Chiếc bẫy lão hóa của Trung Quốc.


Thực tế này, kết hợp với các ưu đãi phổ biến của người Trung Quốc dành cho con trai hơn con gái, dẫn đến ước tính rằng sẽ có thặng dư khoảng 40.000.000 người đàn ông ở tuổi kết hôn vào năm 2020...
Những con số thực tế trong tương lai có thể thay đổi chút ít từ các xu thế. Nhưng nhân khẩu học lão hóa của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới rất ít có thể thay đổi.


[caption id="attachment_5148" align="alignleft" width="340"] Ảnh: Flickr / Garry Knight[/caption]John Lee. 02 tháng một năm 2013 / Jan-Feb 2013.
Theo National Interest

BHM Lược dịch.

Triết học gia người Pháp, Auguste Comte có thể đã cố gắng nhồi nhét quá nhiều vào câu châm ngôn súc tích nhưng đầy quyến rũ của mình khi ông nói rằng "nhân khẩu học là vận mệnh". Mặc dù vậy, sức mạnh nhân khẩu học có thể không ngừng trong việc định hình tương lai của các quốc gia và do đó có thể cung cấp các manh mối mạnh mẽ về những khả năng của quốc gia trong việc quyết định tương lai thịnh vượng và quyền lực địa chính trị của quốc gia đó.

Rất dể nhận biết rằng dân số Trung Quốc đang già đi. Ít được biết đến và ít khi kiểm tra là những gì mà thay đổi nhân khẩu học này có thể có ý nghĩa cho tương lai của một cường quốc lớn nhất châu Á và đang gia tăng nhanh chóng. Một Trung Quốc đang trở nên xám xịt sẽ không nhất thiết phải là một Trung Quốc trì trệ kinh tế và bất ổn xã hội. Nhưng hiểu trong bối cảnh của con đường phát triển hiện nay của đất nước, vấn đề nhân khẩu học lão hóa của Trung Quốc có thể là yếu tố quan trọng nhất ngăn chặn một Trung Quốc thống trị "thế kỷ châu Á".

Mặc dù là năng động kinh tế, khu vực Đông Á đang già đi nhanh chóng. Chú ý nhất là tập trung vào Nhật Bản, được coi là "ông nội" của khu vực. Nhưng trong địa hạt cân bằng quyền lực trong tương lai, sự chú ý nhiều hơn nên được dành cho Trung Quốc. Hiện nay nó có một dân số 1,35 tỷ người, nhưng con số này dự kiến ​​sẽ bắt đầu thu hẹp lại từ từ vào khoảng năm 2030.

Quan trọng hơn là tỷ lệ con người trong độ tuổi làm việc so với những người trên 65, được coi là tuổi già hoặc là những người về hưu chính thức. Trong những năm 1980, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) là hơn 73% tổng dân số. Hiện nay khoảng 68%, dân số trong độ tuổi lao động được dự kiến ​​sẽ giảm xuống chừng 65% trong năm 2020 và 60% vào năm 2035.

Ý nghĩa của những con số này trở nên rõ ràng khi chúng ta so sánh tỷ lệ người trong độ tuổi lao động với người về hưu chính thức. Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách thị trường vào năm 1979, đã có khoảng bảy người trong độ tuổi làm việc cho mỗi một người ở lứa tuổi nghỉ hưu. Hôm nay, tỷ lệ này là khoảng 5,5 / 1. Dự báo hiện tại cho thấy rằng vào năm 2035 sẽ có ít hơn 2,5 người làm việc cho mỗi một người về hưu.

