạt các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Miến Điện. Nhiều người đã lập luận rằng với những căng thẳng sắc tộc vẫn còn chưa được giải quyết, chính quyền Obama đã di chuyển quá nhanh để khôi phục lại các mối quan hệ và thương mại. Một số người lập luận những chuyển hướng của các người cầm quyền đã thực hiện thì nhiều hơn đối với Trung Quốc so với chính bản thân Miến Điện . Nhận bắt của ông là gì ?

_ Trong suốt chuyến đi của ông tới Myanmar hồi đầu tuần này, Tổng thống Obama đã thực hiện chuyến đi vất vả đến nhà của người lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, nơi bà đã trải qua hơn hai thập kỷ bị quản thúc tại gia. Trong khi Nhà Trắng vẫn lên kế hoạch cho chuyến đi, bà cũng đã cảnh báo rằng nhà cầm quyền chống lại sự viếng thăm ở tất cả mọi nơi trên Myanmar, nhấn mạnh ông Obama đừng bị thu hút bởi "ảo vọng thành công". Vì vậy, tại sao Obama tạo nên một ưu tiên đến thăm một đất nước có vị anh hùng dân tộc đã cảnh báo ông ta đừng làm điều đó -- một chuyến đi có thể quay lại cắn ông ta nếu quá trình cải cách trở nên không thuận lợi ?

Đó là bởi vì chuyến đi của Tổng thống Obama thông qua khu vực Đông Nam Á, tất cả đều vì Trung Quốc. "Học thuyết Obama", đến mức mà rỏ ràng nó có một điều, là trục đến châu Á ... và việc sử dụng nghệ thuật lãnh đạo trên mặt kinh tế, như ban đầu được đặt ra bởi Hillary Clinton. Cả hai trọng tâm đều ở trên sự nổi lên của Trung Quốc và những thách thức tiềm năng đi kèm với nó, đặc biệt là nếu Trung Quốc không sắp xếp hành vi của nó theo với các tiêu chuẩn quốc tế. Có một sự kết hợp an ninh và kinh tế. Với mục đích để thêm Thái Lan vào Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) -- một thỏa thuận tự do thương mại tiềm năng của các quốc gia có cùng một mục đích có thể phục vụ như là một đối trọng trước sự thống trị kinh tế của Trung Quốc trong khu vực -- và việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt Miến Điện là những hành động mà Hoa Kỳ cần có thông qua ống kính Trung Quốc này.

2. Căng thẳng đã tăng lên ở Trung Đông với những lo ngại rằng tình trạng thù địch giữa Hamas và Israel có thể leo thang tiếp tục, ngay cả khi bế tắc giữa Mỹ và Iran tiếp tục. Liệu những vấn đề này ở Trung Đông có gây hại cho cái được gọi là 'trục' đến châu Á của chính quyền hay không ? Trong thời đại các nguồn tài nguyên bị hạn chế, liệu nước Mỹ có thể tập trung vào các vấn đề ở Trung Đông trong khi cũng cho thấy một cam kết mạnh mẽ hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ?

_ Xung đột ở Trung Đông chắc chắn có tiềm năng để đánh lạc hướng chính quyền, và không chỉ có Mỹ, tất nhiên, mà cũng còn cả một loạt các quốc gia khác. Nhưng không màng đến tình trạng trách nhiệm tinh tế ở Trung Đông, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò tương đối giảm sút trong khu vực -- đặc biệt là trong bối cảnh của những gì chúng ta đã thấy trong mười năm qua, với những sự chiếm đóng ở Iraq và Afghanistan. Hướng về phía trước, mong đợi một "dấu chân nhẹ hơn," đó là một phần của lý do chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc xung đột hơn. Mỹ rời khỏi Iraq và sẽ không trở lại, nó sẽ không chuyển lực lượng đến Syria. Washington đang làm mọi thứ có thể để tránh tấn công quân sự Iran. Thực tế là Obama đã không hủy bỏ chuyến đi Đông Nam Á nói trên trong chiều hướng của các sự kiện ở Israel / Gaza, cho thấy "trục đến châu Á" này đã trở thành nghiêm trọng như thế nào. Đó là hướng chúng ta đang tiến đến.

Và đừng mong đợi bất cứ quyền lực nước ngoài nào khác lấp đầy khoảng trống lãnh đạo. Phần còn lại của phương Tây bị phân tâm tối đa với các vấn đề nội bộ. Trung Quốc, nước có cổ phần trong khu vực đang phát triển như là kết quả của các nhu cầu năng lượng của họ, Trung Quốc không ở trên vũ đài phát đạt, nơi mà họ sẽ sẵn sàng nhận lấy quyền trượng chỉ huy.

