Biển Đông : "Cái hồ của Bắc Kinh".


Abe băn khoăn rằng Bắc Kinh sẽ lợi dụng sức mạnh hải quân của nó bên trong "cái hồ Bắc Kinh", gây thiệt hại cho Nhật Bản và các quốc gia đi biển khác. Không thể tin cậy được trước một Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của nó một cách có trách nhiệm.

[caption id="attachment_5126" align="alignleft" width="400"] Hải quân Trung quốc./ Image credit: Wikicommons [/caption] Diplomat_admin. 7 tháng 1 năm 2013.
Theo Diplomat

BHM Lược dịch.

Một "cái hồ" trong chiến lược hàng hải là cái gì ? Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xuất bản một op-ed trong tờ Project Syndicate hồi tuần trước xác nhận sự thật rằng sức mạnh của Trung Quốc đang ngày càng thay đổi Biển Đông để trở thành "Cái hồ của Bắc Kinh". Điều đó nghe có vẻ đáng ngại. Để chống lại thế thượng phong của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam, Abe lập luận, Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng chiến đấu và kiểm soát của họ trong khi tôi luyện một viên "kim cương" với Hoa Kỳ, Australia, và Ấn Độ để bảo vệ tài sản chung trong khu vực Đông và Nam Á. Điều đó nghe giống như là một hồ nước đa quốc gia được chịu trách nhiệm bởi các nền cộng hòa tự do hàng đầu của khu vực. Có lẽ tương đương với châu Âu ủy thác cho NATO trên biển Địa Trung Hải.

Ý tưởng về một cái hồ có xuất xứ đã lâu. Cách đây rất lâu, trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của Alfred Thayer Mahan trong Đế chế Đức, tôi tình cờ bắt gặp một vấn đề từ năm 1907 của Cục Địa lý quốc gia Hoa Kỳ mà qua đó đã dấy lên một nổi hân hạnh. Các tạp chí thường bình thản vẻ bản đồ hiển thị các lá cờ Mỹ ở rải rác trên tất cả các lưu vực Thái Bình Dương, từ Hawaii tới quần đảo Philippines. Những lá cờ mô tả các hòn đảo giành được từ Tây Ban Nha vào năm 1898. Các chú thích tự hào tuyên bố rằng Thái Bình Dương là -- và sẽ vẫn là -- "một đại dương của Mỹ". Và nó đã như thế. Viết một thế kỷ sau đó, bình luận viên Robert Kaplan xác nhận sự thật rằng Thái Bình Dương đã từng là "một cái hồ thật sự của hải quân Mỹ" kể từ Thế chiến II.

Chắc chắn không phải Hoa Kỳ là quốc gia đi biển đầu tiên để tuyên bố điều này hay sở hữu riêng vùng biển đó. Tại Ấn Độ vào thập niên 1950, K. B Vaidya, người đề xuất, tuyên bố rằng "Ấn Độ Dương phải trở thành một cái hồ của Ấn Độ" được bảo vệ bởi các hạm đội triển khai về các hướng đông, nam, và tây. Một lực lượng hải quân đường biển sôi động sẽ làm một số việc thay da đổi thịt, chuyển Ấn Độ hướng nội trở thành bậc thầy "tối cao và không thể tranh cãi" của vùng biển trong khu vực.

Nhưng một lần nữa, những người đam mê quyền lực biển chính xác muốn nói điều gì khi mà họ nghĩ rằng một vài sự mở rộng cảm giác gần gủi với cái hồ tức là thuộc một quốc gia đi biển nào đó ? Một hồ nước phải có các thành phần địa lý, quân sự và chính trị. Địa lý cung cấp vũ đài mà trong đó số phận của các quốc gia liên hệ diễn ra. Sức mạnh, như Clausewitz định nghĩa, nó là một sản phẩm của vũ lực và kiên quyết.

Hãy phá vỡ các khái niệm. Đầu tiên, chỉ định rỏ vùng biển nội thuỷ hay vùng biển được một quốc gia bao quanh như một hồ nước là một cái gì. Tuyên bố uy quyền tối cao trên thực tế đối với đại dương lớn nhất thế giới, như Cục Địa lý quốc gia Hoa Kỳ đã làm vì lợi ích của Mỹ, gần giống như là tham vọng quá mức. Tham vọng không bờ bến sinh ra bành trướng chiến lược và tất cả các chứng bệnh mà nó đòi hỏi. Đó là những gì Walter Lippmann giải thích khi ông cáo buộc chính quyền Hoa kỳ đang ở giữa cuộc chiến "thiếu thận trọng ghê gớm" trong việc đặt ra những cam kết ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà bỏ qua các phương tiện hải quân Hoa Kỳ.

