Chiếc bẫy lão hóa của Trung Quốc II.


Từ quan điểm của Đảng Cộng sản, nó không có lựa chọn nào tốt đẹp để đối mặt với tương lai lão hóa của đất nước...
Trung quốc hiện đại là một nhà nước giàu và mạnh đang giám sát một quốc gia yếu kém và dân chúng nghèo khổ.


[caption id="attachment_5148" align="alignleft" width="340"] Ảnh: Flickr / Garry Knight[/caption]John Lee. 02 tháng một năm 2013 / Jan-Feb 2013.
Theo National Interest

BHM Lược dịch.

Thứ hai, phân chia sản lượng quốc gia bởi con số người dân không đưa ra dấu hiệu sự giàu có thực sự được phân phối như thế nào trong cả nước. Trong thực tế, khi xem xét phép đo phân phối thu nhập chẵng hạn như hệ số Gini, Trung Quốc đã đi từ xã hội công bằng nhất trong tất cả các nước châu Á đến thiếu công bằng nhất chỉ trong vòng một thế hệ. Hệ số Gini của nó đã tăng từ 0,25 trong những năm 1980 đến 0,38 trong những năm 1990 và đến 0,57 hiện nay (trong đó 0 đại diện cho thu nhập bình đẳng hoàn hảo và 1 đại diện cho thu nhập bất bình đẳng hoàn toàn). Ngược lại, hệ số Gini ở Ấn Độ là 0,37 ; là 0,43 ở Hoa Kỳ ; 0,38 ở Nhật Bản và 0,42 ở Nga. Thực tế là rằng, mặc dù các hộ gia đình Trung Quốc có tỷ lệ tiền tiết kiệm cao nhất trên thế giới tính theo tỷ lệ thu nhập sau thuế, tổng giá trị đang được tiết kiệm sẽ không có đủ cho nhiều người về hưu, có lẽ ngay cả với một đa số.

Thực tế các quốc gia như Ấn Độ đã duy trì một hệ số Gini ổn định trong suốt thập kỷ cuối cùng của sự tăng trưởng nhanh chóng cho thấy rằng mô hình tăng trưởng có chi tiết cụ thể, chứ không phải là bản thân sự tăng trưởng nhanh chóng, xác định mức độ bất bình đẳng. Thật vậy, thu nhập hộ gia đình trung bình trong thập kỷ đầu tiên của Trung Quốc cải cách (1979-1989) đã tăng tương đương với tốc độ tăng trưởng, nhưng mức độ bất bình đẳng vẫn ổn định. Đúng là chỉ sau khi các tập đoàn nhà nước thu tóm vào giữa những năm 1990, sự bất bình đẳng thu nhập mới tăng lên.

Ở mặt này là mối liên hệ giữa thu nhập của hộ gia đình bị đè nén và mức độ nguy hiểm của sự bất bình đẳng thu nhập ; và mặt kia là nền kinh tế nhà nước thống trị đất nước, đó là điều không thể nhầm lẫn. Trong một hệ thống nơi mà khoảng 150.000 doanh nghiệp nhà nước nhận được phần vốn lớn nhất và cơ hội thị trường gây bất lợi cho hàng chục triệu công ty tư nhân và bán chính thức, một số nhỏ các "tay trong" có kết nối tốt -- nói chung là những người có kết nối chính trị hoặc quan hệ với Đảng Cộng sản hoặc doanh nghiệp nhà nước -- được hưởng lợi không tương xứng từ mô hình tăng trưởng hiện nay.

Mô hình Trung Quốc đang hướng tới một số lượng tương đối nhỏ các doanh nghiệp và cá nhân có "tay trong" được phản ánh trong rất nhiều cuộc điều tra. Một trong những cuộc khảo sát, thực hiện bởi tập đoàn nghiên cứu tư vấn Horizon có trụ sở tại Bắc Kinh vào năm 2011, cho thấy gần hai phần ba số người được hỏi (doanh nhân ở đô thị Trung Quốc) tin rằng việc biết những người có quyền thế với các kết nối chính trị là yếu tố chính trong việc xác định sự thành công hay thất bại. Một cuộc thăm dò của Business Week cho thấy "kết nối chính trị" đã được xem như là chìa khóa áp đảo để thành công trong kinh doanh. Chẵng có gì là tình cờ khi hơn 80% trong khoảng 85.000.000 đảng viên ĐCSTQ tạo nên tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu Trung Quốc.

