Quyền lực then chốt của Châu Á.


Nhật Bản có những khả năng "đẳng cấp thế giới" làm cho nó là một cầu thủ quan trọng trong cán cân quyền lực toàn cầu.

[caption id="attachment_5025" align="alignleft" width="553"] Thủ tướng Shinzo Abe vẫy chào sau khi nghị viện bầu ông vào hôm thứ Tư. Zuma Press[/caption]Richard Fontaine và Dan Twining. 27 Tháng 12 2012, 11:26 ET
Theo Wall Strett Journal

BHM Lược dịch.

Một quốc gia châu Á sống lại sau khi bị hủy hoại vừa mới nâng cao những người theo chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến lên đến đỉnh cao của quyền lực. Tranh chấp hàng hải với các láng giềng gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự dọc theo các hành lang quan trọng của thương mại thế giới. Những ký ức về sự vĩ đại của quốc gia trong quá khứ truyền cho các viên chức một quyết tâm để cạnh tranh lãnh đạo khu vực. Sự tái xuất hiện của đất nước này có thể viết lại bản đồ địa chính trị của khu vực châu Á.

Không, nó không phải là Trung Quốc. Nhật Bản bắt đầu ra mặt gây ngạc nhiên cho thế giới và thay đổi khu vực của mình nếu nó có thể đảo ngược sự suy giảm kinh tế mà đã khiến nhiều nơi xóa bỏ ảnh hưởng của nó.

Thật sự là Thủ tướng Shinzo Abe, tuyên thệ nhậm chức hôm thứ Tư, đối mặt với những vấn đề mà so sánh với các nhà lãnh đạo khác có vẻ nhẹ nhàng. Nhật Bản là một trong những quốc gia có dân số già nhất trên trái đất, các tác động của thảm họa sóng thần và khủng hoảng hạt nhân năm 2011 vẫn tồn tại, chính trị của nó đã bị quấy rầy bởi sự bế tắc, và nó là đối tượng trước những thách thức ngày càng tăng từ một Trung Quốc mặt dày mày dạn.

Một số người Mỹ, xem Trung Quốc như là tương lai của châu Á và Nhật Bản như là quá khứ của nó, xem xét liên minh với Tokyo là lỗi thời -- hoặc thậm chí là "cái nợ đời" trong một thế giới chuyển đổi. Nhưng sẽ là một sai lầm để xóa bỏ Nhật Bản như là một người bạn. Nó vẫn là đồng minh mạnh nhất của Mỹ ở châu Á, với khả năng đẳng cấp thế giới làm cho nó là một cầu thủ quan trọng trong cán cân quyền lực toàn cầu.

Tokyo đã làm việc một cách sáng tạo để tạo nên các mối quan hệ chiến lược mới có thể định hình lại khu vực của mình. Cuộc tranh luận mới nổi về bản sắc dân tộc sẽ định hướng sự phát triển của đất nước từ chủ nghĩa hòa bình hướng đến một tư thế khu vực quyết đoán hơn.

Đáng ngạc nhiên, nền tảng khả năng phục hồi của Nhật Bản là nền kinh tế của nó. Đó là con hổ châu Á đầu tiên, phát triển trong nhiều thập kỷ ở tốc độ so sánh với Trung Quốc ngày hôm nay. Trung Quốc có thể đã vượt qua Nhật Bản ở GDP bằng cách khai thác sức mạnh sản xuất của 1,3 tỉ dân, nhưng đáng nhớ rằng Nhật Bản sản xuất một sản lượng có mức độ tương tự với dân số ít hơn một phần mười. Trước tất cả các rối loạn kinh tế của nó, Nhật Bản vẫn có những tập đoàn công nghệ xuất sắc mà có thể thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Tokyo đã giải thích rằng kinh tế có thể trở thành hoạt động chính sách đối ngoại. Một trong những nhà tài trợ nước ngoài hàng đầu của thế giới , Nhật Bản đã cam kết trị giá 5 tỷ USD để giúp xây dựng lại Iraq và 7 tỷ USD khác cho Afghanistan, nơi mà nó là nhà tài trợ lớn nhất sau Mỹ. Nó đã đi đầu trong việc giúp Miến Điện xây dựng lại cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực bị xơ cứng bởi nhiều thập kỷ bị bỏ bê. Nó cung cấp các căn cứ và là quốc gia chủ nhà hỗ trợ hào phóng cho gần 50.000 quân đội Mỹ, những người phục vụ như là một phần cốt lõi trên mặt an ninh ở Đông Á.

