Vấn đề tiêu thụ của Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu.


Nếu không giải quyết vấn đề tiêu thụ, nền kinh tế của Trung Quốc không có thể trở thành trung tâm của lực hấp dẫn cho một nền kinh tế toàn cầu mới.

[caption id="attachment_4846" align="alignleft" width="300"] Dòng vốn rời Trung Quốc ngày càng mạnh cho thấy sự thiếu tin tưởng của nhà đầu tư (nguồn WSJ)[/caption]Rorry Daniels. 20/11/2012.
Theo CSIS

BHM Lược dịch.

Trung Quốc đã từng được coi là niềm hy vọng của nền kinh tế toàn cầu. Với hơn 1 tỷ người tiêu dùng có tiềm năng, điều đó đã và vẫn là lý do mạnh mẽ để tin rằng Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ như là xã hội tiêu dùng lớn nhất thế giới, kéo những quốc gia kém phát triển thoát khỏi nợ nần khi họ xây dựng các ngành công nghiệp để xuất khẩu
sản phẩm đến thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, những giấc mơ đang mờ dần, khi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc không bắt kịp với GDP đang gia tăng của nó.

Tại sao người tiêu dùng Trung Quốc không chi tiêu? Có nhiều câu chuyện nói về sự nổi lên của các thương hiệu cao cấp ở Trung Quốc, bao gồm việc chưa có nhiều tỷ phú Trung Quốc trên bảng xếp hạng sự giàu có của Forbes, và sự gia tăng nhanh chóng của các sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học (không tốn kém) ở Mỹ. Trước đà tăng trưởng nhanh chóng này trong tài sản cá nhân, sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng nên tăng theo.

Có hai lý do chính tại sao người tiêu dùng Trung Quốc không sẳn lòng chi dùng thu nhập có sẵn của họ, và cả hai đều liên quan đến cuộc tranh luận về sự chỉ đạo của nền kinh tế Mỹ.

Đầu tiên, công nhân Trung Quốc không có phương pháp thích hợp để tăng tiền tiết kiệm của họ trong một thời gian dài. Thứ hai, mạng lưới an toàn xã hội của Trung Quốc kém phát triển và thường bị loại trừ. Công nhân Trung Quốc, đa số, không được tiếp cận thị trường chứng khoán để gia tăng tiền tiết kiệm của họ. Họ có thể bỏ tiền vào
các ngân hàng, nhưng lãi suất tại các ngân hàng Trung Quốc đã không theo kịp với đà lạm phát, đã thế, còn có một loại thuế áp dụng cho các tài khoản gởi ở ngân hàng.
Vì vậy, các ngân hàng là một mạng lưới tiêu cực đối với những khoản tiết kiệm tiêu dùng của người Trung Quốc.

Thay vào đó, các gia đình Trung Quốc dùng số lượng lớn thu nhập để mua bất động sản như một khoản đầu tư. Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đầu tư nhiều vào căn nhà thứ hai và thậm chí thứ ba, nhiều căn nhà trong số đó bỏ không. Tuy nhiên, như sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ đã chứng minh, đầu tư bất động sản là một việc kinh doanh nguy hiểm. Nhiều nhà phân tích lo sợ một bong bóng bất động sản tại Trung Quốc, sau khi bùng nổ, sẽ cướp trắng những khoản đầu tư có giá trị của người tiêu dùng và các khoản tiết kiệm gia đình sẽ bay hơi. Hơn nữa, quyền sở hữu bất động sản ở Trung Quốc không bao giờ được bảo đảm : người dân mua bất động sản chỉ có nghĩa là hợp đồng thuê dài hạn và hoàn toàn không có thể sở hữu bất động sản.

Các gia đình Trung Quốc tiết kiệm nhiều hơn so với trung bình toàn cầu, từ 27 đến 38% thu nhập của họ nói chung nhưng dưới 10% đối với người lao động, so ra ít hơn 3%
ở Mỹ. Họ làm như vậy bởi vì họ có một dân số già và một mạng lưới an toàn xã hội không chắc chắn. Ở Trung Quốc, các dịch vụ xã hội được phân phối thông qua hệ thống đăng ký mà nó quan hệ đến những lợi ích với nơi sinh (hoặc đôi khi, vị trí của người mẹ sinh). Hàng triệu người lao động di cư di chuyển đến những thị trấn bùng nổ nhà máy sản xuất ven biển để lắp ráp iPad, nói chung là không thể tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ do nhà nước quản lý, nạn thất nghiệp, hoặc các phúc lợi hưu trí bởi vì hộ khẩu của họ (đăng ký hộ gia đình ) ở trong một thành phố khác. Trong khi Trung Quốc đang khám phá cải cách hộ khẩu mà sẽ cho phép công dân chuyển đăng ký hộ gia đình, nhiều người di cư và con cái của họ không được tiếp cận với giáo dục công lập, chăm sóc y tế của nhà nước, thất nghiệp, hoặc phúc lợi hưu trí.