Vị thế được cưng chìu của doanh nghiệp nhà nước gây bất lợi cho khu vực hộ gia đình là điều cũng có thể nhìn thấy trong các chính sách khác. Ví dụ, nhu cầu cung cấp cho ai đó ở tuổi già trong việc phải đối mặt với chính sách một con, từ đó đã không thể có được nhiều con cái như là một cơ chế hỗ trợ tuổi già, góp phần vào tỷ lệ tiết kiệm cao của các hộ gia đình Trung Quốc, gần 40% thu nhập ròng. Vì không có lựa chọn thay thế, tiết kiệm hộ gia đình được gửi vào các ngân hàng nhà nước và được trả lãi suất cực kỳ thấp (trung bình khoảng 1-2% trong thập kỷ qua). Các ngân hàng nhà nước mở rộng phần lớn các khoản vay của họ cho doanh nghiệp nhà nước ở tỷ lệ thấp hơn thị trường, và hầu hết các khoản cho vay được đầu tư vào tài sản cố định. Như vậy, các hộ gia đình đang gặp khó khăn của đất nước lại đang trợ cấp có hiệu quả cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh và kém hiệu quả của đất nước.

Rõ ràng rằng khu vực hộ gia đình bị đè nén của Trung Quốc và tăng trưởng không đồng đều làm trầm trọng thêm tình trạng không chuẩn bị cho hiện tượng dân số lão hóa của Trung Quốc, bởi nhiều người về hưu trong tương lai sẽ có một điểm đứng tài chính tồi tệ hơn nhiều và dễ bị tổn thương hơn nhiều so với việc nếu như họ có thể là công dân của một nền kinh tế phát triển nhanh chóng mà không có biến dạng như vậy. Thật vậy, sự đè nén kinh tế của công dân trung bình ở Trung Quốc để ủng hộ cho các doanh nghiệp nhà nước -- kết quả là thu nhập hộ gia đình bị tụt hậu đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng GDP -- được phản ảnh qua sự tiêu dùng nội địa của đất nước ở mức độ thấp một cách bỉ ổi. Nhìn theo tỷ lệ GDP, tiêu thụ trong nước của Trung Quốc -- ở mức 33% -- là mức thấp nhất của bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới. Điều này so sánh với khoảng 70% ở Hoa Kỳ và 60% ở Nhật Bản.

Sự không chuẩn bị trước này càng trầm trọng hơn bởi thực tế rằng chỉ có khoảng 15% công nhân Trung Quốc, chủ yếu là từ một số lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước thống trị, có một số hình thức quỹ hưu trí cấp trung ương, cấp tỉnh, hoặc cấp địa phương. Theo một nghiên cứu gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, chỉ có khoảng 10-15% những người có lương hưu vẫn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào con cái của họ để nương tựa vào tuổi già. Đối với những người không có lương hưu, con số nhảy lên trên 50%.

Mặc dù hệ thống hưu trí hiện tại che chở cho một thiểu số công dân, có một sự đồng thuận giữa các chuyên gia và các nhà nghiên cứu là rằng khoản tiền lương hưu phải trả của nhà nước lên tới khoảng 2,7 nghìn tỷ USD trong năm 2010 và sẽ lên đến 2,9 nghìn tỷ USD trong năm 2013. Tính toán bởi một nhóm có trụ sở tại Đại học Fudan dẫn đầu bởi Cao Yuanzheng, nhà kinh tế trưởng với Ngân hàng Trung Quốc, ước tính rằng chính sách lương hưu không thay đổi sẽ dẫn đến các khoản tiền lương phải trả là 10,25 nghìn tỷ $ trong năm 2033 (hoặc gần 40% GDP, dựa trên một giả định hào phóng tăng trưởng GDP 6% mỗi năm). Cũng có vấn đề với việc quản lý yếu kém và thậm chí biển thủ các quỹ hưu trí này, đặc biệt là của các quan chức địa phương. Theo một báo cáo của The Economist, khoảng một nửa các quỹ hưu trí được quản lý bởi các cơ quan cấp tỉnh đã bị mất giá trị, trong khi các báo cáo về việc thất hứa của các chính quyền địa phương đối với các khoản lương hưu phải trả đã được phổ biến rộng rãi.

