Nổi hốt hoảng của Châu Á định hướng cho cuộc đua quan hệ chiến lược.


...và khi ASEAN và Ấn Độ thiết lập một "quan hệ đối tác chiến lược" và cùng nhau kêu gọi "phong trào được tự do thương mại theo quy định của luật pháp quốc tế" -- như họ đã làm tuần trước -- nó là một cá cược sự an toàn mà Trung Quốc phải lo lắng.

[caption id="attachment_5021" align="alignleft" width="276"] Hình minh họa. Nguồn Internet[/caption]Victor Mallet / New Delhi. Ngày 26 tháng 12 năm 2012 04:50
Theo Financial Times

BHM Lược dịch.

Chẵng phải Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ với số tuổi tám mươi và khá mê sách vở, cũng không phải Hun Sen, cựu du kích Khmer đỏ quay ngoắt làm Thủ tướng Campuchia, có thói quen giải trí xem các cuộc đua ô tô.

Tuy nhiên, cả hai -- cùng với Quốc vương Brunei và các chức sắc khác từ Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á -- đều có mặt ở đích đến của "cuộc đua xe ASEAN-Ấn Độ" dài 8.000 km , ở New Delhi vào tuần trước.

Sự quan tâm chẵng đâu vào đâu của các người đứng đầu nội các trong sự kiện lổn chổn này -- trùng khớp với một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á rất được chú ý -- là dấu hiệu mới nhất trong việc tăng cường mối quan hệ giữa nền dân chủ lớn nhất thế giới và 10 nước ASEAN nằm về phía đông.

Cả Ấn Độ lẫn Asean, đều cảnh giác với sức mạnh kinh tế và quân sự đang phát triển của Trung Quốc, mong muốn xây dựng lại mối quan hệ vốn đã bén rễ sâu trong lịch sử, nhưng chỉ có những liên kết mong manh trong thời hiện đại. Mỹ và Nhật Bản, đều có liên quan bởi sự trỗi dậy và tuyên bố mở rộng quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông, đang vỗ tay từ bên lề.

Kinh tế và chiến lược, sự kết hợp của Ấn Độ và ASEAN không phải là vấn đề nhỏ. Như ông Singh cho biết trong bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh, hai khu vực bao gồm 1.8 tỷ người dân -- 1/4 nhân loại -- và có một GDP kết hợp là 3.8 ngàn tỷ $.

Thương mại giữa hai bên là khiêm tốn nhưng đang nhanh chóng phát triển, đã tăng gấp mười lần trong thập kỷ qua. Ấn Độ và ASEAN đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại dịch vụ và đầu tư, bổ sung một thỏa thuận về hàng hoá, và đang hướng tới thương mại hai chiều với hơn 100 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2015.

Sự mở cửa gần đây với thế giới của thành viên Asean, Myanmar, trên biên giới phía đông của Ấn Độ, đã thúc đẩy câu chuyện nhiều sôi nổi về một "xa lộ ba bên" mà có thể liên kết Ấn Độ bằng đường bộ đến Myanmar và Thái Lan, và cũng sang Lào và Campuchia -- mặc dù kinh nghiệm của các tay đua xe trên những tuyến đường tồi tệ cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm.

Nhưng đó là chiến lược và đặc biệt là khía cạnh hàng hải trong mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN mà đã gánh lấy sự cấp bách mới kể từ khi Trung Quốc bắt đầu nhấn mạnh các tuyên bố tranh chấp của nó ở Biển Đông -- một vấn đề mà đã gây ra một tranh cãi công khai giữa Trung Quốc và Philippines tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng Mười một.

"Sự hội nhập Ấn Độ-ASEAN bắt đầu với một sự nhấn mạnh kinh tế mạnh mẽ, nhưng nó cũng ngày càng trở nên chiến lược", ông Singh cho biết vào tuần trước. "Ấn Độ và các nước ASEAN cần tăng cường sự hội nhập của họ đối với an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và giải quyết mộtcách hòa bình các tranh chấp hàng hải theo quy định của luật pháp quốc tế".

Đây không phải chỉ là những lời nói. Chưa đầy ba tuần trước đó, Đô đốc D.K. Joshi, tư lệnh Hải quân Ấn Độ cho biết Ấn Độ đã chuẩn bị gửi tàu đến bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, ở đó Tổng công ty Dầu khí tự nhiên của Ấn Độ đã tham gia vào việc thăm dò ngoài khơi Việt Nam.

Một vài ngày sau đó, Phó Đô đốc Su Zhiqian, một chỉ huy hải quân Trung Quốc, đã được trích dẫn khi nói ở Sri Lanka rằng lực lượng hải quân của ông ta sẽ "tích cực duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương".

Sự quan tâm chặt chẽ trong vùng biển nhà của nhau là một lý do quan trọng tại sao hai cường quốc lớn đã mạnh mẽ tán tỉnh khu vực Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương.

Ấn Độ và ASEAN đã từng biết nhau trong nhiều năm qua, rằng họ cần phải đa dạng hóa các quan hệ đối tác kinh doanh và các liên minh của họ để không trở nên quá phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, hoặc quá dễ bị tổn thương đến sức mạnh quân sự đang trổi dậy của họ .

Những căng thẳng sống lại ở Biển Đông đã tạo nên động lực mới cho động thái này hướng tới hợp tác nhiều hơn nửa. Shyam Saran, một cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ nói: "Chắc chắn nó đã lấy lại được một sinh khí lớn hơn vì những gì đã xảy ra trong một năm rưởi qua". "Không nghi ngờ rằng có trạng thái lo lắng cao điểm giữa các nước ASEAN".

ASEAN là một nhóm khác nhau, và thường chỉ có Việt Nam hay Philippines sẳn sàng nói công khai những gì họ xem như là mối đe dọa từ Trung Quốc. Ấn Độ, trong khi đó, cẩn thận không xúc phạm đến người láng giềng khổng lồ của nó, mà họ đã chiến đấu -- và thua -- trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm 1962.

Nhưng khi ông Singh nói về "các câu hỏi chưa được giải quyết và các vấn đề không được giải quyết trong khu vực của chúng ta", và khi ASEAN và Ấn Độ thiết lập một "quan hệ đối tác chiến lược" và cùng nhau kêu gọi "phong trào được tự do thương mại theo quy định của luật pháp quốc tế" -- như họ đã làm tuần trước -- nó là một cá cược sự an toàn mà Trung Quốc phải lo lắng.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.