Tranh cải ầm ỉ Nhật - Trung, được bổ sung thêm một nhân vật có khả năng khiêu khích .


Con đường phía trước -- chiến đấu hay thỏa hiệp -- có thể hình dung đang treo trên một con người, Shinzo Abe, 58 tuổi, người sẽ được tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới như là thủ tướng mới của Nhật Bản.

[caption id="attachment_4986" align="alignleft" width="300"]Shinzo Abe Shinzo Abe,được xem chắc chắn là Thủ tướng Nhật Bản vào ngày 26 tháng 12/ 2012[/caption]MARK MCDONALD. 19 tháng 12 / 2012.
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

HONG KONG - Ý tưởng cho rằng xung đột vũ trang có thể bùng phát ở Thái Bình Dương trên một số ít các hòn đảo hoang vắng gần như là điều không thể tưởng tượng được, không chỉ là kéo theo bạo lực mà còn có khả năng ảnh hưởng tai hại đến kinh tế và chính trị. Các nhà lãnh đạo chính trị, các quan chức quân sự và các nhà phân tích an ninh chỉ có thể lớn tiếng thốt ra từ "W" vì e sợ họ có thể không cầm chân được các vị thần.

Tuy nhiên, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Đông Trung Quốc đã lần lượt nhận đưọc những nổi đau khổ khác từ tuần trước khi một chiếc máy bay Trung Quốc bay qua các đảo và Nhật Bản đã phản ứng bằng cách đột ngột cho cất cánh một số máy bay chiến đấu. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đây là "lần vi phạm không phận Nhật Bản đầu tiên được biết đến bởi một máy bay của Trung Quốc" trong nửa thế kỷ, như đồng nghiệp của tôi , Hiroko Tabuchi tường trình.

Tàu hải quân của cả hai nước đã tuần tra các đảo, được biết đến như là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc. Căng thẳng song phương đã đủ cao mà qua đó một sự cố va chạm hay va quệt trên biển -- thậm chí là một tình cờ -- cũng có thể dẫn đến đánh nhau thực sự.

Sheila Smith, đồng nghiệp cao cấp về nghiên cứu Nhật Bản tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết tranh chấp "đã để lại cho cả hai quốc gia nghi ngờ nhau sâu sắc, và ác cảm của công chúng trên cả hai bờ Biển Đông Trung Quốc đang tăng cao". Ở Trung Quốc đã có những cuộc bạo loạn chống Nhật ồn ào.

Con đường phía trước -- chiến đấu hay thỏa hiệp -- có thể hình dung đang treo trên một con người, Shinzo Abe, 58 tuổi, người sẽ được tuyên thệ nhậm chức vào tuần tới như là thủ tướng mới của Nhật Bản.

Toàn bộ khu vực, cùng với Hoa Kỳ, đang chờ đợi để xem những tính cách chính trị nào của ông Abe nổi lên mạnh mẽ nhất -- bảo thủ và chính trị dân tộc chủ nghĩa với một tính nết khiêu khích khi nói đến Trung Quốc, hoặc như là chính khách thực tế sẽ kéo ông ta và đảng của ông quay khỏi sự hùng biện vận động chóe lửa của những tuần gần đây.

Đáng lo ngại, ông Abe tỏ vẻ đã sẵn sàng để thêm vào yếu tố đất đai trước cuộc đối đầu tại các đảo bằng cách cam kết bố trí các nhân viên chính phủ hoặc nhân viên Cảnh sát biển ở đó.

"Nếu ông ta đi theo những gì ông ta đã nói, chúng ta có thể có vấn đề nghiêm trọng", Gerald L. Curtis, một chuyên gia về chính trị Nhật Bản tại Đại học Columbia, nói với đồng nghiệp Martin Fackler của tôi. "Kẻ chết tiệt nào muốn đi đến chiến tranh trên quần đảo Senkaku?"

Đương nhiên, quan điểm của ông Abe trong khu vực cũng liên quan đến Washington, đó là hiệp ước ràng buộc bảo vệ Nhật Bản. "Các nhà phân tích Mỹ nói rằng Hoa Kỳ có lẻ ngần ngại ở một cuộc chiến tranh mạo hiểm với Trung Quốc nếu Nhật Bản là một trong những nhân tố kích động cuộc đối đầu trên các hòn đảo tranh chấp", Martin viết.