Một cách riêng biệt, tốc độ tăng trưởng GDP không cung cấp dấu hiệu cụ thể một quốc gia đang thực sự ở vào một tình trạng như thế nào. Xét cho cùng, nền kinh tế của Liên Xô cũ chính thức tăng gấp ba lần kích thước từ 1950 đến 1973, nhưng chỉ một hai thập niên sau đó, nó đã nổ tung. Trong khi đó phát triển kinh tế của Trung Quốc xem ra ấn tượng hơn rất nhiều, những thách thức vốn có của đất nước trong nhân khẩu học lão hóa của nó vẫn đang đe dọa cao độ.

Để bắt đầu, tăng trưởng thông qua các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động với mức độ luôn ngày càng tăng sẽ không thành công như momg muốn. Tỷ lệ vốn cần thiết ở đầu vào để tạo thêm được một đô la tiền lãi đã tăng vọt từ khoảng 2 $ vốn cho 1 $ tiền lãi trong đầu những năm 1990, và khoảng 7 $ cho 1 $ hiện nay, đó là kém hiệu quả hơn 50% so với những gì được nhìn thấy trong các nền kinh tế như Ấn Độ. Sự chồng chất liên tục các nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc chỉ đơn thuần là một trong những dấu hiệu cho thấy hiệu quả của đồng vốn đang suy giảm. Nhân khẩu học lão hóa của quốc gia này cũng có nghĩa rằng việc cung cấp lao động giá rẻ dường như vô tận cho các lãnh vực xây dựng và các ngành sản xuất của đất nước sẽ dần dần giảm sút. Tuy nhiên, tăng trưởng bền vững sẽ phụ thuộc vào khả năng Trung Quốc sử dụng vốn và lao động hiệu quả nhiều hơn so với nó đã xử dụng cho đến nay. Như kinh tế gia Paul Krugman của Princeton và New York Times đưa ra, "Năng suất không phải là tất cả mọi thứ, nhưng về lâu dài nó gần như là tất cả mọi thứ."

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở tăng năng suất lao động chỉ là một phần của giải pháp như tuổi tác của Trung Quốc. Vấn đề khác là bảo đảm rằng thu nhập hộ gia đình toàn bộ ít nhất cũng phải gia tăng nhanh bằng tốc độ tăng trưởng GDP tổng thể. Nói cách khác, cần phải được chuyển giao tài sản và cơ hội lớn từ khu vực nhà nước hướng sang khu vực tư nhân để nâng cao đáng kể sự giàu có và thu nhập hộ gia đình . Điều này cũng sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế hướng đến tiêu dùng trong nước nhiều hơn, một sự phát triển cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững.

Sự gia tăng đáng kể của thu nhập hộ gia đình và năng suất từ các yếu tố tổng hợp (TFP), có nghĩa là nhận được đầu ra nhiều hơn từ vốn và lao động, sẽ phụ thuộc vào một sự trở lại quanh co của sự giàu có và cơ hội của doanh nghiệp nhà nước -- và, hàm ý, vai trò của Đảng Cộng sản trong nền kinh tế Trung Quốc.

Ví dụ, cải cách ruộng đất đầu những năm 1980 cho phép các tiểu nông sản xuất bất cứ điều gì họ muốn sau khi đạt được hạn ngạch tối thiểu và bán sản phẩm thặng dư của họ theo giá thị trường. Điều này dẫn đến sự gia tăng các "doanh nghiệp thị trấn và doanh nghiệp làng", một vụ bùng nổ tự phát và không có kế hoạch của ngành tiểu công nghiệp dẫn dắt bởi cộng đồng. Mặc dù -- theo cách giải thích chính xác của luật pháp, những doanh nghiệp này thuộc sở hữu của chính quyền địa phương -- thực tế chúng được quản lý bởi các hộ tư nhân được phép giữ lại phần lớn lợi nhuận. Quan trọng hơn, thu nhập hộ gia đình trong thập kỷ của giới thầu khoán nông thôn Trung Quốc đã tăng ở mức tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP. Thời kỳ này thực sự đã chứng kiến ​​sự rút lui có hiệu quả của nhà nước trong hoạt động kinh tế, và bốn phần năm trong các con số xoá đói giảm nghèo xuất hiện kể từ năm 1980 đã đạt được trong thập kỷ đầu tiên.

