Cách đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.


Cách tiếp cận của Trung Quốc dựa trên việc phát triển những gì mà Trung Quốc gọi là những khả năng chống can thiệp, qua đó nhằm mục đích tăng mạnh rủi ro cho các lực lượng Mỹ đang hoạt động ở khu vực tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc trong một môi trường thù địch. Vấn đề của Mỹ đối với khả năng mới nổi của Quân đội Giải phóng nhân dân là việc chống tiếp cận / khắc chế khu vực.

doi pho tqJ. Stapleton Roy. Tháng 11 năm 2012.
Theo Wilson Center

BHM Lược dịch.

Tóm tắt .

Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều xem xét các mối quan hệ song phương tốt đẹp là quan trọng, nhưng sự đối địch chiến lược đang gia tăng của họ có tiềm năng phát triển thành sự đối kháng lẫn nhau. Các nhà lãnh đạo của cả hai bên đều nhìn thấy việc xây dựng một thể loại mới trong mối quan hệ Mỹ - Trung là cần thiết để tránh một tình trạng bị lôi cuốn về phía đối đầu. Tuy nhiên, cạnh tranh hiện nay trên những khả năng đang được tiến hành giữa các lực lượng quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương không tuân theo mục tiêu chiến lược, khớp nối bởi cả hai bên, thu hút sự quan tâm đến một sự ổn định và sự cân bằng có thể chấp nhận lẫn nhau giữa hợp tác và cạnh tranh. Các biện pháp tích cực là cần thiết từ các nhà lãnh đạo ở cả hai thủ đô để giải quyết sự khác biệt này giữa chính sách và hành động.

Bối cảnh chính sách: Hội nhập bền vững của Mỹ với Đông Á.

Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc, cả hai đều có quá trình lựa chọn các nhà lãnh đạo sẽ hướng dẫn đất nước của họ trong một số năm tới. Những nhà lãnh đạo này sẽ phải đối mặt với một loạt các vấn đề đối nội và đối ngoại khó khăn mà sẽ yêu cầu sự chú ý của họ . Không có gì quan trọng hơn nhiệm vụ tìm cách ngăn chặn tình trạng trôi dạt hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc về phía đối địch chiến lược. Nếu cả hai nước không giải quyết đúng vấn đề trôi dạt này, nó sẽ trở nên khó khăn hơn, có thể quá nguy hiểm, để bảo vệ bầu không khí hòa bình và thịnh vượng mà qua đó đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc và tạo cho khu vực Đông Á một lịch sử thành công nhanh chóng như vậy.

Chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Á, như đã được phản ánh trong sự chú ý ngày càng tăng đối với khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á, là một phần của cách tiếp cận chính sách chặt chẽ của Mỹ. Chính sách này không tìm cách kềm chế Trung Quốc, chỉ hy vọng khôi phục lại sự tin cậy của khu vực mà Hoa Kỳ, bất chấp những khó khăn ngân sách của mình, cam kết duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực. Với sự phản đối dễ thấy của Trung Quốc, sự tiếp cận này đã được hoan nghênh rộng rãi ở Đông Á, mặc dù chẵng có một mối lợi ích căn bản nào.

Hành vi quyết đoán của Trung Quốc theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã làm tăng mong muốn của các nước láng giềng trong việc Hoa Kỳ tiếp tục đóng một vai trò cân bằng. Tuy nhiên, các nước giống nhau này lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể đi quá xa trong việc khiêu khích Trung Quốc bằng cách la lớn quyết tâm của Mỹ xoay trục trở lại vào khu vực Đông Á và tái khẳng định vai trò lãnh đạo. Ngoài ra, bạn bè và đồng minh gần gủi nhất của Mỹ trong khu vực chia sẻ lo ngại rằng Hoa Kỳ, bị phân tâm bởi những khó khăn trong nước, sẽ thiếu sức bền bỉ để vẫn tham gia đầy đủ trong khu vực Đông Á.

Sự mâu thuẫn này nhấn mạnh thực tế rằng độ tin cậy chính sách của Mỹ ở Đông Á dựa vào một mức độ đáng kể trên nhận thức trong các thủ đô ở châu Á qua việc Washington quản lý quan hệ với Bắc Kinh hiệu quả như thế nào. Đông Á muốn Hoa Kỳ tham gia đầy đủ để ngăn chặn Trung Quốc sử dụng khả năng phát triển quân sự của nó trong những đường lối không thích hợp. Đồng thời, họ không muốn Hoa Kỳ dựa quá đáng vào thành phần quân sự qua sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, mà nó có thể có một hiệu ứng phân cực không mong muốn. Hơn hết, các nước này lo sợ rằng cạnh tranh Mỹ-Trung không bị giới hạn có thể làm cho Trung Quốc thành một hàng xóm nguy hiểm hơn và gia tăng áp lực đối với họ để họ phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, một sự lựa chọn, họ không muốn thực hiện.