Hồ sơ tuổi tác cá nhân của dân số lao động cũng là những vấn đề. Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng người lao động có năng suất và sáng tạo cao nhất là từ độ tuổi sau 20 cho đến giữa 40. Điều này đã là cơ sở cho "tài sản nhân khẩu học" của Trung Quốc, năng suất lớn được tạo ra bởi sự kết hợp của mức sinh giảm và khối lượng lao động trẻ bước vào lực lượng lao động với những trách nhiệm gia đình tương đối còn ít. Năng suất lực lượng lao động sản xuất đã tăng nhanh hơn so với dân số kể từ những cải cách năm 1979. Xu hướng này sẽ bị đảo ngược từ khoảng năm 2015 trở đi.

Hiện nay có khoảng 120 triệu người Trung Quốc 65 tuổi trở lên. Đến năm 2035, sẽ có khoảng 320 triệu người như thế, với tổng dân số chỉ lớn hơn khoảng 100.000.000 người so với hiện nay. Ngay cả trong dân số lao động, năm 2035 sẽ có 1,5 lao động lớn tuổi (50-64 tuổi) cho mỗi một đối tác trẻ hơn (15-29 tuổi), cái điều ngược hẵn với tình hình hiện nay.

Những xu hướng này được sao chép từ trong thế hệ ở độ tuổi lao động trước đây. Ví dụ, số lượng học sinh mới nhập học tại các trường tiểu học đã giảm từ hơn 25.000.000 vào năm 1995 xuống còn ít hơn 16,7 triệu trong năm 2008. Cùng với nhau, và mặc dù không nghiêm trọng như ở Nhật Bản, các số liệu thống kê này chắc chắn đưa Trung Quốc ở trong thể loại "lão hóa", cùng với các quốc gia như Hàn Quốc, Australia và các nền kinh tế tiên tiến của Tây Âu.

Hơn nữa, trước một số lý do, hoàn toàn không có khả năng xu hướng này có thể được thay đổi hoặc đảo ngược lại.

Đầu tiên, dân số lão hóa của Trung Quốc phần lớn là kết quả của một sự gia tăng đáng kể về tuổi thọ trung bình mà nó đã tăng từ dưới 65 vào năm 1980 đến 75 vào những năm vừa qua. Hơn nữa, tỷ lệ sinh đã giảm, từ 2,63 con trên một phụ nữ vào năm 1980 xuống chừng 1,5 trong năm 2011. Xu hướng này không chắc có thể thay đổi. Cư dân thành thị giàu có như Thượng Hải (báo cáo tỷ lệ sinh chỉ có 0,6 ; có lẽ là thấp nhất của bất kỳ thành phố lớn nào trên thế giới) cung cấp bằng chứng rằng giới thượng lưu mới nỗi của Trung Quốc, giống như các đối tác phương Tây, đang lựa chọn kỳ vọng vào phong cách sống và sự nghiệp lớn hơn nhiều lối sống gia đình. Không kể đến "chính sách một con" của đất nước, đưa ra từ năm 1979, đã được thi hành không đồng đều giữa các tỉnh khác nhau, nó vẫn đã có tác dụng giữ số lượng phụ nữ sinh đẻ thấp một cách giả tạo. Thực tế này, kết hợp với các ưu đãi phổ biến của người Trung Quốc dành cho con trai hơn con gái, dẫn đến ước tính rằng sẽ có thặng dư khoảng 40.000.000 người đàn ông ở tuổi kết hôn vào năm 2020.

Những con số thực tế trong tương lai có thể thay đổi chút ít từ các xu thế. Nhưng nhân khẩu học lão hóa của Trung Quốc trong vài thập kỷ tới rất ít có thể thay đổi. Ngay cả khi chính sách một con được bãi bỏ, xu hướng lão hóa sẽ không thể bị đảo ngược với một mức độ đáng kể nào trong nhiều thập kỷ tới.

Bây giờ hãy xem xét mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh xu hướng lão hóa. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhiều lần mô tả mô hình tăng trưởng của đất nước ông là "không ổn định, không cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững."

