Việt Nam, Cuộc chiến cần thiết : làm sáng tỏ lại cuộc xung đột quân sự tai hại nhất của nước Mỹ.






sach vn1
MICHAEL LIND.
Chẵng còn nghi ngờ gì nữa : sẽ có "những Việt Nam" trong tương lai của Mỹ, được xác định hoặc như là các cuộc chiến tranh, trong đó mục tiêu của Hoa Kỳ là chứng minh uy tín quân sự của nó với kẻ thù và đồng minh, chứ không phải là để bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hay như các cuộc chiến tranh mà trong đó kẻ thù cự tuyệt Mỹ sử dụng các chiến thuật cho phép quân đội Mỹ được hưởng lợi thế của nó trong chiến tranh thông thường công nghệ cao.

Theo New York Times
 

Trần Hoàng Sa lược dịch.

Dẫu có tìm cách tránh kết cục này, Hoa Kỳ đã thấy mình ở trong tình trạng chiến tranh.

Nơi chốn là một bán đảo nghèo khổ gần một khu vực công nghiệp lớn, mà Hoa Kỳ đã cam kết một liên minh quân sự lâu dài. Kẻ thù là một nhà độc tài cộng sản, y đã khéo léo thao túng chủ nghĩa dân tộc ở người dân của mình trong một nỗ lực để đoàn kết tất cả các thành viên trong nhóm dân tộc thiểu số của y vào trong một nhà nước mở rộng độc nhất theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa dân tộc. Chế độ của nhà độc tài, lờ đi một tối hậu thư của Hoa Kỳ và các đồng minh của nó, dai dẵng tài trợ cho một cuộc chiến tranh cường độ thấp chống lại các cư dân của một vùng lãnh thổ lân cận mà cộng sản chủ nghĩa dân tộc đã theo đuổi tìm cách kiểm soát họ.

Địa hình, cây cối rậm rạp và núi non, ủng hộ những người cộng sản chủ nghĩa dân tộc. Trong suốt lịch sử, khu vực này đã bị xâm chiếm nhiều lần, bởi các cường quốc bên ngoài mà đã thường bị thất bại. Tổng thống Hoa Kỳ và các cố vấn của ông, choáng váng bởi số quân mà Lầu Năm Góc dự toán, được gọi là, những kế hoạch bị trì hoản nhiều lần trong việc gửi đi các lực lượng bộ binh.

Tuy nhiên, chính quyền tin rằng một cái gì đó phải được thực hiện. Nếu Hoa Kỳ cho phép chính họ bị làm nhục bởi chế độ cộng sản chủ nghĩa dân tộc, thì kế đến uy tín quân sự của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Liên minh khu vực mà Hoa Kỳ lãnh đạo có thể tan rã khi các nước trong khu vực đánh mất niềm tin vào việc bảo vệ của nước Mỹ. Trên thế giới, cả kẻ thù và đồng minh có thể giải thích sự rút lui của Mỹ như là một dấu hiệu của sự bất lực quân sự hoặc là thiếu quyết tâm chính trị. Danh tiếng của Hoa Kỳ đối với quyền lực và quyết tâm, nền tảng thứ hạng của nó trong sự phân cấp thứ bậc ở khu vực và toàn cầu, bị đe dọa.