Thứ hai, tuyên bố yêu sách một cái hồ nước có nghĩa là chế ngự vùng biển nội thuỷ theo nghĩa của học thuyết Mahanian. Mahan miêu tả trứ danh rằng chế ngự hàng hải như là việc tích luỷ "quyền lực độc đoán" để điều khiển các hạm đội đối phương ở các vùng biển rất quan trọng trong thời chiến tranh. Chế ngự vào thời bình có nghĩa là trình diển một lực lượng có thể làm cho các hạm đội đối phương khiếp sợ và bị lu mờ -- mở ra triển vọng để răn đe, ép buộc, và ngoại giao hải quân liều lĩnh trên mọi vấn đề khác nhau. Đó là một tiêu chuẩn cao để thỏa mãn. Và hồ càng lớn , tiêu chuẩn càng cao.

Và thứ ba, có câu hỏi về quyết tâm chính trị hay chính xác hơn, những ý định chính trị. Một quốc gia đi biển tuyên bố chủ quyền trên một cái hồ cho bản thân nó để dành cho mục đích gì ? Không có quy tắc chung rõ ràng tiềm ẩn bên trong khái niệm này. Quyền lực là một cái gì đó lừng khừng. Một nước bá chủ đường biển có thể là tử tế và vô vị lợi, như tôi tin Hoa Kỳ đã có được kể từ năm 1945 và Ấn Độ sẽ như thế một khi nó hoàn thành dự án hải quân của mình. Có rất ít lo lắng trằn trọc về việc coi thường lợi ích bản thân từ sức mạnh tàn phá của hải quân Hoa Kỳ hay Ấn Độ.

Nhưng quyền lực có thể bị lạm dụng. Điều đó dường như là thông điệp của Thủ tướng Abe có quan hệ đến Trung Quốc. Abe băn khoăn rằng Bắc Kinh sẽ lợi dụng sức mạnh hải quân của nó bên trong "cái hồ Bắc Kinh", gây thiệt hại cho Nhật Bản và các quốc gia đi biển khác. Không thể tin cậy được trước một Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của nó một cách có trách nhiệm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm được rất ít để xoa dịu những mối quan tâm như vậy. Chỉ có ngược lại.

Khái niệm về một cái hồ không phải là một thước đo tồi để đo lường sức mạnh biển của Trung Quốc. Phải chăng Bắc Kinh thực sự có ý định vượt trội ở Biển Đông và những vùng rộng lớn khác, đến mức nhìn thấy chúng như là những cái hồ của Trung Quốc ? Liệu nó có đủ sức mạnh hải quân và quân sự để làm cho chính nó trở thành bậc thầy bên trong các vùng biển ? Một bờ lề thượng phong rộng cở nào để PLA có thể tích lũy khi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Và Bắc Kinh sẽ sử dụng những gì để thực hiện ưu thế hàng hải một khi nó đạt được?

Điều đáng suy nghĩ.


Nhật Bản nghiên cứu các kịch bản chiến tranh với Trung Quốc.

[caption id="attachment_5127" align="alignleft" width="400"] Hải quân LL Phòng vệ Nhật bản / Image credit: Wikicommons [/caption]J. Michael Cole. Ngày 09 tháng một năm 2013.
Theo Diplomat

BHM Lược dịch.

Khi lực lượng đặc biệt Phòng vệ quốc gia của đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản công bố vào ngày 8 tháng Giêng rằng nó sẽ tăng cường ngân sách quốc phòng của quốc gia hơn 100 tỷ "yên" ( 1.15 tỷ $), có ba trong số 5 kịch bản được nghiên cứu bởi Bộ Quốc phòng gần đây liên quan đến việc các lực lượng Phòng vệ đang chuyển sang thế tấn công chống lại Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Trong khi các rủi ro liên quan đến tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên và của Nga ở trong số các kịch bản mà Bộ Quốc phòng nghiên cứu, ba kịch bản hàng đầu đều liên quan đến một cuộc khủng hoảng ở Biển Đông Trung Quốc. Kịch bản đầu tiên xem xét chi tiết một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua việc tranh chấp đảo Điếu Ngư / Senkaku ở Biển Đông Trung Quốc. Trước đó, hôm thứ ba, Nhật Bản đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lần đầu tiên kể từ khi Shinzo Abe tuyên thệ nhậm chức thủ tướng để phản đối sự tiếp tục hiện diện của các tàu thuộc chính quyền Trung Quốc trong vùng biển chung quanh các đảo nhỏ, mà nó được tuyên bố chủ quyền bởi của cả Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.

