Bốn sự kiện ngạc nhiên có thể làm rung chuyển Châu Á trong năm 2013.


Phải chăng chúng ta đang dành sự chú ý đến các cuộc khủng hoảng không xác thực ?

[caption id="attachment_5070" align="alignleft" width="300"]Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đứng xem một phụ nữ Hồi giáo dân tộc Duy Ngô Nhĩ phản đối tại Urumqi ở cực tây tỉnh Tân Cương của Trung Quốc ngày 7 tháng 7 năm 2009. AFP PHOTO / Peter PARKS (Photo credit should read PETER PARKS/AFP/Getty Images) Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đứng xem một phụ nữ Hồi giáo dân tộc Duy Ngô Nhĩ phản đối tại Urumqi ở cực tây tỉnh Tân Cương của Trung Quốc ngày 7 tháng 7 năm 2009. AFP PHOTO / Peter PARKS (Photo credit should read PETER PARKS/AFP/Getty Images)[/caption]MICHAEL Mazza | 03 tháng Giêng năm 2013.
Theo Foreign Policy

BHM Lược dịch.

Là trung tâm của lực hấp dẫn kinh tế thế giới chuyển đổi từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, di chuyển từ một khu vực hoà bình lâu dài đến một trong những nơi va chạm tràn khắp. Mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc và Philippines gần như đã đi đến tai họa ở một bãi cát ngầm nhỏ tại Biển Đông. Vào giữa tháng mười hai, Nhật Bản cử tám máy bay chiến đấu cất cánh sau khi một máy bay nhỏ của Trung Quốc tiến vào không phận Nhật Bản, gần một nhóm đảo tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc. Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm một tên lửa vào giữa tháng mười hai, và có vẻ chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân thứ ba. Hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn còn khó nắm bắt, trong khi Indonesia và Philippines tiếp tục vật lộn với khủng bố Hồi giáo.

Nhưng có những mối đe dọa yên tĩnh hơn đối với châu Á, có khả năng bùng nổ hơn so với một tên lửa của Bắc Triều Tiên. Dưới đây là bốn mối đe dọa bị xem thường ở khu vực đông dân nhất thế giới:

Đài Loan độc lập.

Kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008, Đài Bắc và Bắc Kinh đã được cải thiện quan hệ và làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế của họ : thương mại qua eo biển đạt 127,6 tỷ USD năm 2011, tăng hơn 13% so với năm 2010. Một số chuyên gia an ninh quốc gia hiểu sai xu hướng này, nghĩ rằng kinh tế tăng trưởng phụ thuộc lẫn nhau sẽ áp đảo các yếu tố đẩy hai nước tách rời, và rằng sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ cung cấp cho Bắc Kinh đòn bẩy mà nó có thể sử dụng để bắt buộc thống nhất đất nước. Tuy nhiên, trong khi các doanh nhân Đài Loan được hưởng mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, các cử tri chuẩn mực của Đài Loan tiếp tục di chuyển về hướng độc lập. Trong 20 năm qua, số phận của các công dân Đài Loan xác định là "người Đài Loan" đã tăng từ 17,6% từ những người được hỏi trong năm 1992 lên đến một con số khổng lồ là 53,7% vào ngày hôm nay, những người xác định là "người Trung Quốc" đã giảm so với cùng kỳ từ 25,5% xuống chỉ còn 3,1% hiện nay. Hỗ trợ cho nền độc lập đã tăng gần gấp đôi trong hai thập kỷ qua, từ 11,1% đến 19,6%. Hỗ trợ cho sự thống nhất ngay lập tức hoặc là kết quả sau cùng, trong khi đó, đã giảm hơn một nửa, từ 20% vào năm 1992 xuống còn 9,8% vào năm 2012.