Bất đắc dĩ Tổng thống đã ra lệnh ném bom vào quê hương của nhà độc tài cộng sản chủ nghĩa dân tộc, hy vọng rằng chỉ với sức mạnh không quân sẽ buộc nhà độc tài phải từ bỏ chiến dịch xâm lược của y. Mặc dù đa số người Mỹ ban đầu hỗ trợ các vụ đánh bom, những kẻ chỉ trích Tổng thống cáo buộc ông vi phạm Hiến pháp trong việc tiến hành chiến tranh. Một số trí thức cánh tả cấp tiến hàng đầu và các nhà báo lên án vụ đánh bom như là một hành động vô đạo đức của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. "Cánh Hiện thực" trong báo chí và các học viện, bác bỏ tầm quan trọng uy tín của quân đội Mỹ như là một yếu tố trong nền chính trị thế giới, tuyên bố rằng không có lợi ích quan trọng nào của Mỹ bị đe dọa trong khu vực nghèo nàn và ngoại vi của thế giới này. Một số người bảo thủ lên án những hạn chế các nỗ lực quân sự như là bằng chứng về sự điên rồ trong việc cố gắng tiến hành một "cuộc chiến tranh rộng rãi."
Khi vụ đánh bom ban đầu không thay đổi chính sách của đối phương, những áp lực lên tổng thống để đưa lực lượng bộ binh tham gia cuộc chiến đã tăng lên. Tổng thống, một chính trị gia quan tâm nhiều hơn về các cơ chế cải cách trong nước so với chính sách đối ngoại, cân nhắc lựa chọn của mình. Rút lui ở điểm này sẽ gây nên kết quả sỉ nhục nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ, với những hậu quả trên toàn thế giới mà không thể dự kiến ​​được nhưng cũng có thể là rất xấu. Leo thang chiến tranh bằng cách đưa vào các lực lượng bộ binh sẽ có nguy cơ thất bại đẫm máu và phản ứng chính trị dữ dội. Mỗi sự lựa chọn đều lộ ra mỗi khả năng thảm họa.

Đây là một mô tả về tình hình đối đầu với Tổng thống Bill Clinton trong mùa xuân năm 1999, sau khi Hoa Kỳ và đồng minh NATO bắt đầu ném bom Serbia với mục tiêu buộc nhà độc tài Nam Tư Slobodan Milosevic phải đồng ý quyền tự chủ của đại đa số có sắc tộc Albania ở tỉnh Kosovo thuộc Nam Tư. Nó cũng là một mô tả các tình thế tiến thoái lưỡng nan của Tổng thống Lyndon Johnson trong mùa xuân và mùa hè 1965, khi sự thất bại của các cuộc tấn công ném bom của Mỹ chống lại miền Bắc Việt Nam để ngăn cản chế độ độc tài cộng sản Hồ Chí Minh từ bỏ chiến tranh mức độ thấp chống lại Nam Việt Nam đã trở thành rõ ràng. Trong mỗi trường hợp, những gì đe dọa cho Hoa Kỳ là uy tín của nó như là thế lực thống trị quân sự toàn cầu và sự sống sót của một liên minh khu vực -- NATO trong trường hợp chiến tranh Balkan, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) trong trường hợp xung đột ở Đông Dương. (Trong thực tế, SEATO đã giải thể, khi Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương để cộng sản xâm chiếm giữa năm 1973 và 1975.)

Cả hai Slobodan Milosevic và Hồ Chí Minh là những nhà độc tài cộng sản, những người đã thao túng tình cảm dân tộc trong các đối tượng của họ -- Milosevic trong việc phục vụ cho ước mơ của mình là Đại Serbia thống trị liên bang Nam Tư cũ, Hồ trong việc phục vụ cho giấc mơ của mình là một nước Việt Nam thống trị Đông Dương. Cả Milosevic và Hồ đã thúc đẩy các mục tiêu của mình bằng cách hỗ trợ các chiến dịch khủng bố du kích ở các nước khác. Milosevic vũ trang, cung cấp, và chỉ đạo các đơn vị bán quân sự Serbia tham gia giết người hàng loạt và thanh trừng sắc tộc ở Bosnia, Kosovo, và các nơi khác của Nam Tư cũ ; Hồ vũ trang, cung cấp, và chỉ đạo du kích Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia, tiến hành cuộc chiến chống lại quân đội và lực lượng cảnh sát Nam Việt Nam và đã sát hại hàng chục ngàn cán bộ và thường dân Nam Việt Nam. Trong cả hai trường hợp, các cuộc chiến tranh cường độ thấp được đưa ra bởi các nhà độc tài cộng sản chủ nghĩa dân tộc đã gây nên những làn sóng người tị nạn. Hàng trăm ngàn người không phải chủng tộc Serbia đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ ở các nơi khác nhau của Nam Tư cũ bởi cuộc thanh trừng sắc tộc Serbia. Gần một triệu cư dân của miền Bắc Việt Nam chạy trốn chế độ của Hồ Chí Minh trong những năm 1950 ; và sau sự xâm chiếm miền Nam Việt Nam của cộng sản trong những năm 1970, hơn hai triệu người khác liều mạng chạy trốn khỏi đất nước. Hai nhà lãnh đạo cộng sản dân tộc chủ nghĩa, Milosevic ít bạo ngược, chế độ Serbia của ông thì ít thô bạo hơn nhiều so với chính phủ của Hồ Chí Minh. Chính phủ của Hồ Chí Minh là một chế độ độc tài khắt khe theo kiểu chủ nghĩa Stalin, không dung thứ bất đồng quan điểm chính trị hay bất đồng tư tưởng và đã tàn nhẫn hành quyết hơn 10.000 dân làng Bắc Việt Nam chỉ trong một vài tháng bởi vì họ là địa chủ hay nông dân giàu có, là "kẻ thù giai cấp" theo giáo điều Mác-Lênin .