Nhưng sau đó nhà nước đã giành lại nhiều sự thống trị lớn hơn trong kinh tế từ hậu quả của các cuộc biểu tình khắp cả nước trong năm 1989, dẫn đến bạo lực tại quảng trường Thiên An Môn. Chế độ nhận ra nó phải đối mặt với một nguy hiểm trong việc không làm nổi lên được giới thượng lưu mới, và do đó Đảng Cộng sản quyết định vẫn phải là kẻ thống trị sự phân phát sự nghiệp, kinh doanh, nhà chuyên nghiệp và thậm chí cả cơ hội xã hội. Vì vậy, nó đã buộc tương lai của các giới thượng lưu khác nhau với tương lai của đảng. Các doanh nghiệp nhà nước đã được quay trở lại vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, như bằng chứng là bản chất của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.

Vấn đề là phần lớn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc không làm ăn tốt so với các công ty tư nhân. Đó là bởi vì chúng được nuôi dưỡng trên các chế độ dễ dàng về tỷ lệ tín dụng giá rẻ và thấp hơn giá thị trường cũng như thuế và trợ cấp đặc quyền, và họ được bảo vệ khỏi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế. Vì vậy, họ phát triển mạnh trong một nền văn hóa tập đoàn và sự thiết lập kinh tế mà trong đó sự thành công thương mại thường được dựa trên kết nối và vận động chính trị chứ không phải là hiệu quả kinh tế và sự đổi mới. Các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc lớn nhất và hiệu quả nhất cũng làm ăn tồi tệ hơn 2-3 lần so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước của Trung Quốc về các thước đo như có lãi, lợi nhuận tính trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên doanh số bán hàng và năng suất từ các yếu tố tổng hợp. Hãy nhớ rằng đây là những doanh nghiệp nhà nước nhận được ba phần tư số vốn vay ngân hàng của đất nước trên sổ sách, nếu không được gọi như là tài chính chính thức. Ngược lại, các công ty tư nhân trong nước thường xuyên buộc phải vay mượn từ khu vực ngân hàng "chợ đen" ở mức giá cao hơn ít nhất bốn hoặc năm lần so với các khoản vay chính thức.

Để gia tăng đáng kể cả thu nhập hộ gia đình lẫn năng suất các yếu tố tổng hợp -- và để tránh gây thảm họa xã hội như là tuổi tác của đất nước -- Bắc Kinh sẽ cần phải giám sát việc chuyển giao lớn và nhanh chóng các tài sản quốc gia từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sang khu vực tư nhân và hộ gia đình. Những tùy chọn bao gồm một định hướng tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước lớn, mặc dù các chính sách như vậy sẽ là vô nghĩa nếu các gia đình "có kết nối tốt" được phép chộp lấy các cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước, như đã xảy ra trong những năm 1990 và đầu thập kỷ này.

Buộc các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước cho vay trên thành tích chứ không phải là trên những cân nhắc chính sách và chính trị sẽ cho phép hàng triệu các công ty tư nhân phát triển thịnh vượng dựa trên sự nhạy bén trong kinh doanh (gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả hơn). Điều đó lần lượt sẽ giúp bảo đảm rằng các gia đình đang hoạt động trong môi trường kinh tế công bằng có thể có đủ sự giàu có qua thời gian để tự chăm sóc cho chính bản thân khi các thành viên trong gia đình đến tuổi nghỉ hưu.