Hội nhập kinh tế là dường như không ngăn chặn nổi những gì mà Bắc Kinh coi là một xu hướng đáng lo ngại. Với một thỏa thuận thương mại qua eo biển và một loạt các chương trình khuyến mại khác, những thỏa thuận dễ dàng hơn đã có trên những cuốn sách, Bắc Kinh hy vọng Mã thảo luận về các vấn đề chính trị. Nhưng, Mã không có sự hỗ trợ chính trị trong nước để theo đuổi các cuộc đàm phán chính trị -- Tháng 3 năm 2012, hai tháng sau khi tái đắc cử, 45% những người được hỏi cho biết tốc độ trao đổi giửa hai bờ eo biển là "vừa phải", nhưng phần đóng góp của người trả lời nói rằng "quá nhanh" đã tăng lên 32,6%, từ 25,7% lúc trước ngày bầu cử. Bất kỳ sự thay đổi nào của Trung Quốc hướng tới một chính sách Đài Loan gay gắt hơn có thể báo trước một cuộc khủng hoảng mới ở eo biển Đài Loan sớm hơn nhiều người mong đợi, khi thiếu mất sự tiến bộ về những vấn đề này, nó có thể củng cố cho phe diều hâu trong chính quyền mới chủa Xi Jinping. Và Mỹ chắc chắn sẽ bị lôi kéo vào : thậm chí chỉ là những biện pháp cưỡng chế ở mức độ thấp chống lại Đài Loan -- một đối tác thương mại đứng thứ 10 của Mỹ và cũng là một đồng minh an ninh-- có thể ném các quan hệ Mỹ-Trung Quốc vào tình trạng suy sụp.

Chiến binh thánh chiến tấn công Trung Quốc.

Trung Quốc đã quản lý tình trạng náo loạn đang sôi sục trong khu vực phía Tây của Tân Cương trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả một cuộc bạo động lớn trong tháng 7 năm 2009 mà đã để lại gần 200 người chết. Bắc Kinh từ lâu đã trấn áp khoảng 20 triệu người Hồi giáo ở Tân Cương, hầu hết những người này thuộc các dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, không cho họ được quyền tự do hành đạo Hồi và dùng lý do chống khủng bố như là một cái cớ để bịt miệng bất đồng chính kiến. Mùa hè năm 2011, nhà chức trách thậm chí còn đặt ra ngoài vòng pháp luật việc ăn chay trong tháng lễ Ramadan. Cho đến nay, Trung Quốc không có vẻ là một mục tiêu ưa thích của al Qaeda và các tổ chức thánh chiến khác. Với chính sách nội bộ của nó -- Bắc Kinh chi tiêu cho an ninh nội địa nhiều hơn quốc phòng -- cũng làm cho nó trở nên một cái bia của sự oán giận.

Nhưng khi Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế và quân sự trên toàn thế giới, trong khi tiếp tục đàn áp dân tộc thiểu số khá lớn người Hồi giáo của nó, có khả năng nó là nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng gia tăng theo cấp số nhân. Trong khi al Qaeda xem Hoa Kỳ như là nhân vật phản diện chính của nó, nó cũng cư xử đầy ác ý đối với Trung Quốc. Theo bản dịch của Jerusalem Post, một tuyên bố hồi tháng mười một do người cầm đầu al Qaeda hiện tại, Ayman al-Zawahiri phát biểu, Trung Quốc là một trong "năm cường quốc kiêu ngạo ... áp đặt ý chí của họ lên trên phần còn lại của nhân dân thế giới" thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Zawahiri chỉ trích Liên Hiệp Quốc về sự mặc nhiên chấp nhận của nó trong việc cho phép các nước không theo đạo Hồi nắm giử các vùng lãnh thổ Hồi giáo, bao gồm cả việc Trung Quốc tiếp quản "Đông Turkistan", cái tên mà những người ly khai ở Tân Cương quy vào lãnh thổ của họ. Sự hỗ trợ lâu dài của Washington đối với gia đình hoàng gia Saudi đã cung cấp cho những kẻ khủng bố ít nhất có một lý do ngụy biện để tấn công Hoa Kỳ. Quyết định của Bắc Kinh lôi kéo gần gủi hơn với Riyadh -- được định hướng bởi một mong muốn được linh hoạt hơn trong mối quan hệ Trung Quốc với Iran -- sẽ không giành được bất kỳ một lời ca ngợi nào từ al Qaeda.