Mặc dù có những điểm tương đồng, các cuộc chiến tranh của Mỹ tại bán đảo Balkan và Đông Dương khác nhau ở một khía cạnh căn bản. Cuộc chiến tranh Nam Tư không phải là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các cường quốc lớn. Mặc dù Nga phản đối cuộc chiến của NATO chống lại người Serb và cung cấp một số hỗ trợ hạn chế cho chế độ Milosevic, hậu cộng sản Nga, bị cắt xén, nghèo nàn, và yếu kém từ hậu quả sụp đổ tai hại của Liên Xô, đã không tự đem thân đánh bại chính sách của Mỹ tại khu vực Balkan. Tình hình hoàn toàn khác nhau trong những năm 1960. Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Hoa Kỳ, Liên Xô -- rồi sau đó phát triển nhanh chóng sức mạnh quân sự, quả quyết, gây uy thế -- và cộng sản Trung Quốc. Mặc dù sự đối đầu của Trung-Xô trong việc lãnh đạo khối các quốc gia cộng sản, Liên Xô và Trung Quốc đã hợp tác hỗ trợ nỗ lực của Bắc Việt Nam để tiêu diệt Nam Việt Nam, để thúc đẩy cuộc cách mạng cộng sản ở Đông Dương, và nếu có thể, ở Thái Lan, và làm nhục Hoa Kỳ.

Trong những năm 1990, Serbia có một sức mạnh quân sự tồi tệ, thiếu sự bảo trợ của các đại cường. Trong những năm 1960, miền Bắc Việt Nam đã được bảo vệ khỏi một cuộc xâm lược của Mỹ, và được trang bị với các vũ khí tối tân cùng hệ thống phòng không, từ Liên Xô và Trung Quốc. Trung Quốc đã gửi hàng trăm ngàn binh lính để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Hồ Chí Minh từ năm 1965 đến 1968. Cuối những năm 1970, những người cộng sản Việt Nam, sau khi thôn tính miền Nam Việt Nam, chiếm Cam-pu-chia, phá vỡ và đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh biên giới, đã sở hữu một quân đội lớn thứ ba trên thế giới và cai trị khu vực vệ tinh quan trọng nhất của đế quốc Liên Xô bên ngoài Đông Âu. Tại thời điểm chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tham gia vào một cuộc đấu tranh bức thiết trên toàn thế giới với hai trong số ba quốc gia chuyên chế mạnh mẽ nhất và giết người nhiều nhất trong lịch sử ; năm 1999, Hoa Kỳ đối mặt với thách thức không đáng kể đối với vị trí hàng đầu trên toàn cầu bởi một cường quốc hoặc một liên minh khác.

Và rồi, những cuộc chiến tranh của Mỹ trong việc bảo vệ Kosovo và Nam Việt Nam có sự khác biệt chủ yếu trong lĩnh vực này : -- lớn hơn nhiều -- là đã thua Việt Nam.

Như kết quả của sự can thiệp của Hoa Kỳ tại khu vực Balkan, giả định rằng sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam là một sai lầm, một giả định được chia sẻ bởi nhiều nhà phê bình thông qua quang phổ chính trị, không còn là chính đáng. Hai lần trong 35 năm, lực lượng vũ trang Mỹ đã tham gia vào các cuộc can thiệp quân sự lớn trong nội chiến ở khu vực ngoại vi cốt chỉ để chứng minh uy tín của Hoa Kỳ như là một cường quốc quân sự và là một lãnh đạo liên minh. Khi chiến tranh Triều Tiên được chiếu cố đến, chiến tranh Việt Nam có vẻ ít giống như một trường hợp ngoại lệ và giống nhiều hơn như là một bộ phận của một loạt các cuộc chiến tranh hạn chế tương tự của Mỹ (như năm 1999, Chiến tranh vùng Vịnh trông giống như trường hợp ngoại lệ đối với tiêu chí được xác lập bởi chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, và Nam Tư). Liệu có hoặc không có sự can thiệp của Mỹ ở Kosovo mà đã khiến đạt được mục tiêu cuối cùng của nó, có một điều chắc chắn -- là cuộc tranh luận về chiến tranh Việt Nam ở Hoa Kỳ sẽ không bao giờ được như vậy.

Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, nó đã dẫn đến một cuộc sống thứ hai như là một biểu tượng trong nền chính trị Mỹ. Đối với "cánh tả cấp tiến", chiến tranh là một biểu tượng của sự đồi bại của Hoa Kỳ và các tệ nạn của "chủ nghĩa đế quốc tư bản". Đối với "nhóm Tân biệt lập" và "hiện thực" của cánh tả tự do, cuộc chiến của Mỹ ở Đông Dương là một sai lầm bi thảm và không cần thiết, mang lại sự kiêu ngạo của Mỹ và nổi sợ hãi bị phóng đại về mối đe dọa Mỹ do Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc gây nên. Phe Bảo thủ, cũng có quan điểm chính thống của họ về cuộc xung đột. Phe Bảo thủ có nhiều sĩ quan quân sự tham gia, lập luận rằng Hoa Kỳ có thể đạt được một chiến thắng nhanh chóng và quyết định ở Đông Dương, nếu không có các nhà hoạch định chính sách dân sự nhu nhược của chính quyền Kennedy và Johnson đã "trói tay" quân đội Mỹ và "từ chối cho phép giành chiến thắng."

Một quan điểm đã mất tích từ cuộc tranh luận về chiến tranh Việt Nam. Phe chính trị được gọi là "chống cộng tự do" hay "Tự do Chiến tranh Lạnh", được xác định với các chính quyền Truman, Kennedy và Johnson, đã không còn tồn tại như là một lực lượng trong nền chính trị Mỹ trong những năm 1970, là kết quả của việc tổ chức lại đảng phái hơn là vì chiến tranh Việt Nam. Một nhóm các nhà cựu hoạch định chính sách và các nhà tư tưởng tự do chiến tranh lạnh đã tìm cách thu hút thêm "cánh tả chống chiến tranh" và "cánh tự do", những người có uy thế trong đảng Dân chủ sau năm 1968. Trong số đó có McGeorge Bundy đã quá cố và anh trai ông ta, William (con người như là một phần trong chiến dịch của ông để phục hồi bản thân, gần đây đã viết một cuốn sách khắc nghiệt và không công bằng chỉ trích việc xử lý chiến tranh của Nixon và Kissinger mà nhóm Bundy đã giúp đở khởi động). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara không chỉ công khai thừa nhận sai lầm sự hỗ trợ của mình đối với chiến tranh trong cuốn sách "Nhìn lại quá khứ" của ông, mà còn cam chịu sự sỉ nhục từ các công chức của chế độ độc tài Việt Nam trong một cuộc hành hương nhục nhã đến Việt Nam trong năm 1997. Một nhóm Tự do Chiến tranh Lạnh trước đây gia nhập lực lượng với phe bảo thủ chống Liên Xô, duy trì sự ủng hộ của họ đối với chiến tranh lạnh trong khi vứt bỏ chủ nghĩa tự do ũng hộ tầng lớp lao động của họ trong nền chính trị nội địa. Do đó, số lượng người tự do Chiến tranh Lạnh không được cũng cố và đã suy giảm trong những năm 1970 và 1980, tạo dễ dàng cho cánh tả cấp tiến, tự do thiên tả, và bảo thủ -- trong các cuộc thảo luận của họ về chiến tranh Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1960 -- châm biếm và phỉ báng tổng thống Kennedy và Johnson cùng các cố vấn của họ mà không sợ bị bác bỏ.