Chi phí chăm sóc y tế gia tăng đồng nghĩa với chi phí tiêu dùng giảm. Điều đó có nghĩa là không có cách nào để dự đoán rằng bạn cần bao nhiêu tiền để chẩn đoán một căn bệnh ung thư nếu bạn không có bảo hiểm hoặc nếu bảo hiểm từ chối mức phí bảo hiểm. Kết quả là, có một động cơ để tiết kiệm trong sự vắng mặt của một hệ thống bảo hiểm làm tốt chức năng và chi phí thấp. Và nó là an toàn nếu giả định rằng bất cứ ốm đau gì, chi phí y tế sẽ tiếp tục tăng. Áp dụng tương tự với phúc lợi hưu trí, đặc biệt là người sống lâu hơn và những người ốm đau có thể xử lý được vấn đề của họ. Chi phí giáo dục cũng tăng vọt khi các bậc cha mẹ tìm kiếm những lợi thế lớn hơn cho con em họ trong một thị trường cạnh tranh toàn cầu và khi những người lao động trên đường phát triển sự nghiệp cần trở lại trường học để đạt được những kỹ năng mới.

Trong khi đó, chi phí hàng tiêu dùng đang xuống dốc. Một chiếc Tivi màn hình phẳng với giá bán lẻ 1.000 USD trong năm 2007, hôm nay ít hơn nhiều, loại bỏ động cơ tiêu thụ. Người Trung Quốc có thể cần từng xu cho hưu trí, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, nhưng họ có thể đủ khả năng để chờ đợi các tiện ích mới nhất giảm giá. Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng bao gồm mọi công dân được chăm sóc y tế toàn dân vào năm 2020, và lập kế hoạch cải cách khu vực ngân hàng và mở cửa thị trường chứng khoán để chiến đấu với những vấn đề này. Tuy nhiên, rào cản đối với cải cách là chính trị, không phải là kinh tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì chế độ độc đảng thông qua sự cố tình thiên vị tầng lớp trung lưu do Chính phủ tạo ra trong khi xoa dịu các nhóm bị loại trừ với tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có. Khi nền kinh tế chậm lại, kế hoạch mà "một số làm giàu đầu tiên, sau đó là những người khác" đang rạn nứt dưới sức ép, tạo ra một nhu cầu, nhưng không nhất thiết phải là sẽ, cải cách các dịch vụ xã hội.

Ví dụ, ĐCSTQ đã chào hàng hệ thống cải cách hộ khẩu của Thượng Hải như là mô hình cho toàn bộ đất nước, bỏ mặc xu hướng của nó đối với các nhu cầu của các quan chức thành phố. Mô hình cải cách hộ khẩu Thượng Hải không được thiết lập để giảm bớt những hạn chế mà là để lựa chọn những người xin đăng ký hộ khẩu hấp dẫn nhất và đóng góp cao nhất. Các nhà quản lý Thượng Hải có thể hạn chế số lượng người bị thu hút từ các dịch vụ xã hội, họ có thể tăng số lượng người xin đăng ký thông qua lời hứa cho thường trú, trong khi chỉ cho phép tiếp cận một phần các dịch vụ xã hội trong thời gian tạm thời. Một giáo sư tại trường đại học hàng đầu của Trung Quốc đổ lỗi cho những hạn chế hộ khẩu trong việc tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp cao của Trung Quốc, gần 25% sinh viên tốt nghiệp gần đây không thể tìm được việc làm. Hạn chế hộ khẩu là không hiệu quả rõ ràng trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc, nhưng chúng phục vụ cho một mục đích quan trọng đối với chính phủ để qua đó nhìn thấy tốc độ tăng trưởng cao như là chìa khóa để duy trì quyền lực. Lao động chân tay và chi phí dịch vụ xã hội cho phép các tỉnh và các thành phố giữ mức tăng trưởng cao giả tạo. Khi mà chìa khóa để thúc đẩy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục cải cách hộ khẩu sẽ làm trầm trọng thêm những sự việc không hiệu quả chứ không phải là giúp đở nền kinh tế Trung Quốc với một lực lượng lao động linh hoạt và khỏe mạnh mà họ có thể nâng mức chi tiêu của người tiêu dùng chứ không phải là tiết kiệm để trả bằng tiền mặt cho các dịch vụ xã hội.