Nhật Bản cũng đã xây dựng sức mạnh quân sự của mình. Nó thường không được thừa nhận, nhưng đất nước tự hào có một quân đội công nghệ tinh vi có khả năng làm việc chặt chẽ với các lực lượng Mỹ trên một loạt các nhiệm vụ. Nhật Bản chi tiêu cho quốc phòng hơn cả bốn quốc gia gộp lại, lực lượng hải quân của nó là có khả năng nhất trong bất kỳ đồng minh nào của Mỹ và nó sở hữu phòng thủ tên lửa loại hảo hạng. Khả năng chất lượng quân sự của nó vượt qua một số lĩnh vực của Trung Quốc.

Ở chổ không được dùng vũ lực bởi những hạn chế từ lâu, Nhật Bản đang ngày càng tăng việc sử dụng sức mạnh quân sự. Trong thập kỷ qua, đất nước này đã tiếp nhiên liệu cho tàu chiến ở Ấn Độ Dương để hỗ trợ cuộc chiến ở Afghanistan, triển khai quân đội tới Iraq, tham gia vào nhiệm vụ phục hồi thảm họa sóng thần ở Indonesia, gửi các quan chức giử trật tự cho một lệnh ngừng bắn ở Nepal, diển tập quân sự với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Úc , Hàn Quốc, và Mỹ, tham gia vào nhiệm vụ ổn định của LHQ tại Haiti, và gửi các tàu hải quân đến ngoài khơi Somalia cho các hoạt động chống cuớp biển.

Nhật Bản cũng đã dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu vũ khí qua đó đang tổ chức lại ngành công nghiệp vũ khí trong nước của mình và mở rộng xây dựng năng lực quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Tokyo đã đạt được những thỏa thuận quân sự với Australia và Ấn Độ và đã hình thành một quan hệ đối tác chiến lược tam giác với Washington và New Delhi.

Những phát triển này phản ánh cuộc tranh luận gay gắt trong nước mà qua đó đang khuấy tung bên dưới bề mặt chính trị Nhật Bản về học thuyết an ninh của Nhật Bản trong tương lai. Điều này được xúc tác bởi sự gia tăng bùng nổ của Trung Quốc và chiến thuật hung hăng hướng đến các nước láng giềng của nó. Cuộc bầu cử của Thủ tướng Abe và sức mạnh của sự hình thành chủ nghĩa dân tộc mới như Đảng Phục hưng Nhật Bản phản ánh một sự thay đổi "thiên hữu" trong bối cảnh chính trị của đất nước mà có thể có hậu quả sâu rộng đối với sự lãnh đạo của Mỹ trong khi đối mặt với thách thức của Trung Quốc.

Khi Washington cam kết một chiến lược tái cân bằng hướng đến châu Á, nó sẽ cần tất cả các bạn bè, nó có thể nhận được. Một số ít quốc gia đã là các đồng minh tốt hơn so với Nhật Bản. Hy vọng của Mỹ sẽ bị ràng buộc trong các quyết định của chính phủ mới của Nhật Bản để đưa nền kinh tế của nó đi đúng đường, tạo nên một chính sách chiến lược nước ngoài, và sắp xếp những vấn đề chính trị của nó. Nếu quyền lực Nhật Bản là vấn đề của châu Á trước năm 1945, sức mạnh của Nhật Bản trong thế kỷ 21 có thể phục vụ như là một phần của giải pháp.

_ Fontaine là chủ tịch của Trung tâm An ninh mới của Mỹ.
_ Twining là thành viên cao cấp đặc trách châu Á tại Quỹ German Marshall của Hoa Kỳ.



BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.