Hầu như tất cả mọi văn bản của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua đã phù hợp với một trong ba kịch bản của một trong ba: cánh tả cấp tiến, chủ nghĩa tự do chống chiến tranh lạnh, hoặc bảo thủ. Mỗi một trong ba trường phái này đã thu hút được sự chú ý chứng tỏ rằng xem ra các định kiến ​​của mình được hỗ trợ, trong khi bỏ qua bằng chứng cho thấy có sự mâu thuẫn giửa họ. Những cuộc tranh luận chú trọng đến nghi thức này có thể tiếp tục cho một hoặc hai thế hệ nữa. Nhưng hai sự kiện phát triển lịch sử hiện nay đã làm cho có thể vượt quá khả năng các cuộc tranh luận của lứa tuổi ba mươi về chiến tranh Việt Nam.

Sự phát triển đầu tiên là sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và hậu quả của nó, bao gồm cả sự sụp đổ trên toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản và việc tổ chức lại chính trị thế giới chung quanh nước Mỹ như là sức mạnh quân sự bá chủ. Bây giờ có thể xem Chiến tranh Lạnh như là một toàn thể và đánh giá chiến lược của Mỹ trong việc ngăn chặn trên toàn cầu đã dẫn đến các cuộc chiến tranh của Mỹ trong việc bảo vệ Hàn Quốc và Nam Việt Nam, cũng như sự bảo hộ của Mỹ đối với Đài Loan -- "ba mặt trận ", theo Mao Trạch Đông, nơi mà khối cộng sản đã gặp khối người Mỹ ở Đông Á.

Sự phát triển thứ hai là sự sụp đổ của phe cánh tả cấp tiến ở Bắc Mỹ và Tây Âu như là một lực lượng chính trị (cánh tả sống sót duy nhất trong các nhóm biệt lập ở các học viện và báo chí). Trong những năm 1960 và 1970, thắng lợi của cánh tả cấp tiến trong các đảng dân chủ tự do và dân chủ xã hội của phương Tây -- đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ, Đảng Lao động Anh, và đảng Dân chủ Xã hội Đức -- là nguyên nhân làm cho cử tri phương Tây chuyển đến các đảng bảo thủ, chống Cộng bên dưới sự lãnh đạo của Ronald Reagan, Margaret Thatcher, và Helmut Kohl. Những khó khăn kinh tế của nền dân chủ xã hội Thụy Điển, đến ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, đã làm mất uy tín chủ nghĩa Mác ở phương tây cũng như ở phương đông và cho phép sự xuất hiện một nhóm mới, trung tả ôn hòa hơn, được mô tả một cách khác là "Con đường thứ ba" hoặc " Trung tâm mới " và được biểu tượng hóa bởi Tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Anh Tony Blair. Gần đây nhất là chiến tranh vùng Vịnh, qua đó đại đa số đảng Dân chủ trong Quốc hội đã bỏ phiếu chống, các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại tại Hoa Kỳ đã gây đọ sức giữa "cánh tả chống Mỹ" và "tự do biệt lập" chống lại phe "bảo thủ can thiệp". Tuy nhiên, theo sau cuộc chiến tranh của NATO tại khu vực Balkan do Mỹ dẫn đầu, được hỗ trợ bởi "cánh tự do" và bị phản đối bởi một số người bảo thủ, đã giúp phục hồi tính hợp pháp của sự can thiệp quân sự trong nhiều người Mỹ ôn hòa thân tả.

Những phát triển này trong nền chính trị toàn cầu và chính trị phương Tây đã làm cho có thể viết cuốn sách này, mà nó đã không thể được viết trong những năm 1970 hoặc năm 1980. Trong cuốn sách này, tôi xem xét chi tiết chiến tranh Việt Nam trong ánh sáng của sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, từ một quan điểm trung dung thông cảm hơn với các nhà hoạch định chính sách chiến tranh Lạnh của Mỹ so với các nhà phê bình họ ở cánh tả và cánh hữu.