Tuy nhiên những cải cách đúng đắn này có thể ở trong điều kiện kinh tế và xã hội -- mà giới thượng lưu hiện tại của đất nước không có khả năng hoan nghênh chúng -- cho rằng các doanh nghiệp nhà nước thống trị và mệnh lệnh của Đảng Cộng sản về đặc quyền và sự phân phối bố thí được nhìn thấy là điều cần thiết cho sự sống còn của chế độ và địa vị của giới thượng lưu. Điều quan trọng cần lưu ý là trong ba vị trí cao cấp nhất trong một doanh nghiệp nhà nước (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và bí thư đảng) tất cả đều được được Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản trực tiếp bổ nhiệm. Hơn nữa, có một "vương hầu" -- một trong hai phe thống trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc -- có thể nhận ra trong ít nhất một trong ba vị trí hàng đầu trên tất cả, nhưng lại là vị trí số một trong 70 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất. Đây cũng là vấn đề liệu các quan chức tỉnh và địa phương, những kẻ phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước để dành được quyền lực, địa vị thích đáng và hoa lợi sẽ đồng ý với bất kỳ chính sách tư nhân hóa đúng nghĩa nào hay không.

Cuối cùng, không có khả năng xuất hiện dù mong manh ở Trung Quốc để xử lý vấn đề nhân khẩu học lão hóa của nó đã được phản ảnh trong thực tế lịch sử, không giống như Trung Quốc, tất cả các nền kinh tế tiên tiến tăng trưởng mạnh trước khi chúng già nua. Tiến bộ lớn về năng suất và đổi mới, điều kiện tiên quyết để tiếp tục tăng trưởng kinh tế rất khó khăn để đạt được trong những xã hội nghèo nàn và lão hóa, đặc biệt là ở các nước đang thiếu các nguyên tắc quy định pháp luật lành mạnh, quyền sở hữu trí tuệ và phân bổ vốn dựa trên thành tích chứ không phải là kết nối chính trị. Trên tất cả các nền kinh tế, năng suất và đổi mới (cùng với đầu tư đầy đủ và có hiệu quả vào vốn con người như giáo dục) có xu hướng chủ yếu đến từ người lao động trong độ tuổi ba mươi và bốn mươi. Do đó, ngay cả khi Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 - 65 hoặc cao hơn, những thành tựu năng suất và đổi mới sẽ là tương đối không đáng kể.

Trung quốc hiện đại là một nhà nước giàu và mạnh đang giám sát một quốc gia yếu kém và dân chúng nghèo khổ. Điều này có nghĩa rằng các nguồn lực sẵn có dành cho các thành viên Đảng Cộng sản, đang thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cầu thủ chiến lược đáng gờm với những khả năng gây ấn tượng. Nhưng khi Trung Quốc phát triển, tạo nên quá nhiều yếu điểm trong nước, được xác nhận bởi tham nhũng của chính phủ ngày càng tồi tệ và sự bất mãn trong nước đang tăng trưởng nhanh hơn so với nền kinh tế.

Từ quan điểm của Đảng Cộng sản, nó không có lựa chọn nào tốt đẹp để đối mặt với tương lai lão hóa của đất nước. Các cải cách kinh tế có ý nghĩa mà có thể nâng cao năng lực của các hộ gia đình Trung Quốc để cung cấp cho chính bản thân họ khi về hưu sẽ làm giảm bớt rất nhiều sự dính líu kinh tế của ĐCSTQ. Chúng cũng có thể gây ra một sự suy giảm ngay lập tức và mạnh trong sản lượng qua quá trình chuyển đổi, với những hậu quả khó lường cho sự an nguy của chế độ. Tuy nhiên, thất bại trong việc theo đuổi các cải cách kinh tế đó sẽ gây nguy hiểm cho tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, làm cho năng lực quốc gia trở nên tồi tệ hơn khi đối phó với những thách thức của một xã hội lão hóa và gia tăng các điểm yếu nghiêm trọng vốn đã có sẵn trong nước mà các nhà cai trị Trung Quốc phải đương đầu. Cả hai sự tiếp cận này sẽ làm tăng "nổi âu lo tồn tại" của chế độ, một thuật ngữ được sử dụng bởi đồng nghiệp của tôi, Linda Jakobson ở Viện Lowy tại Sydney.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với các quyết định tài chính khó khăn. Hiện nay, nó dành một phần lớn tài chính của chính phủ để năng cao sức mạnh và ảnh hưởng quốc gia của Trung Quốc thông qua việc chi tiêu cho quân sự với "hai con số" đang ngày càng tăng dành cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), và Công An Vũ trang Nhân dân (PAP). Mặc dù các vấn đề kinh tế và xã hội bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng lão hóa của đất nước sẽ không bức thiết trong ít nhất một thập kỷ, các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến khả năng của đất nước để đối phó với cuộc khủng hoảng sẽ cần phải được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo ở các thế hệ tiếp theo. Bất cứ quyết định gì được thực hiện, tác động vào các cam kết tài chính và các cam kết khác của ĐCSTQ đều sẽ có ảnh hưởng sâu rộng.