Một yếu tố rủi ro khác đối với Trung Quốc là châu Phi, khu vực mà, tập hợp lại với nhau, có thể sẽ thay thế Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong vòng năm năm. Các điều kiện làm việc tại các nhóm lợi ích thuộc sở hữu Trung Quốc ở Zambia, ví dụ, nổi tiếng là tồi tệ. Tại một mỏ đồng trong năm 2010, hai nhà quản lý Trung Quốc đã bắn súng vào một đám đông công nhân biểu tình phản đối tiền lương thấp và những điều kiện làm việc tồi tàn, làm bị thương 11 người. Một số thợ mỏ hoạt động ở các nơi do người Trung Quốc điều hành tại quốc gia đó phải làm việc trong hai năm trước khi họ được cung cấp mũ bảo hộ an toàn.

Trung Quốc, với các lợi ích kinh doanh lớn ở Nigeria, Niger, Algeria, và Sudan (tất cả các quốc gia không ổn định nắm giử một số lượng lớn dân Hồi giáo) -- và với một nhiệm vụ hải quân duy trì chống cướp biển ngoài khơi bờ biển Somalia -- ngày càng có thể tìm thấy chính nó là kẻ nhận lãnh bạo lực mà từ đó đến nay đã hướng vào ở nơi khác. Các cuộc tấn công như hồi tháng tư năm 2007 tấn công bất ngờ vào mối quan tâm dầu lửa của Trung Quốc ở Ethiopia bởi các phần tử ly khai Somali, đã giết chết 74 người châu Phi và chín công nhân Trung Quốc, có thể trở nên phổ biến hơn nhiều.

Bắc Kinh có thể kết luận rằng đó là cái giá phải trả cho các hoạt động kinh doanh ở châu Phi. Tuy nhiên, một cuộc tấn công khủng bố trên lãnh thổ của chính nó sẽ là một cú sốc. Bắc Kinh sẽ có khả năng đáp ứng với một cuộc tấn công khủng bố lớn tầm quốc tế ở Trung Quốc bằng cách mở rộng bộ máy giám sát vốn đã chèn ép của nó và tiếp tục hạn chế quyền tự do công dân -- đặc biệt là ở những nơi như Tân Cương và Tây Tạng. (Sau các cuộc bạo loạn tháng bảy năm 2009, Bắc Kinh đã thực thi các bước bất thường cắt bỏ hầu hết kết nối Internet trong toàn khu vực trong vòng 10 tháng.) Một cuộc tấn công khủng bố phá hủy có thể làm cho Trung Quốc xem xét lại chính sách lâu dài không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác của nó, mà qua đó, không kể đến sự can thiệp hàng hải sai quấy, nó cũng đã từng xâm lược Việt Nam kể từ năm 1979. Về mặt tích cực, Hoa Kỳ có thể tìm thấy nguyên tắc chung trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Nhưng nếu sự tàn nhẫn từ việc chống khủng bố trong nước của Trung Quốc được phản ánh trong các công việc kinh doanh mạo hiểm ở nước ngoài, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tìm thấy chính họ bất hòa với nhau.

Hải quân Mỹ không thể bảo lưu chiến thắng.

Vào ngày 26 tháng mười hai năm 2004, một cơn sóng thần khổng lồ ở Ấn Độ Dương đã gây ra cái chết của hơn 230.000 người và để lại sự tàn phá rộng lớn theo sau nó. Để đáp lại, Lầu Năm Góc đưa ra hoạt động hỗ trợ thống nhất, với chi phí 200 triệu USD , như là một phần nỗ lực của chính phủ Mỹ để cung cấp cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng. Triển khai hơn 11.000 người, 29 tàu, và 46 máy bay. Hoa Kỳ có khả năng hậu cần và ngân sách để cung cấp chăm sóc y tế cho người bị bệnh và bị thương, thực phẩm cho người đói, hy vọng cho kẻ vô vọng trong khi chiến đấu với cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Năm 2004, khi sóng thần xảy ra, Hoa Kỳ đã có một hạm đội hải quân với 292 tàu hoạt động. Hải quân Mỹ ước tính rằng nếu cô lập ngân sách -- tự động cắt giảm ngân sách quốc phòng trong Đạo luật Kiểm soát ngân sách năm 2011 -- xảy ra, kích thước thực tế của đội tàu có thể giảm xuống khoảng 230 tàu trong một thập kỷ. Các thành viên đảng Cộng hòa trong Ủy ban vũ trang của Hạ viện ước tính trong tháng 9 năm 2011 rằng sự cô lập sẽ cắt giảm số lượng không vận của Mỹ từ 651 chuyến xuống còn 494. Thỏa thuận "vách đá tài chính" đạt được vào đêm giao thừa năm mới bị cô lập trì hoãn mất hai tháng. Ngay cả khi cô lập được ngăn chặn, cắt giảm quốc phòng mới sẽ là một phần của một thỏa thuận giảm thâm hụt. Những điều này, kết hợp với 889 tỷ USD trong các vết cắt đã được phê duyệt trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, sẽ làm giảm năng lực và khả năng của Mỹ để tài trợ cho các nhiệm vụ cứu hộ đắt tiền.