Hoa Kỳ đã chiến đấu trong một cuộc chiến tranh ở Việt Nam do bởi địa chính trị, và đã phải trả giá cho cuộc chiến vì những vấn đề chính trị trong nước. Đây là tình huống, tôi đã đưa ra hai luận đề chính trong cuốn sách này, một về địa chính trị, và một về chính trị trong nước Mỹ, của Chiến tranh Lạnh. Luận đề về địa chính trị là rằng trong các điều kiện ảnh hưởng đến tình thế của Chiến tranh Lạnh, và đặc biệt là trong các trường hợp của những năm 1960, Hoa Kỳ đã được chứng minh trong việc tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế để bảo vệ miền Nam Việt Nam và các nước láng giềng chống lại khối cộng sản. Luận đề về chính trị trong nước Mỹ là rằng cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là nguyên nhân gây chia rẽ duy nhất. Đúng hơn, xung đột chiến tranh lạnh ủy nhiệm đặc biệt này đã bộc lộ ra sự bất đồng vùng miền, sắc tộc và chủng tộc đã có từ trước trong thái độ của người Mỹ về chính sách đối ngoại -- những bất đồng quen thuộc từ trước các cuộc chiến tranh của Mỹ trong thế kỷ XIX và XX.

Hai vấn đề địa chính trị và chính trị trong nước được kết nối bởi vấn đề cái giá phải trả, tài sản tích lủy và máu, từ chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Trong cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, cán cân quyền lực giữa nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp trong Quốc hội Mỹ và công chúng nói chung bị nắm giử bởi một "phiếu bầu bất định" từ vấn đề nhạy cảm do số người thương vong trong chiến tranh. Trong những năm 1960 và 1970, Hoa Kỳ không thể có đủ khả năng để làm quá ít ở Đông Dương, vì sợ một thất bại thảm hại trong chiến tranh lạnh -- một cuộc đấu tranh mà qua đó là một bài kiểm tra thần kinh như là một thử nghiệm của sức mạnh. Đồng thời, Mỹ không thể có đủ khả năng để làm quá nhiều ở Đông Dương, vì sợ phá hoại sự ủng hộ của công chúng Mỹ, lần đầu tiên trong việc bảo vệ mặt trận Đông Dương, và sau đó cho chiến lược chiến tranh lạnh tổng thể. Việc lựa chọn giữa sự tín nhiệm của toàn cầu và sự đồng thuận trong nước đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 bởi chi phí của cuộc chiến tranh tại Việt Nam -- chủ yếu là, các chi phí trong đời sống của người Mỹ, mặc dù các chi phí cho đời sống của người Đông Dương và chi phí cho các cơ sở hạ tầng quân sự và sự bá chủ tài chính toàn cầu của Mỹ cũng là yếu tố quan trọng.

Và rồi, đây là câu chuyện tôi phải nói về chiến tranh Việt Nam. Thật là cần thiết khi Hoa Kỳ leo thang chiến tranh vào giữa những năm 1960 để bảo vệ uy tín của Hoa Kỳ như là một siêu cường, nhưng đúng là cần thiết cho Hoa Kỳ để từ bỏ chiến tranh sau năm 1968, trong chiều hướng bảo toàn sự đồng thuận chính trị trong nước của người Mỹ trong việc có thiện cảm với các mặt trận khác của Chiến tranh Lạnh. Đông Dương đáng có một cuộc chiến tranh, nhưng chỉ là một cuộc chiến tranh hạn chế -- và không phải là chiến tranh hạn chế mà Hoa Kỳ phải thực sự chiến đấu.

Lập luận nêu ra ở đây hướng tới không tán thành về mặt căn bản sự đồng thuận mới và sai lầm về chủ đề chiến tranh Việt Nam mà đã trở nên có ảnh hưởng trong những năm gần đây. Lập luận cho rằng can thiệp vào Đông Dương là một sai lầm toàn bộ, nhưng một khi Hoa Kỳ đã can thiệp, cần sử dụng lực lượng không giới hạn để nhanh chóng giành một chiến thắng hoàn toàn. Sự hấp dẫn chính trị của sự đồng thuận đang nổi lên này là hiển nhiên. Trong khi nó chẵng cung cấp gì cho cánh tả cấp tiến, nó tạo nên những nhượng bộ cho cánh tả tự do "hiện thực" (những người được công nhận là đã đánh giá đúng về "chiến lược" của Mỹ) và cánh bảo thủ ũng hộ quân đội (những người được công nhận là đã đánh giá đúng về "chiến thuật" của Mỹ). Như là một cách thức khoa trương mà có thể "chữa lành các vết thương Việt Nam", sự tổng hợp nổi bật này có nhiều điều để giới thiệu nó. Thật không may, khi đánh giá về chiến tranh Việt Nam là sai, và mức độ mà nó ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ, là nguy hiểm.

