Con bệnh ung thư trong nền kinh tế.


Khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam, một "con bệnh ung thư" trong nền kinh tế.

[caption id="attachment_5274" align="alignleft" width="292"] Một người cưỡi xe đạp đi qua trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 06 Tháng Bảy năm 2012.AFP ©[/caption]AFP ngày 30 Tháng 1 năm 2013, 12:31
Theo AFP

BHM Lược dịch.

HÀ NỘI (AFP) - Không rõ ràng, tham nhũng, không hiệu quả -- các công ty do nhà nước Việt Nam quản lý thường bị chỉ trích, nhưng bây giờ họ bị tố cáo đang tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế đã ngấm sâu mà chế độ cộng sản không thể sửa chữa.

Hơn 25 năm sau khi bắt đầu một quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chính phủ đang cố gắng tháo gở mạng lưới phức tạp của các doanh nghiệp nhà nước, mà qua đó đã bóp nghẹt nền kinh tế và được chứng minh là đã ngoan cố kháng cự lại việc cải cách.

"Khu vực công là sai lầm lớn nhất của Đảng Cộng sản", kinh tế gia Nguyễn Quang A ở Hà Nội phát biểu, ông cho biết thêm rằng "căn bệnh thâm niên" của khu vực công đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế rộng lớn hơn.

"Nền kinh tế đang trong tình trạng tồi tệ nhất kể từ năm 1986," ông nói với AFP, khi đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà từ đó đã thúc giục những cải cách thị trường tự do.

Khu vực nhà nước là "đứa trẻ hư hỏng của các nhóm lợi ích khác nhau (những kẻ) không muốn cải cách lãnh vực kinh tế này để bảo vệ quyền lực của họ ... Họ đang tìm cách duy trì hiện trạng của nó với bất cứ giá nào."

Bất chấp một chuỗi cắt giảm lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế, tăng trưởng hàng năm của Việt Nam đã chậm lại với tốc độ chậm nhất vào năm 2012, kể từ 13 năm qua , và lạm phát lại trỗi dậy được xem như là sự giới hạn cơ hội cho các gói kích thích đem lại hiệu quả.

Việt Nam có hơn 1.300 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Chúng chiếm 45% tổng vốn đầu tư của đất nước, sử dụng 60% vốn vay ngân hàng thương mại, và ngốn chừng 70% tiền viện trợ phát triển.

Nhưng họ chỉ đóng góp 30% cho tăng trưởng GDP hàng năm theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được công bố trong tháng Mười một.

Một số nhà phân tích cho rằng nếu tính các công ty con của các doanh nghiệp nhà nước và cái gọi là doanh nghiệp tư nhân mà trong thực tế được kiểm soát bởi các quan chức hàng đầu của chính phủ, khu vực nhà nước chiếm đến 70% tổng hoạt động kinh tế của Việt Nam .

Tuy nhiên, lĩnh vực này không có sức khỏe tốt. Các doanh nghiệp nhà nước đã chất đống khoảng 61 tỷ USD nợ, mà điển hình là hơn một nửa tổng số nợ công tại Việt Nam.

Một số doanh nghiệp nhà nước đã sụp đổ trong kiểu cách ngoạn mục, bao gồm cả anh "vận chuyển khổng lồ" Vinashin -- đã chất đống 4,4 tỷ USD các khoản lỗ -- và Vinalines, đã vỡ nợ trên các khoản phải thanh toán là khoảng 1,1 tỷ $.

Những suy sụp của chúng đặc biệt đã được những người gièm pha Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sử dụng -- nhân vất được xem như là một nhà cải cách khi ông nhậm chức vào năm 2006, nhưng bây giờ hoàn toàn bị đổ lỗi trước những tai họa kinh tế của đất nước.

Dũng bênh vực cho các doanh nghiệp nhà nước như là một con đường dẫn đến sự thịnh vượng kinh tế, trích dẫn minh họa từ các "tập đoàn" (Chaebol) của Hàn Quốc.

Các chuyên gia nói rằng các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành chuyên gia che giấu các khoản nợ, có chiến lược không thể hiểu nổi, đầu tư nguy hiểm trong các lĩnh vực "phi cốt lõi" mà chúng được thiết kế một cách gian trá để phá vỡ các quy định của chính phủ.

Các quan chức hàng đầu quản lý các công ty thường xuyên phô trương lối sống không phù hợp với thù lao chính thức của họ, thúc đẩy sự tức giận của công chúng trước nạn tham nhũng, không hiệu quả và lãng phí.

"Cuộc khủng hoảng nợ công là một loạt những sự kiện kinh tế đầy kịch tính đã kéo dài năm năm rồi và có mắt xích với nhà cầm quyền Đảng Cộng sản", ông Quang A nói.

Trong vài tháng qua, những tin đồn đã được tăng lên gấp bội về những điểm yếu của một chuỗi các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt khác.

Các phương tiện truyền thông chính thức đã chỉ ra Điện lực Việt Nam (EVN) và anh than khổng lồ Vinacomin như là những doanh nghiệp nặng ký hàng đầu tiếp theo đi đến sụp đổ, hiện chỉ sống thoi thóp trên sự hỗ trợ nhỏ giọt từ ân huệ và tiền ngân hàng cho vay chính thức.

Khoảng 30 của 85 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất đã tích lũy các khoản nợ gấp từ ba đến 10 lần số vốn của mình, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nói vào tháng Mười Hai.

"Mọi người cố tình vi phạm pháp luật hoàn toàn chỉ để mưu cầu lợi ích cá nhân," ông nói, đang chặn đứng các khoản đầu tư khổng lồ của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực họ không được quyền hoạt động.

Bị bắt phải nhận tội trước sự sụp đổ rộng lớn hơn của ngành mình, cựu chủ tịch Vinashin đã bị kết án tới 20 năm tù giam, và các quan chức hàng đầu Vinalines ở trong tù đang chờ xét xử.

Không có giải pháp có hệ thống được đề xuất để tránh lặp lại những thất bại của họ. Tuy nhiên, mô hình Việt Nam, một sự pha trộn lập dị của "nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa" đã bị mất uy tín cả ở trong nước và ở nước ngoài.

"Các doanh nghiệp công cộng phải cầu xin trợ cấp nhà nước để tồn tại -- họ đã trở thành một con bệnh ung thư trong nền kinh tế", một đại biểu trong quốc hội Việt Nam phát biểu với điều kiện giấu tên.

"Cải cách là quá chậm bởi vì nó phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo và các giám đốc công ty. Hàng tỷ đô la đã bị mất. Tuy nhiên, hầu như chẵng có bất cứ ai đã bị mang ra trước công lý."

BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.