Ngược lại, Bí thư Đảng quyền thế của Quảng Đông và tin đồn là ứng cử viên Uỷ ban thường vụ, Wang Yang, từng phản ứng với các cuộc biểu tình leo thang và lợi nhuận sản xuất giảm bằng cách thay đổi câu chuyện. Sự tập trung của Quảng Đông không còn là tốc độ tăng trưởng cao, mà là một thương số "hạnh phúc". Trong điều kiện
cải cách hộ khẩu, Quảng Đông đã thành lập một hệ thống điểm, ở đó dân di cư có thể giành được thân phận có tư cách công dân bằng cách nộp thuế và các công việc chuyên môn, và bởi tình nguyện, quyên góp máu, và cung cấp các loại dịch vụ công phi truyền thống. Quảng Đông đại diện cho một khu vực vươn lên độ cao hướng đến cải cách, và Wang Yang được đề bạt vào Ủy ban Thường trực có thể báo hiệu ý định sâu sắc hơn tính hợp pháp của ĐCSTQ thông qua các hàng hóa công cộng.

Một cách khác để thúc đẩy tiêu dùng trong nước là nâng cao thu nhập trên mọi lãnh vực bằng cách tăng mức lương tối thiểu. Nếu điều này xảy ra sau Đại hội Đảng 18, kỳ vọng nhấn mạnh tiếp tục vào tốc độ tăng trưởng cao là chìa khóa để xúc tiến bên trong Đảng. Một sự gia tăng tiêu thụ trong nước của Trung Quốc sẽ có tác động trong và ngoài nước. Giải quyết vấn đề tiêu thụ sẽ là tín hiệu tiến bộ trong ĐCSTQ mà có thể
tạm thời xoa dịu các nhà phê bình nội bộ (mặc dù các vấn đề an toàn sản phẩm sẽ tiếp tục mở rộng sự rạn nứt giữa nhà cầm quyền và người bị cai trị trừ phi chúng được giải quyết đầy đủ thông qua các quy định cải cách luật pháp qua đó cho phép thực thi quy định thống nhất). Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng và các tập đoàn đa quốc gia sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào sản xuất nội địa. Thế giới đã và đang phát triển sẽ có thị trường để bán sản phẩm của họ, hoặc để bán các đầu vào của họ sang các nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc.

Nếu không giải quyết vấn đề tiêu thụ, nền kinh tế của Trung Quốc không có thể trở thành trung tâm của lực hấp dẫn cho một nền kinh tế toàn cầu mới. Tiếp tục mô hình định hướng xuất khẩu phụ thuộc vào việc giữ tỷ giá hối đoái tiền tệ thấp -- một vấn đề nhận thức chính ở Mỹ và EU -- mà quan trọng hơn, nó phụ thuộc vào việc có một nơi nào đó trên thế giới để bán hàng . Khi các biện pháp thắt lưng buộc bụng thắt chặt nền kinh tế của châu Âu và Mỹ tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, Trung Quốc sẽ phải tìm người tiêu dùng ở nơi khác. Một hệ thống định hướng xuất khẩu sẽ tiếp tục tất cả các vấn đề nêu ở trên, có lẽ chắc chắn dẫn đến điều là không có kế hoạch cải cách chính trị.

Trung Quốc biết rằng nó cần phải nâng cao tiêu dùng trong nước, và nó biết rằng làm như vậy là một trong những chìa khóa để duy trì sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giải quyết vấn đề tiêu thụ thông qua cải cách hộ khẩu và mở rộng mạng lưới an toàn xã hội, không chỉ các công dân Trung Quốc sẽ được hưởng lợi, mà cả nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ được hưởng lợi.


Daniels Rorry (rorry.daniels @ ncafp.org) là Trợ lý Giám đốc dự án của Diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Uỷ ban Quốc gia về Chính sách đối ngoại của Mỹ.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.