Ngoài việc xem xét chi tiết chiến tranh Việt Nam từ một quan điểm hậu chiến tranh lạnh, một trong những mục đích của cuốn sách này là để thiết lập sự ghi chép lịch sử thẳng thắn. Tôi giải quyết những huyền thoại lớn về Việt Nam đã được cánh tả tự do và cánh tả cấp tiến phổ biến tại thời điểm chiến tranh và đã lặp đi lặp lại trong ba thập kỷ sau đó. Khi người ta khảo sát các ghi chép lịch sử, người ta thấy rằng:

Hồ Chí Minh không phải là một người Việt Nam yêu nước mà ông ta đã có chủ nghĩa Mác được ngụy trang nông cạn; như Kim Il Sung của Bắc Triều Tiên và Pot Pol của Campuchia, Hồ có cả dân tộc chủ nghĩa lẫn giáo điều chủ nghĩa Mác-Lênin, loại thể chế chuyên chế tàn bạo và phá sản rập khuôn theo mô hình Stalin của Liên Xô và Mao của Trung Quốc .

Hồ không phải là nhà lãnh đạo dân tộc chính đáng duy nhất ở Việt Nam, ông và cấp dưới của ông nhận thấy cần thiết để thực hiện, ám sát, bỏ tù, và đày ải các nhà lãnh đạo dân tộc không Cộng sản và những người bất đồng chính kiến ​​ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

Hồ không phải là một Tito của Đông Nam Á, người có thể tạo ra được một Việt Nam thống nhất trung lập cách đều Moscow, Bắc Kinh, và Hoa Kỳ trong những năm 1940 hoặc năm 1950, đã có hai phe ủng hộ Liên Xô và Trung Quốc trong số những người Việt Nam, nhưng không có phe ủng hộ Tây phương. Hoa Kỳ đã không bỏ lỡ cơ hội để làm bạn với Hồ vào năm 1945 hoặc 1950 hay năm 1954 hoặc 1956.

Miền Nam Việt Nam không vi phạm luật pháp quốc tế qua việc từ chối tham gia trong các cuộc bầu cử quốc gia vào năm 1956.

Vụ án mạng của Tổng thống Diệm ở miền Nam Việt Nam trong sự phê chuẩn cuộc đảo chính năm 1963 của Mỹ đã không hủy bỏ được sự giảng hòa tiềm tàng của Bắc và Nam Việt Nam.

Sự nổi dậy của người miền Nam Việt Nam không phải là một cuộc nổi loạn tự phát chống lại sự cai trị tồi tệ của chính quyền, mặc dù nhiều người không Cộng sản miền Nam Việt Nam đã tham gia, chiến tranh du kích được kiểm soát bởi Hà Nội từ đầu đến cuối.

Những người cộng sản Việt Nam không bao giờ nghiêm túc về một chính phủ liên minh cho miền Nam Việt Nam hay cho toàn thể quốc gia, ngoại trừ nó được xem như là một quá trình chuyển đổi sang chế độ cộng sản, nói chuyện về một chính phủ liên minh là một mưu đồ tuyên truyền nhằm đánh lừa cánh tự do và cánh tả phương Tây. (Đã xảy ra).

Chế độ miền Nam Việt Nam sụp đổ vào năm 1975 không phải chỉ bởi vì nó tham nhũng và không chính đáng. Nó sụp đổ trước xe tăng Bắc Việt được Liên Xô trang bị chỉ bởi vì Hoa Kỳ đã bỏ rơi đồng minh của mình ở miền Nam Việt Nam trong lúc đã để lại quân đội ở Hàn Quốc bảo vệ cho một chế độ độc tài với mức độ tham nhũng và độc đoán tương đương.