Những nhận xét này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng thuật hùng biện một cách thận trọng trong việc xác định chính sách trong khu vực của Hoa Kỳ. Trái ngược với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nước ở Đông Á tìm kiếm một sự hiện diện chính trị, kinh tế, và quân sự bền vững của Hoa Kỳ trong khu vực. Họ không muốn một sự khẳng định mạnh mẽ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, qua đó sẽ làm nổi bật sự cạnh tranh khu vực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Washington cũng nên thể hiện sự tôn trọng đối với khái niệm vai trò chủ chốt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và không nên tỏ ra thách thức vai trò hàng đầu của các nước ASEAN trong việc tạo ra một kiểu kiến trúc khu vực mới trên mười lăm năm qua.

Thách thức chính sách: tạo ra một loại quan hệ mới, đại cường song phương với Trung quốc.

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ không giải quyết những thách thức chính trong việc quản lý các quan hệ của Mỹ với một Trung Quốc gia tăng nhanh chóng : làm thế nào để đối phó với động lực phá hoại được tạo ra khi một cường quốc đang lên tranh giành vị thế của một cường quốc đã được thiết lập. Các chính phủ của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhận thức được những bài học từ lịch sử trên câu hỏi này và đã xác định không để cho lịch sử lặp lại chính nó.

Trên một số cơ hội công khai vào năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã nói về việc cần phải tìm một câu trả lời mới cho một câu hỏi cổ xưa về những gì xảy ra sau khi một cường quốc đã được cũng cố và một cường quốc đang nổi lên gặp nhau. Khi bà đưa vấn đề, "Hoa Kỳ đang cố gắng làm việc với một cường quốc đang lên để thúc đẩy sự gia tăng của nó như là một đóng góp tích cực đối với an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu ; trong khi cũng duy trì và bảo đảm sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đang thay đổi ". Bà nói thêm: "Chúng tôi đang cố gắng làm điều này mà không cần tham gia vào một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, thù địch, hoặc xung đột". Theo quan điểm của bà, Trung Quốc và Hoa Kỳ "cùng nhau, xây dựng một mô hình trong đó chúng ta đi vào ổn định và cân bằng chấp nhận lẫn nhau giữa hợp tác và cạnh tranh". Hoàn cảnh mới này, trong lời nói của bà, đòi hỏi "điều chỉnh suy nghĩ và hành động của chúng ta trên cả hai bên bờ Thái Bình Dương " (1).

Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất đang nói đến kiểu cách này. Quan chức về chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, đã nói trong những tình huống rất giống nhau. Ông nhấn mạnh việc bắt buộc xây dựng một loại quan hệ mới giửa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hai nước có thể phá vỡ những gì ông gọi là "quy luật bọc sắt" của lịch sử mà nó bắt các cường quốc đã được cũng cố và các cường quốc mới nổi phải "đi đến chiến tranh, nóng hoặc cũng như lạnh". Ông cũng thừa nhận rằng thể loại mới của mối quan hệ này nên cân bằng sự cạnh tranh và hợp tác. Trong cách nói của ông, nó "là có thể để cho Trung Quốc và Hoa Kỳ có một số cạnh tranh nào đó. Nhưng sự cạnh tranh như vậy nên lành mạnh và làm phấn khởi lẫn nhau. Nó phải được hiểu trong bối cảnh hợp tác." Cả hai quốc gia, trong ngắn hạn, đã xác định một mục tiêu chung trong việc tạo ra loại quan hệ mới mà qua đó hướng đến một sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh. Nếu họ thất bại trong nỗ lực này, họ sẽ gặp khó khăn để tránh xa những tiền lệ nguy hiểm của quá khứ.

Vấn đề chiến lược.

Điều cần phải hướng đến một sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh này là trung tâm của vấn đề chiến lược. Cả Washington và Bắc Kinh xem xét mối quan hệ song phương tốt đẹp là quan trọng. Nhưng đối địch chiến lược ngày càng tăng của họ có tiềm năng mở ra sự đối kháng lẫn nhau. Một Trung Quốc mạnh mẽ hơn sẽ chắc chắn nhìn thấy chính nó như đang một lần nữa trở thành tay chơi trung tâm trong khu vực Đông Á. Hoa Kỳ, về phần mình, từ lâu đã là một cường quốc Thái Bình Dương với các liên minh chính thức và các mối quan hệ chiến lược trong toàn khu vực. Như các đời Tổng thống Mỹ lần lượt đã làm rõ -- kể cả gần đây nhất, Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm khu vực của ông hồi tháng 11 năm 2011 -- Hoa Kỳ có dự định vẫn tích cực tham gia trong khu vực Đông Á.

Một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo của cả hai nước là liệu họ có thể tìm thấy một giải pháp cho vấn đề hóc búa này mà nó đang nằm ở trung tâm của các mối quan hệ song phương giữa Washington và Bắc Kinh. Giải pháp này sẽ là chìa khóa để xây dựng các loại hình mới trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc mà các nhà lãnh đạo hàng đầu của cả hai bên phải xem như là cần thiết để tránh một sự trôi dạt về phía đối đầu. Chúng ta đang ở đâu trong quá trình này? Câu trả lời là cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ có một sự khác biệt giữa các phản ứng quốc phòng tương ứng và mục tiêu chiến lược công khai của họ để ngăn chặn một sự trôi dạt về phía đối đầu trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Tình trạng này làm suy yếu sự gắn kết của chiến lược tổng thể.

