Ngõ cụt kinh tế của Trung Quốc.


Lợi nhuận đang chịu áp lực bởi vì tất cả những gì đầu tư đã tạo nên các công ty không hiệu quả.

[caption id="attachment_4977" align="alignleft" width="300"]Tình trạng đầu tư quá mức không bền vững : cây cầu  Jiaozhou Bay ít được sử dụng ở Thanh Đảo . /Associated Press Tình trạng đầu tư quá mức không bền vững : cây cầu Jiaozhou Bay ít được sử dụng ở Thanh Đảo . /Associated Press[/caption]DIANA CHOYLEVA. 6 tháng 12 năm 2012, 10:27 ET
Theo Wall Street Journal

BHM Lược dịch.

Đối với các tập đoàn của Trung Quốc, bản nhạc đã ngừng chơi. Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc tính chung có thể giảm trong năm nay, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, đe dọa đánh mất việc làm mà qua đó sẽ gây khó khăn cho việc định hướng gia tăng tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi cần thiết. Các công ty đang phải vật lộn dưới gánh nặng của sự đầu tư vượt quá giới hạn, lãi suất thực tế cao thình lình và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại.

Vấn đề ở đây là chính sách của chính phủ. Bắc Kinh đã thiết kế một kích thích kinh tế ngoạn mục trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng lại bị lầm đường nhằm vào mục đích đầu tư và xuất khẩu. Đầu tư như một phần sản xuất đã ở mức cao quá đáng, 41% trong năm 2004, nhưng đã tăng lên đến 46% trong năm 2011. Chỉ cần so sánh, tỷ lệ đầu tư của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 36% và Hàn Quốc là 39% trong thời kỳ bùng nổ của họ.

Gói kích thích, và tất cả các món đầu tư nói chung, có thể đã giúp nhiều doanh nghiệp đòi hỏi vốn lớn bắt đầu các dự án, nhưng sau đó là những gì ? Với số vốn lớn như thế được đầu tư, một số đầu tư không liên quan có lẽ đã bị lãng phí. Nó làm cho các công ty không hiệu quả, qua đó giải thích những sự mất mát của họ.

Sự kiện đầu tư không liên quan này có tầm quan trọng đối với hiệu quả và do đó là sự tăng trưởng, nhưng "các nhà đầu cơ giá hạ" ( các con bò đực) của nhà nước Trung Quốc sẽ không cho bạn biết điều đó. Họ cho rằng vốn cổ phần của Trung Quốc là thấp, cả hai liên quan đến sản lượng và thậm chí liên quan quá nhiều đến dân số khổng lồ của nó. Tuy nhiên, số vốn ở Trung Quốc không cho chúng ta biết bất cứ điều gì. Điều quan trọng là dòng chảy của vốn, và nơi mà nó chảy vào.

Sai lầm cơ bản trong nền kinh tế của Trung Quốc là nó không phục vụ cho người tiêu dùng của nó. Cú đánh sườn nhẹ mà đau của tỷ lệ đầu tư cao của nó là tiêu thụ thấp, giảm xuống 35% sản lượng trong năm 2011, từ 45% một thập kỷ trước. Điều này ở trong lý thuyết kinh tế lạc hậu : Chúng ta sản xuất để tiêu thụ và chúng ta đầu tư để có thể sản xuất nhiều hơn. Một đất nước không thể gia tăng đầu tư của nó cân xứng với việc sản xuất mãi mãi.

Cuối cùng, chiến lược kinh tế của Trung Quốc là một ngõ cụt bởi vì, sau một thời gian, đầu tư như vậy trở nên không mang lại lợi nhuận. Dấu chấm hết đến, khi các công ty không thể bán các sản phẩm trội có thể được tạo nên bằng cách đầu tư thêm. Lợi nhuận của họ sụt giảm, như chúng ta thấy ở Trung Quốc ngày hôm nay.

Nếu điều này chưa đủ tồi tệ, các công ty lại phải đối mặt với những thay đổi bất lợi khác. Bơm tiền tệ kinh khủng của Trung Quốc sau năm 2008 đã sản xuất một vụ bùng nổ lạm phát mà nó đã thực hiện theo cách xâm nhập vào thị trường lao động. Tiền lương đã tăng 43% kể từ năm 2009 và chi phí lao động cho một đơn vị theo đồng đô la là 22% kể từ năm 2007. Điều này đã xóa sổ lợi thế chi phí của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, đồng nhân dân tệ không còn bị định giá thấp so với đồng USD.