Đến một mức độ đáng kể, các hoạt động chống chiến tranh Việt Nam đã phục hồi sự tuyên truyền cho cả chủ nghĩa Mác và "chủ nghĩa biệt lập" từ các phong trào chống chiến tranh trước đây của Mỹ. Ví dụ, phần lớn sự tuyên truyền chống Diệm và ũng hộ Hồ Chí Minh đã lặp lại sự phỉ báng Chiang Kai-shek của Trung Quốc và Syngman Rhee của Hàn Quốc cùng với sự lý tưởng hóa Mao Trạch Đông ; chỉ có tên của các cá nhân và quốc gia đã được thay đổi. Những huyền thoại "bỏ lỡ cơ hội" khác nhau về quan hệ Mỹ-Việt Nam lần đầu tiên được lan truyền trong bối cảnh quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1940. Ảnh hưởng truyền thống cô lập của thế hệ già nua ở Mỹ là rõ ràng trong các luận cứ mà Johnson và Nixon là những bạo chúa khó tin, những người cho rằng chiến tranh ở nước ngoài đe dọa Hiến pháp Hoa Kỳ -- những lý lẽ gần như y hệt những người chống đối các vị Tổng thống trước thời chiến tranh, bao gồm cả Polk, Wilson, Roosevelt , và Truman. Dễ dàng với cái mà Francis Ford Coppola có thể biến con tim tối tăm của Joseph Conrad , một dụ ngôn về chủ nghĩa đế quốc châu Âu ở châu Phi, làm thành phim "Sự tận diệt Bây giờ" minh họa các mức độ mà qua đó nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật chống chiến tranh Việt Nam đã thích ứng với tuyên truyền chống chiến tranh mà có thể được minh họa bởi hình tượng từ bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong bất kỳ quốc gia nào trong bất cứ thời đại nào.

Trong phần đối phó với chính trị trong nước của cuốn sách này, tôi chứng minh tính liên tục đặc biệt giữa phong trào chống chiến tranh Việt Nam và các phong trào chống chiến tranh khác -- cả những phong trào chống chiến tranh trước đó, như các phong trào phản đối sự can thiệp của Mỹ trong thế chiến I và II, và những phong trào tiếp theo, như chiến dịch đóng băng hạt nhân và chống lại Chiến tranh vùng Vịnh. Đáng chú ý nhất của tất cả là sự liên tục trong thái độ vùng miền đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Sự từ bỏ chủ nghĩa tự do Chiến tranh lạnh của Truman, Kennedy, và Johnson của đảng Dân chủ để cho cánh "tân biệt lập" được biểu tượng bởi George McGovern và Frank Church có thể được giải thích gần như hoàn toàn về những tình huống thay đổi trên cơ sở vùng miền của đảng ; từ miền Nam ũng hộ quân đội, theo chủ nghĩa can thiệp đến Greater New England, khu vực của Hoa Kỳ liên quan trong suốt lịch sử nước Mỹ với sự nghi ngờ quân đội và sự thù địch với các cuộc chiến tranh của Mỹ.

Chẵng còn nghi ngờ gì nữa : sẽ có "những Việt Nam" trong tương lai của Mỹ, được xác định hoặc như là các cuộc chiến tranh, trong đó mục tiêu của Hoa Kỳ là chứng minh uy tín quân sự của nó với kẻ thù và đồng minh, chứ không phải là để bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hay như các cuộc chiến tranh mà trong đó kẻ thù cự tuyệt Mỹ sử dụng các chiến thuật cho phép quân đội Mỹ được hưởng lợi thế của nó trong chiến tranh thông thường công nghệ cao. Cuộc chiến tranh ở Kosovo phù hợp với cả hai định nghĩa này. Chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh tín nhiệm và các cuộc chiến tranh không theo quy ước của thế kỷ XXI sẽ yêu cầu cả các nhà lãnh đạo lẫn công chúng ở Hoa Kỳ và các nước đồng minh hiểu những gì Hoa Kỳ đã làm sai ở Việt Nam -- và, quan trọng không kém, phải thừa nhận những gì Hoa Kỳ đã làm đúng.
Michael Lind là thành viên cao cấp tại New America Foundation và biên tập viên ở Washington của tạp chí Harper . Ông cũng là tác giả của năm cuốn sách trước đó, trong đó có The Next American Nation and Up from Conservatism. Ông viết cho The New York Times, The Washington Post, Foreign Affairs, The Atlantic Monthly, The New Yorker, The New Republic, và các nhà xuất bản khác. Ông có bằng thạc sĩ Quan hệ quốc tế của Đại học Yale và bằng luật từ Đại học Texas. Ông sống ở Washington, DC
(C) 1999 Michael Lind All rights reserved. ISBN: 0-684-84254-8
 

THS Lược dịch.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.