Nhật Bản cũng có một tranh chấp riêng biệt nhưng không kém cảm tính và không ổn định với Hàn Quốc : Cả hai nước đều tuyên bố một đảo san hô ở Biển Đông Nhật bản được biết đến như những hòn đảo Dokdo ở Hàn Quốc và Takeshima ở Nhật Bản. (Hàn Quốc đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia vào thứ tư.)

Ông Abe đã "hứa sẽ thúc đẩy cho một bản sửa đổi hiến pháp để chuyển đổi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thành một quân đội chính thức", ông Ayako Doi, một đồng nghiệp liên kết tại Hội Châu Á phát biểu.

Trong sự trỗi dậy của chiến thắng long trời lở đất của Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe hồi đầu tuần này, các phương tiện thông tin chính thức do nhà nước quản lý ở Trung Quốc đã cam đoan một đường lối chính sách đối ngoại cứng rắn hơn của chính phủ, đặc biệt là trên các hòn đảo. Giai điệu của các bài xã luận đã gần như đầy ác ý.

Một ví dụ tiêu biểu, từ Global Times, một nhật báo liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc :

"Một khi Abe nhậm chức, Trung Quốc nên cho ông ta biết về lập trường vững chắc của mình. Chỉ với áp lực như vậy sẽ làm cho Abe coi trọng Trung Quốc, nếu không ông ta sẽ nghĩ rằng Trung Quốc ở trong một vị trí yếu kém. Trong những năm gần đây, mỗi khi Nhật Bản xoay chuyển chính sách ôn hòa đối với Trung Quốc, nó nhận được kết quả là lập trường mạnh mẽ của Trung Quốc chứ không phải là sự nhượng bộ của nó".

Bắc Kinh có thể dự đoán hiểu được một sự cứng rắn hơn từ Tokyo. Ông Abe có phẩm chất đáng gờm như là một người dân tộc chủ nghĩa, thậm chí là một người khiêu khích và không biết xin lỗi. Trong nhiệm kỳ làm thủ tướng trước đây, từ 2006 đến 2007, ông phủ nhận rằng quân đội Nhật Bản đã buộc phụ nữ, nhiều người trong số họ là người Triều Tiên, làm nô lệ tình dục trong Thế chiến II.

Ông cũng đã đề nghị sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp có thể được theo thứ tự, phần nói rằng "người dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như là một quyền chủ quyền của quốc gia và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như là phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế." Điều luật cũng nói rằng "đất đai, biển, và các lực lượng không quân, cũng như các tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì."

Ông Abe đã đến thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo, một ngôi đền Thần đạo cất giữ và tôn vinh các linh hồn của cuộc chiến tranh của Nhật Bản đã chết -- trong số họ có một số bị kết án tội phạm chiến tranh. Những chuyến thăm này gây ra những giận dử ngoại giao ở Bắc Kinh và Seoul, cả hai thủ đô xem Nhật Bản là không đủ ăn năn về tội ác của quân đội họ trong chiến tranh.

Trong năm 2007, khi làm thủ tướng, ông đã cấp 425 $ cho việc trồng cây xanh trang trí cho một "nghi lễ 6-bộ" tại ngôi đền.

Ông Abe đã đi Yasukuni hai tháng trước đây trong vai trò của mình, như ông đã chỉ ra, là người đứng đầu của Đảng Dân chủ Tự do. Và trong cái gật đầu bên cạnh chủ nghĩa thực dụng của mình, ông quay lại một lời hứa trước đó rằng ông hy vọng sẽ đến thăm ngôi đền vào một ngày khi làm thủ tướng.

"Theo quan điểm quan hệ của Nhật Bản-Trung Quốc và Nhật Bản-Hàn Quốc hiện nay, tốt hơn là không nói liệu tôi sẽ hay không sẽ đến thăm (ngôi đền) nếu tôi trở thành thủ tướng", ông nói với các phóng viên vào thời điểm đó.

Trong cuộc họp báo đầu tiên của ông sau cuộc bầu cử tuần này, một hoà giải viên Abe xuất hiện, nói rằng, "Trung Quốc là một quốc gia không thể thiếu cho nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng. Chúng ta cần phải sử dụng một số sự hiểu biết để các vấn đề chính trị sẽ không phát triển và ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế. "

Nhưng một nhân vật khiêu khích Abe cũng xuất hiện, tại cuộc họp rất giống trước đó, nói rằng Senkaku / Điếu Ngư vẫn là "lãnh thổ vốn có của Nhật Bản."

"Chúng tôi sở hữu và kiểm soát có hiệu quả", ông nói. "Không có chỗ cho các cuộc đàm phán về điều đó."


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.