Ví dụ, độ tuổi trung bình 65 ở đô thị Trung Quốc hiện nay phụ thuộc vào nhà nước khoảng 60% thu nhập của mình, với khoảng 27% đến từ sự chuyển nhượng gia đình và phần còn lại từ thu nhập lao động. Ở vùng nông thôn Trung Quốc, cái nôi của hơn một nửa những người 65 tuổi và hơn 65, nhà nước chỉ cung cấp khoảng 5% thu nhập của họ, với 45% đến từ lao động và 50 phần trăm từ sự chuyển nhượng gia đình. Khi tuổi về hưu tiếp cận với tuổi bảy mươi ở cả thành thị và nông thôn Trung Quốc, tỷ lệ thu nhập từ lao động lao xuống dốc khi thể chất của họ ít có khả năng để làm việc. Tuy nhiên, nhà nước bù lại phần giảm dần trong những nhu cầu thu nhập ở cả thành thị và nông thôn Trung Quốc, với những chuyển nhượng gia đình và tiền tiết kiệm thay thế cho sự khác biệt. Thực tế là nhà nước sẽ cần phải gia tăng đáng kể gánh nặng về việc cung cấp thu nhập cho người về hưu (đặc biệt là ở nông thôn Trung Quốc) khi độ tuổi dân số và khả năng của con cái phải chịu gánh nặng tài chính của cha mẹ già là một vấn đề căng thẳng.

Trung Quốc cũng sẽ phải nâng cao chi tiêu phúc lợi đáng kể để tránh thảm họa xã hội. Hiện nay, nhà nước và các chính quyền địa phương dành khoảng 96 tỷ USD cho y tế công cộng, bao gồm cả các chương trình bảo hiểm, tăng từ khoảng 30 tỷ USD trong năm 2007. Mặc dù vậy, ở trong các khu vực đô thị, hơn một nửa (50%) tất cả các chi phí y tế thì cá nhân phải chi trả ; ở vùng nông thôn là hơn 75%. Trong ngân sách năm 2011 với khoảng 887 tỷ USD, có ít nhất là 205 tỷ $ đã được chi cho quân đội và công an Trung Quốc. Con số thực tế sau này có lẽ gần đến 300 tỷ USD. Như là vấn đề tuổi tác của Trung Quốc, một số lượng ngày càng tăng các nguồn lực hiện nay dành cho việc tăng cường quyền lực và uy tín quốc gia sẽ có nhu cầu làm thay đổi mục đích hướng tới cải thiện số phận người dân của họ.

[caption id="attachment_5149" align="alignleft" width="105"] John Lee[/caption]Thách thức nhân khẩu học và kinh tế của Trung Quốc có thể được nhìn thấy trong một dự án thống kê thú vị so sánh Trung Quốc với Hoa Kỳ trong một lãnh vực đáng kể. Vào năm 2025, dân số Trung Quốc sẽ là gấp khoảng 3,2 lần của Hoa Kỳ. Đến năm 2050, nó được dự kiến ​​sẽ giảm xuống chỉ khoảng 2,2 lần kích thước của dân số Hoa Kỳ. Suy giảm dân số sâu sắc này, trong thực tế và trong mối quan hệ với các cường quốc khác, đe dọa Trung Quốc với những cảnh báo nguy hiễm nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Câu hỏi đặt ra là liệu một quốc gia có thể thành công trong việc vừa chống lại những mối đe dọa đó vừa thực hiện các tham vọng hiện tại của nó đối với tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và toàn cầu. Khó có ai đặt cược với suy nghĩ rằng Trung Quốc sẽ quản lý để duy trì cách xử lý hiện tại và thống trị những gì mà nhiều nhà phân tích xem như là thế kỷ châu Á sắp tới.

John Lee là thành viên của Michael Hintze, trợ lý giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại trường Đại học Sydney và cũng là một học giả không cư trú tại Viện Hudson.


BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

1   2

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.