Cơ sở cho đánh giá của Thủ tướng Ôn, được xác nhận rộng rãi bởi các nhà kinh tế Trung Quốc và quốc tế, rằng Trung Quốc phải chuyển hướng từ xuất khẩu và đầu tư tài sản cố định (trong ngắn hạn, xây dựng các thứ) như là các trình điều khiển chi phối sự tăng trưởng kinh tế. Từ giữa những năm 1990 đến đầu thế kỷ này, xuất khẩu ròng chiếm khoảng một nửa tăng trưởng của Trung Quốc mỗi năm. Từ khoảng năm 2003 trở đi, đầu tư tài sản cố định đã định hướng cho khoảng 40% tăng trưởng GDP. Trong năm 2009, do các gói kích thích tài chính và tiền tệ lớn theo yêu cầu của chính phủ trong việc ứng phó với suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc là Mỹ và các nước khu vực đồng euro, có đến 80-90% tăng trưởng là kết quả của vốn đầu tư. Điều này được phản ảnh trong sự gia tăng cho vay của ngân hàng với hình thức được sử dụng cho đầu tư cố định. Chẳng hạn cho vay đã tăng từ 150 tỷ $ năm 2001 đến 380 tỉ $ trong năm 2003, sau đó đến 750 tỷ $ năm 2008 và 1,4 nghìn tỷ $ trong năm 2009. (Các số liệu trong năm 2010 và 2011 giảm nhẹ còn khoảng 1,2 nghìn tỷ $). Mặt trái của các khoản vay ngân hàng và tín dụng ngân hàng khác ngày càng tăng là bây giờ số lượng đã vào khoãng 250% GDP, đầu tư cố định hiện đang chịu trách nhiệm cho khoảng 50-55% tăng trưởng GDP .

Thật vậy, đầu tư cố định như là một phần của GDP đã tăng từ con số tương đối bền vững 35% trong những năm 1980 lên 45% vào năm 2004. Nhiều nhà phân tích tin rằng số lượng mức đầu tư cố định hiện nay hơn 60% GDP. Vẫn còn là một nước nghèo, điều này có nghĩa rằng Trung Quốc đang đổ quá lớn một tỷ lệ phần trăm tiết kiệm quốc gia vào việc xây dựng những thứ mà người dân không sử dụng hoặc không mong muốn, và các hộ gia đình đang tiêu thụ quá ít. Ngay cả trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong những năm 1950, năm 1960 và 1970, đầu tư cố định như là một phần của GDP ở dưới mức 30%, trừ một hoặc hai năm, khi nó đến gần 35%. Để rỏ hơn, phong trào của người dân nông thôn đi vào các thành phố và các vùng ngoại ô chung quanh luôn gắn liền với sự gia tăng đầu tư cố định, và Trung Quốc cũng chẵng khác. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa chỉ khoảng 1-1,5% mỗi năm, chúng ta đang chứng kiến ​​sự tích tụ vốn đầu tư nhanh nhất (và chắc chắn là không bền vững) trong bất kỳ nền kinh tế nào trong lịch sử.

Trên lãnh vực kinh tế, đất nước phụ thuộc vào đầu tư tài sản cố định là vô cùng lãng phí. Phần lớn các hoạt động đầu tư cố định được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc Trung ương và địa phương, mặc dù các doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung là thành công gấp hai đến ba lần trên các phạm vi như lợi nhuận trên đầu tư, lãi ròng và hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước thống trị tất cả các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc (trừ sản xuất xuất khẩu), bao gồm cả hàng hóa, tiện ích, hóa chất, công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng, xây dựng, vận chuyển, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các phương tiện truyền thông, giáo dục, năng lượng tái tạo, các nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) và CNTT tiên tiến . Họ cũng nhận được khoảng ba phần tư của tất cả các khoản vay ngân hàng chính thức được ban hành từ khu vực ngân hàng nhà nước và ngân hàng nhà nước chiếm ưu thế trong cả nước.