Vua Thái Lan qua đời.

Vua Bhumibol Adulyadej 85 tuổi đã đứng đầu nhà nước Thái Lan từ năm 1946. Trong nhiều thập kỷ qua sự cai trị của ông, Thái Lan đã chứng kiến ​​rất nhiều cuộc đảo chính, chiến tranh ở các nước láng giềng, bùng nổ kinh tế, và đổ vỡ kinh tế. Các cuộc biểu tình xuống đường bạo lực trong năm 2010 để lại hơn 90 người chết và 2.000 người bị thương, và 2012 nhìn thấy một cuộc khủng hoảng hiến pháp sâu sắc. Qua tất cả, đặc tính được mến mộ rộng lớn và thẩm quyền đạo đức của Bhumibol đã bảo đảm rằng ông vẫn là một nhân vật rất quan trọng và tạo ổn định cho nền chính trị Thái Lan.

Các đạo luật về tội khi quân hạn chế những lời chỉ trích nhà vua, nhưng sự nổi tiếng của ông ấy trong số những người Thái thì không cần nghi ngờ. Điều này cũng không có thể nói được cho người con trai và là người thừa kế của nhà vua, hoàng tử Vajiralongkorn, người đã có 3 vợ (so với 1 vợ của cha mình 62 tuổi) và phung phí một buổi tiệc sinh nhật xa hoa và khó coi trong năm 2009. Thái Lan có thể hợp pháp khi cấm không được nói như vậy, nhưng cái chết của nhà vua và sự đăng quang của thái tử là một tình huống đáng lo ngại. Sau khi tin đồn về sức khỏe kém của ông quét qua quốc gia trong tháng 10 năm 2009, thị trường chứng khoán Thái Lan đã giảm hơn 8% và giá trị của đồng baht suy giảm. Cái chết của Bhumibol có thể mở ra một giai đoạn mới cho nền chính trị Thái Lan, trong đó vị vua mới thiếu thẩm quyền hoặc uy tín áp đặt sự ổn định trên một hệ thống không ổn định.

Tình trạng rối loạn lâu dài có thể gây bất ổn cho các nước láng giềng của Thái Lan, bao gồm cả Miến Điện đang yếu ớt Dân chủ hóa, và làm bất ổn cho Bangkok , một đồng minh hiệp ước ít đáng tin cậy đối với Washington khi Mỹ xoay trục đến châu Á. Và vấn đề sức khỏe kinh tế của Thái Lan : Sự sụp đổ năm 1997 của đồng baht Thái Lan đặt ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu bao gồm sự mất giá đột ngột của đồng rúp Nga và sự sụp đổ của những gì sau đó là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ.

[caption id="attachment_5072" align="alignleft" width="300"]Michael Mazza. Michael Mazza.[/caption]Các mối đe dọa gây ra bởi các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển Đông và biển Đông Trung Quốc sắp xảy ra. Bắc Triều Tiên có khả năng sụp đổ một cách nhanh chóng và không có cảnh báo. Nhưng thật là chính xác bởi vì những vấn đề này đang rất cấp bách mà các cuộc khủng hoảng được mô tả ở trên có thể làm cho Washington ngạc nhiên.


Michael Mazza là một thành viên nghiên cứu trong nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.