Kịch bản thứ hai, trong khi đó, mở rộng trên một sự kiện bất ngờ ở Senkaku và xem xét một cuộc chiến tranh mở rộng liên quan đến việc PLA cố gắng chiếm giử đảo Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây của miền bắc Đài Loan.

Thứ ba, và có lẽ là kịch bản gây tranh cãi, tập trung vào việc Nhật Bản sẽ phản ứng như thế nào trước một cuộc xâm lược Đài Loan từ Trung Quốc trong năm 2021, một báo cáo trong ngày được lựa chọn bởi vì nó trùng hợp với kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo kịch bản, PLA sẽ dựa chủ yếu vào xe lội nước, các lực lượng đặc biệt, tên lửa đạn đạo, và phong tỏa máy bay chiến đấu để đạt được mục đích của nó.

Mặc dù kịch bản thứ hai cho thấy rõ ràng rằng các hành vi thù địch chủ yếu liên quan đến PLA của Trung Quốc và quân đội Đài Loan, tuy nhiên nó đưa ra khả năng rằng Trung Quốc sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ và Nhật Bản trên đảo Okinawa, trong khi sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa, chẳng hạn như DF-21D và DF-31, để đe dọa các tàu sân bay trong khu vực và phía Tây Hoa Kỳ nên lực lượng Hoa Kỳ phải cố can thiệp vào cuộc xung đột.

Thật thú vị, Nhật Bản sẽ có một trách nhiệm đến cứu viện cho Đài Loan trong trường hợp PLA Trung Quốc giao chiến với các lực lượng của Đài Loan, tờ Sankei Shimbun bằng tiếng Nhật cho biết trong báo cáo của mình về các kịch bản vào ngày 1 tháng giêng.

Đã từng có nhiều suy đoán trong những năm qua về việc liệu Tokyo có sẽ can thiệp hay không nếu PLA một lúc nào đó xâm lược Đài Loan. Báo cáo năm 2007 cho rằng các quan chức Nhật Bản và Mỹ, được cảnh báo bởi Trung Quốc ngày càng có thể đang xem xét một kế hoạch phối hợp hành động của họ theo một tình huống bất ngờ như vậy, với Nhật Bản cung cấp hỗ trợ hậu phương cho các lực lượng Hoa Kỳ như đã được quy định trong Hướng dẫn về Hợp tác Quốc phòng Nhật-Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà những nỗ lực trong năm 2007 cũng đã xảy ra khi Abe, người được coi là ủng hộ Đài Loan, nắm quyền lực.

Hai nước vào cuối năm ngoái cũng đồng ý đàm phán để có thể thay đổi các nguyên tắc song phương phản ảnh những thay đổi trong tình hình chiến lược cũng như cung cấp cho lực lượng Nhật Bản nhiều phạm vi để cơ động tốt hơn.

Trong khi các kịch bản vẫn còn ở trong lĩnh vực nghiên cứu, việc bao gồm một tình huống bất ngờ ở Đài loan của Nhật Bản một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Tokyo đối với Đài Loan vẫn còn độc lập trên thực tế. Chắc chắn, sự quyết đoán của Trung Quốc trong năm 2012 ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông đã tạo nên quá ít để trấn an Tokyo rằng nó có thể sống thoải mái với một Đài Loan rất gần vùng biển và lãnh thổ của nó mà sẽ bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Như vậy, thay vì đành chịu "từ bỏ" Đài Loan, như một số ít các học giả Mỹ đã tranh cãi vì lợi ích của mối quan hệ "cải thiện" với Bắc Kinh, Tokyo có thể trở nên nghiêng nhiều hơn về phía bảo đảm rằng hòn đảo này vẫn tiếp tục phục vụ như là một rào cản tự nhiên trước việc mở rộng của Trung Quốc.

Theo các nguồn tin Nhật Bản, việc gia tăng 100 tỷ "yên" chủ yếu mang tính biểu tượng trong chi tiêu quốc phòng được công bố vào ngày 8 sẽ được xử dụng để tài trợ nghiên cứu một hệ thống radar mới và bao gồm nhiên liệu cùng các chi phí bảo dưỡng khác cho "máy bay cảnh báo sớm". Nhưng đây chỉ là bước khởi đầu, và có thể có nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Ngân sách quốc phòng cho năm 2012 kết thúc hồi tháng ba là chỉ 4.69 tỷ "yên" (61 tỷ $), hoặc ít hơn 1% GDP, để lại khả năng phong phú cho việc mở rộng, phải chăng sẽ làm cho môi trường chiến lược của Nhật Bản tiếp tục xấu đi trong những tuần tới.


BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.