Sự thiên vị doanh nghiệp nhà nước lớn này sẽ có ý nghĩa kinh tế hơn nếu khoảng chừng 120 thực thể trực thuộc trung ương và chừng 150.000 đối tượng thuộc phạm vi quản lý của địa phương xứng đáng với sự hỗ trợ như vậy. Một số doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ nổi tiếng của Trung Quốc như Sinopec, China Mobile và tập đoàn China National Petroleum làm ra lợi nhuận rất lớn mỗi năm, mặc dù trong môi trường độc quyền ảo mà trong đó họ được hưởng đặc quyền tiếp cận vốn. Tuy nhiên, ngay cả trong các doanh nghiệp trực thuộc trung ương quản lý tốt hơn, khoảng 80 phần trăm lợi nhuận được tạo ra bởi không đầy một chục công ty.

Hiệu suất của các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý thì thậm chí kinh khủng hơn. Theo các ước tính hợp nhất của các nghiên cứu các trường hợp khác nhau, 19% các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ trong năm 1979, 40% không có lợi nhuận vào năm 1997 và 51% liên tục thua lỗ trong năm 2006. Được thông báo rằng thủ tục quản lý rủi ro trong việc cho vay này đã được đánh giá cao là có vấn đề, và 30% vốn vay ngân hàng được mở rộng cho lý do "chính sách" chứ không phải là những tính toán thương mại lành mạnh. Vì vậy, những sợ hãi về vấn đề các khoản nợ xấu ngày càng tăng xem ra là có căn cứ.

Thật vậy, chu kỳ này đã lặp lại trước đây. Giữa năm 1998 và 2005, chính phủ bơm hơn 250 tỷ $ tiền mặt để giải cứu các ngân hàng của mình. Trong cùng thời gian, khoảng 330 tỷ $ giá trị của các khoản nợ xấu đã được chuyển khỏi sổ sách kế toán của các ngân hàng Trung Quốc đi vào "các công ty quản lý tài sản" được tạo ra một cách đặc biệt, với các ngân hàng nhận được giá trị đầy đủ lợi nhuận của nợ xấu . Đến nay, tỷ lệ thu hồi trung bình các khoản nợ xấu của các công ty quản lý tài sản là khoảng 25 xu theo đồng đô la.

Từ năm 2005, các khoản vay ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi với thay đổi nhỏ trong chính sách cho vay. Thật vậy, ngân hàng nhà nước đã ra lệnh gia hạn thanh toán một trị giá ước tính 1,7 nghìn tỷ $ các khoản vay đáo hạn của các doanh nghiệp nhà nước địa phương vào cuối năm 2011, với hầu hết tiền vốn đã được sử dụng cho xây dựng bất động sản nhà ở cao cấp được đầu cơ bởi các "cổ máy tài chính" do chính phủ địa phương sở hữu.

Ước tính của các cơ quan xếp hạng nghiêm chỉnh, các công ty kế toán quốc tế và các nhà nghiên cứu khác về kích thước thực sự của nợ xấu trong hệ thống tài chính Trung Quốc thay đổi từ 40 đến 150% GDP. Mặc dù không ai biết rõ mức độ thực sự vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, có sự công nhận rộng rãi bởi các nhà chức trách Trung Quốc và các nhà kinh tế rằng một mô hình tăng trưởng được thúc đẩy bằng cách xây dựng những điều mà không yêu cầu và cũng không được sử dụng không phải là con đường bền vững cho đất nước. Thật vậy, trọng tâm phổ biến của Trung Quốc và quốc tế về việc chuyển đổi từ mô hình đầu tư cố định (và đến một mức độ thấp hơn, giúp xuất khẩu) hướng tới tăng trưởng dựa trên tiêu dùng trong nước là một sự thừa nhận rõ ràng rằng tính khả thi của phương pháp tiếp cận kinh tế kể từ đầu những năm 1990 đang đi đến một kết thúc.