Cách tiếp cận của Trung Quốc dựa trên việc phát triển những gì mà Trung Quốc gọi là những khả năng chống can thiệp, qua đó nhằm mục đích tăng mạnh rủi ro cho các lực lượng Mỹ đang hoạt động ở khu vực tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc trong một môi trường thù địch. Vấn đề của Mỹ đối với khả năng mới nổi của Quân đội Giải phóng nhân dân là việc chống tiếp cận / khắc chế khu vực.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang đáp ứng với một khái niệm phát triển chung giửa Không Lực và Hải quân Mỹ được gọi là Hải - Không chiến. Bởi khái niệm này được dựa trên những khả năng tấn công Trung Quốc đại lục, về căn bản nó là một công thức mà có thể leo thang nhanh chóng đến cuộc chiến tranh tổng lực. Thậm chí nếu xung đột trên quy mô này không thể ngăn ngừa được, quá trình hành động phản ứng này hàm chứa tiềm năng về những gì mà một nhà văn đã gọi là một "cạnh tranh các khả năng quân sự " vô thời hạn.

Một cuộc cạnh tranh như vậy không chỉ dính líu nghiêm trọng đến ngân sách mà còn là chắc chắn gia tăng nghi ngờ lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh. Nói cách khác, những hành động của Trung Quốc và Mỹ cũng như các mục tiêu chiến lược của họ không phù hợp với nhau. Một yếu tố phức tạp là bất chấp cam kết của các nhà lãnh đạo ở Washington và Bắc Kinh đối với mục tiêu phát triển mối quan hệ song phương tích cực, hợp tác, và toàn diện ; ý kiến ​​công chúng ở cả hai quốc gia bị chia rẻ vào câu hỏi phải chăng bên này là bạn hay là kẻ thù tiềm năng của bên kia. Trong khi đó, các cơ sở quân sự của cả hai nước đang bận rộn chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất.

Thất bại trong việc giải quyết vấn đề này một cách thẳng thắn sẽ làm cho nó khó khăn hơn để quản lý. Rõ ràng, các biện pháp tích cực là cần thiết bởi các nhà lãnh đạo ở Washington và Bắc Kinh để giải quyết sự thâm hụt lòng tin giữa hai nước mà nó góp phần cho sự trôi dạt về phía đối đầu. Hảy đưa thách thức chiến lược này lên một ưu tiên cao sẽ làm cho các vấn đề song phương khác quản lý dễ dàng hơn. Thách thức này sẽ là bài kiểm tra quan trọng đối với các nhà lãnh đạo ở cả hai nước.


Chú thích :
1 - Trích dẫn từ phát biểu của bà Clinton tại Viện Nghiên cứu của Hoa Kỳ ở Hội nghị Hòa bình Trung Quốc , tổ chức tại Washington, DC, vào ngày 07 Tháng Ba năm 2012. Để có văn bản đầy đủ về những nhận xét của bà, xem http://www.state.gov/secretary/rm/2012/03/185402.htm


Khuyến nghị :
Bốn hành động chính sách được khuyến khích:
• Ưu tiên duy trì sự hiện diện mạnh mẽ và toàn diện của Mỹ trong khu vực với thành phần quân sự quan trọng không có tính năng nổi trội.
• Sắp xếp sự nhấn mạnh chính sách qua việc tham gia bền vững trong khu vực chứ không phải là khẳng định lại sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, điều mà người châu Á sợ hãi sẽ làm sắc nét sự đối đầu Mỹ-Trung Quốc và làm giảm vai trò trung tâm của ASEAN trong việc phát triển các tổ chức khu vực.
• Giải quyết một cách thẳng thắn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc các biện pháp cả hai bên phải thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, để đảo ngược động lực phá hoại được tạo ra khi một cường quốc mới nổi thách thức vị trí của một cường quốc đã được cũng cố.
• Chấp hành sự lãnh đạo trong việc thúc đẩy công luận ở Mỹ qua đó hỗ trợ mục tiêu chính sách công khai về sự phát triển mối quan hệ song phương tích cực, hợp tác, và toàn diện với Trung quốc.

J. Stapleton Roy là giám đốc Viện Nghiên cứu Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông ta có thể liên lạc tại Stapleton.Roy @ wilsoncenter.org.

BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

BHM....Kissinger và nhóm của ông ta luôn kêu gọi một sự hữu hảo giửa Trung quốc và Hoa Kỳ -- bất kể Trung Quốc như thế nào -- để Mỹ quay trọng tâm đến Âu châu và Trung đông. Thời cuộc đã thay đổi, trong khi Âu châu cần một sự hồi sinh ít ra là vài thập kỷ tới thì Trung đông dầu lửa đang không còn nặng ký bởi công nghệ khai thác dầu khí từ đá phiến sét của Hoa Kỳ. Mỹ cần thị trường năng động của thế giới ở Ấn độ - Thái bình dương, cho nên bài viết trên phản ảnh sự thay đổi quan trọng trong chiều hướng của "những người Mỹ nị hảo"....BHM
Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.