Bên cạnh nhược điểm đầu tư quá mức và lạm phát tiền lương nhanh chóng mà đã gây áp lực lên lợi nhuận của tập đoàn, "lãi suất thực" lớn vọt khi Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt từ cuối năm 2010, để đáp ứng với nền kinh tế quá nóng. Phục hồi kinh tế toàn cầu cũng lúng túng và đã tước đoạt thị trường của Trung Quốc mô hình "đầu tư dẫn đầu" cần thiết cho sự tăng trưởng.

Trong môi trường này, các công ty tư nhân đã đánh giá lại nhu cầu của họ để đầu tư và có khả năng cắt giảm chi tiêu vốn hơn nữa. Bắc Kinh nới lỏng chính sách tiền tệ một chút vào cuối mùa hè, nhưng điều đó chỉ giúp các doanh nghiệp lớn của nhà nước -- mà không tạo ra việc làm mới -- và có lẽ góp phần mở rộng công nghiệp nhẹ mà dữ liệu tuần này chỉ ra. Hàng "Vốn" xuất khẩu sang Trung Quốc từ Hàn Quốc và Đài Loan cũng tăng tốc trong vài tháng qua.

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh nới lỏng các điều kiện tài chính một cách đáng kể được xem như là phát triển kiểu cơ bắp theo định hướng nhà nước, như nó đã làm trong năm 2009, nó vẫn sẽ chẵng giúp được gì. Gánh nặng nợ nần của chính phủ cao hơn nhiều so với con số chính thức cho thấy, khi bạn bao gồm các khoản nợ nẩn trong các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Bắc Kinh không có nhiều cơ hội để kích thích kinh tế trước khi nợ nần trở nên quá mức.

Hơn nữa, những luồng vốn lớn đã làm suy yếu thanh khoản ngân hàng, làm cho nó khó khăn hơn để sử dụng ngân hàng cấp vốn cho việc phát triển. Hoạt động có thể được khuấy động trong các quý tới nếu chính phủ đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn, nhưng viễn cảnh cho sự tăng trưởng tiếp tục đạt chỉ tiêu, thậm chí sẽ bị suy yếu nhiều hơn.

Những người trong số "các con bò đực" Trung Quốc đã thừa nhận đầu tư lãng phí vẫn đề nghị người tiêu dùng chấp nhận sự chỉ huy của họ, và bảo đảm tăng trưởng vẫn khá. Nhưng nếu các công ty đang cắt giảm đầu tư, thu nhập của người tiêu dùng sẽ bị tổn thương như thất nghiệp tăng và tăng trưởng tiền lương suy yếu. Đó là nguy cơ của một vòng xoáy giảm phát nhu cầu, đó là chắc chắn để tăng gánh nặng nợ nần và rỏ ràng làm chậm tăng trưởng, chưa đề cập đến sự căng thẳng của hệ thống tài chính.

Vì vậy, kịch bản có khả năng mà Trung Quốc sẽ thấy trong vài năm tới là phần tiêu thụ tăng, nhưng với tăng trưởng tổng thể yếu đi nhiều nhất là 5% một năm, khi đầu tư cổ phiếu giảm. Sự gia tăng tiêu thụ sẽ không thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và giúp Trung Quốc ở gần mức tỷ lệ phát triển trước đó, khi "các con bò đực" thích suy nghĩ.

Một sự suy giảm như vậy có thể là tốt cho Trung Quốc trong thời gian dài khi chính sách kinh tế trở nên hợp lý hơn. Nếu Bắc Kinh chận đứng các doanh nghiệp nhà nước được nuông chiều thái quá, cải cách để bảo đảm đầu tư một cách hiệu quả và rằng lợi tức thu nhập của hộ gia đình tăng lên và cắt giảm quan liêu, tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ có nền tảng gây nhiều âm vang. Với các doanh nghiệp, họ sẽ cần phải định hướng lại mình với người tiêu dùng. Người dân Trung Quốc sẽ hoan nghênh sự tăng trưởng thu nhập của họ cao hơn và tiêu thụ nhiều hơn so với "con đường chẳng đi đến đâu".

Nhưng tất cả điều này sẽ chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cải cách một cách nghiêm túc, và nới lỏng kiểm soát về lãi suất và tỷ giá hối đoái một cách đáng kể. Đó là một chữ "nếu" cho Đảng Cộng sản Trung quốc.

Bà Choyleva là giám đốc "Nghiên cứu Lombard Street."


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.