Vấn đề nợ xấu được che đậy trong hệ thống ngân hàng chỉ là một mặt tiêu cực phát sinh từ hai thập kỷ, cách tiếp cận kinh tế "nhà nước chiếm ưu thế" đã ngự trị một vài năm sau thời khoản Thiên An Môn từ 1989 đến 1992. Trong thực tế, một vấn đề có khả năng đáng lo ngại đối với Trung Quốc hơn có thể được nhìn thấy trong mối quan hệ giữa mô hình kinh tế ngày càng "không ổn định, không cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững" và thách thức kéo dài của nhân khẩu học lão hóa của Trung Quốc. Điều này đặt ra một đưòng xoắn ốc đi xuống luẩn quẩn kéo theo kinh tế và có khả năng làm suy giảm khả năng kinh tế lâu dài của đất nước.

Như vậy, Trung Quốc phải đối mặt với viễn cảnh trở thành quốc gia lớn đầu tiên trong lịch sử gia tăng sự già nua trước khi nó gia tăng ngay cả "giàu" vừa phải. Đây là một trách nhiệm của cả nền kinh tế nông nghiệp trì trệ hậu quả từ các cuộc thí nghiệm xã hội chủ nghĩa trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập thể của thời kỳ Mao Trạch Đông và thực tế tuổi thọ đã tăng lên đáng kể trong ba thập kỷ qua do các tiến bộ y tế công cộng. Nhưng người ta không thể chỉ đổ lỗi cho di sản của Mao hoặc ngay cả những chính sách "ba mươi tuổi một đứa con" cho tình trạng khó khăn của Trung Quốc. Những chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ đầu những năm 1990 đã dẫn đến kết quả mà qua đó để lại cho đất nước hiện trạng đáng tiếc không chuẩn bị cho nhân khẩu học lão hóa của nó mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước đã được duy trì một thời gian.

Tăng trưởng kinh tế đã vượt xa tăng trưởng dân số kể từ cải cách năm 1979. Thật vậy, thu nhập bình quân đã tăng từ ít hơn 200 $ trong năm 1980 lên 7800 $ (dựa trên sức mua tương đương và trong hằng số 2000 đô la Mỹ). Dựa trên tốc độ tăng trưởng hiện nay, GDP bình quân đầu người đạt mức thu nhập trung bình khoảng 16.000 $ trong thời gian một thập niên tới.

Tuy nhiên, chỉ tập trung vào việc gia tăng đáng kể trong GDP bình quân đầu người như là một thước đo của sự tiến bộ kinh tế và xã hội của Trung Quốc là gây hiểu lầm rất cao vì hai lý do. Đầu tiên, trong nền kinh tế nhà nước thống trị của Trung Quốc, doanh thu của hàng chục ngàn doanh nghiệp nhà nước đã tăng trung bình 20-30% mỗi năm kể từ giữa những năm 1990. Người ta ước tính rằng một nửa của tất cả các khoản tiết kiệm nội địa trong hệ thống tài chính của nước này là của các doanh nghiệp nhà nước.

[caption id="attachment_5149" align="alignleft" width="105"] John Lee[/caption]Ngược lại, có nghĩa là thu nhập hộ gia đình sau thuế đã tăng chỉ 2-3% một năm so với cùng kỳ. Đáng ngại, các nghiên cứu khác nhau cho thấy thu nhập sau thuế của chừng 400.000.000 người Trung Quốc đã thực sự chững lại hoặc giảm trong mười năm qua. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng nghèo tuyệt đối (được định nghĩa là sống với ít hơn 1,50 $ mỗi ngày) đã thực sự tăng lên so với cùng kỳ. Hiện nay, gần một nửa đất nước đang tiếp tục sống với ít hơn 2 $ mỗi ngày.


John Lee là thành viên của Michael Hintze, trợ lý giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại trường Đại học Sydney và cũng là một học giả không cư trú tại Viện Hudson.

(Còn tiếp)

BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

1   2

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.