3 - Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên Charlie Rose , ông giải thích rằng một vấn đề lớn đối mặt với lãnh đạo của Trung Quốc là nó phải quản lý những gì thực sự tạo thành 2 Trung Quốc khác nhau : một đằng là Trung Quốc ven biển đô thị hoá giàu có hơn, và đằng kia là một Trung Quốc nội địa, nông thôn hơn, tương đối nghèo hơn. Mỗi phân đoạn của xã hội có những nguyện vọng và mục tiêu rất khác nhau. Làm thế nào các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể đưa ra các chính sách và các chương trình để giúp hai nhóm rất khác nhau này ?

_ Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể giúp hai nhóm rất khác biệt này nếu họ sẵn sàng linh hoạt hơn trong việc ban hành cải cách tự do hóa thật sự với nhóm giàu hơn đó. Điều đó có nghĩa là một chính phủ, có trách nhiệm hơn, minh bạch hơn, với các lãnh đạo địa phương tự chủ hơn. Giống như lãnh đạo Trung Quốc đã làm ban đầu với các khu kinh tế đặc biệt hơn 30 năm trước đây, đó là cần có những khu vực tính toán đặc biệt, những khu vực có pháp luật đặc biệt, và các khu vực ngân hàng đặc biệt, ở đó các chuẩn mực và những giá trị phù hợp hơn với cộng đồng quốc tế. Thiếu sót điều đó, sự quản lý sẽ ngày càng trở nên có vấn đề. Thật không may, khi bạn nhìn vào nhóm các nhà lãnh đạo mới của sự chuyển đổi gần đây, chúng ta đã nhìn thấy một sự cũng cố nguyên trạng. Ủy ban thường trực đã tụ lại từ chín thành viên xuống còn bảy , và rõ ràng chính phủ đang di chuyển trong một chỉ đạo thống nhất nhiều hơn. Có vẻ như một chính phủ rõ ràng thiếu khả năng để thử nghiệm và mạo hiểm cần thiết.

4. Như chính ông và nhiều nhà bình luận khác đã chỉ ra, Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức về dân số trong những thập kỷ tới. Sau năm 2015, các công nhân Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên lớn tuổi hơn và gánh nặng của việc chăm sóc dân số 'già' này sẽ tăng lên. Một số người đã suy đoán rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trên thực tế có thể đang đạt đỉnh cao nhất. Liệu Trung Quốc có thể đảo ngược xu hướng này trong cách nhìn của ông bằng cách tuyên bố loại bỏ chính sách một con của nó? bằng cách nào đó nhân khẩu học sẽ định hình mục tiêu địa chiến lược của Trung Quốc trong quan điểm của ông ? Nó có thể hạn chế sự nổi lên của nó như là một cường quốc thực sự trên toàn cầu hay không ?

_ Một sự thật chắc chắn rằng nhân khẩu học không phải là yếu tố phụ của Trung Quốc. Hôm nay có ba người làm việc cho mỗi người hưởng trợ cấp ở Trung Quốc. Đến năm 2030, sẽ chỉ còn có hai. Và nhân khẩu học chỉ là một phần của câu đố. Trung Quốc không chỉ đánh mất lao động giá rẻ, mà lao động giá rẻ sẽ không phải là lợi thế sử dụng. Đó là về robot. Đó là về ấn loát 3-D. Khi công nghệ làm cho sản xuất cần nhiều lao động trở thành một lựa chọn tương đối đắt tiền hơn, nó sẽ gây áp lực rất lớn trên quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, nếu họ muốn có hiệu quả. Sau cùng, Trung Quốc là một quốc gia tư bản nhà nước, nơi mà các nhà lãnh đạo mong muốn duy nhất sự tăng trưởng kinh tế vì như thế nó có thể giử được quyền lực của họ. Nếu tăng trưởng có nghĩa là cơ cấu lại phần lớn nền kinh tế và đấu tranh để chiến thắng những gai góc có liên quan đến nạn thất nghiệp, đừng mong đợi Bắc Kinh đưa ra những cải cách nhẹ nhàng này. Toàn thể động năng của lực lượng lao động -- bao gồm cả nhân khẩu học, chi phí lao động, và công nghệ -- chắc chắn sẽ hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.