Luật "chơi" của Trung Quốc.


Trung Quốc cắt đứt huyết mạch kinh tế của Nhật Bản cũng như can thiệp vào các kênh vận chuyển đường thủy, với một phần được thiết kế để chống lại một nước khác. Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và Indonesia không tỏ vẻ nhìn thấy điều này như là "Vây". Với họ, xung đột bất quá là một trong những "hãy ngừng bao vây các hòn đảo của tôi, hoặc của người nào khác!"

[caption id="attachment_5086" align="alignleft" width="340"]Cờ Vây. Cờ Vây.[/caption]Brett Shehadey. 03 Tháng 1/ 2013.
Theo National Interest

BHM Lược dịch.

Tên của trò chơi dành cho người Trung Quốc trong các tranh chấp đảo ở Thái Bình Dương là "Vây", nó cũng là tên của một trò chơi cổ đại của Trung Quốc có liên quan đến bao vây và chiếm đoạt vị trí và quân cờ của đối phương. Những viên đá trắng và đen được đặt trên nút một mạng lưới gồm 19 đường ngang dọc giao nhau. Một viên đá bị chiếm khi nó bị bao vây từ mọi phía, nó được bảo vệ khi đối phương bị chệch hướng.

Nếu chúng ta đặt mục tiêu là việc bắt giữ các hòn đảo mà không có tấn công trực tiếp hoặc xâm nhập, chúng ta nhìn thấy những viên đá của trò chơi được thay thế bằng các tàu giám sát, đội tàu đánh bắt và các tàu tuần duyên. Mỗi bên cố gắng bao vây hòn đảo và tuyên bố quyền thống trị không gian bằng sự hiện diện và mưu kế lì lợm.

Tranh chấp không phải là việc cướp lấy các hòn đảo, mà là việc tạo ra tính hợp pháp thông qua sự hiện diện trịch thượng lâu dài -- chung quanh các hòn đảo. Một khi trò chơi cờ "Vây" được bắt đầu nó không có thể dừng lại cho đến khi một trong những người chơi mất quyền "đi" hoặc thua cuộc. Với niềm tự hào quốc gia của mỗi bên trên cuộc chơi, và những cá cược ngày càng tăng, dường như không có khả năng rằng có một bên nào đó chịu bỏ cuộc. Tuy nhiên, ở đó không nhất thiết phải có bất kỳ một cuộc ẩu đả trực tiếp nào, trừ phi có một bên gian lận.

Nhật Bản có thể lừa gạt Trung Quốc trước. Ít nhất, người Trung Quốc có thể hiểu các động thái của họ là lừa dối. Điều này có thể được nhìn thấy trong việc quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư / Senkaku gần đây từ một tư nhân công dân Nhật Bản. Trung Quốc cuối cùng có thể điều chỉnh thiết lập bộ quy tắc của một trò chơi cố định, trong đó tình huống "Vây" sẽ không còn là khuôn khổ chiến lược thích đáng tương tự. Hiện tại, Trung Quốc đã thực hiện một động thái để quốc hữu hóa Hoàng sa, trực thuộc thẩm quyền của Tam Sa tỉnh Hải Nam với chiến thuật chiếm giử tương tự mà Nhật Bản làm với đảo Điếu Ngư / Senkaku.

Nếu trò cờ "Vây" đánh mất sự thích đáng của nó như là sự tương đồng thích hợp, sau đó một trò chơi mới sẽ phải xuất hiện, với các quy định mới. Nhật Bản và các quốc gia khác dường như xem nó như là một trò chơi lãnh thổ, hơi giống như "rủi ro" nhiều hơn, ở đó chiếm đóng nhanh thì quan trọng hơn bao vây và thắt chặt.

Trung Quốc cắt đứt huyết mạch kinh tế của Nhật Bản cũng như can thiệp vào các kênh vận chuyển đường thủy, với một phần được thiết kế để chống lại một nước khác. Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và Indonesia không tỏ vẻ nhìn thấy điều này như là "Vây". Với họ, xung đột bất quá là một trong những "hãy ngừng bao vây các hòn đảo của tôi, hoặc của người nào khác!"

Trong các tiêu chuẩn người ta có thể hiểu được một cách dễ dàng, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là sự hợp pháp hóa lâu dài không thể tranh cãi. Khi một bên thống trị một hòn đảo với tàu của nó, nó được cho là đã chiến thắng mà không có bất kỳ tranh chấp nào sau đó. Trung Quốc đang hy vọng thực hiện điều này với tất cả các đảo ở bên trong đường chín đoạn nổi tiếng tuyên bố chủ quyền chung quanh Biển Đông của nó. Khi nó phát triển, nó sẽ chiếm hết chúng theo kiểu này. Nó không phải là một trò chơi ngoại giao mà là sự sắp xếp kiên nhẫn các phần có liên quan. Nhật Bản có thể nghĩ rằng nó đã có đảo Điếu Ngư / Senkaku, nhưng Trung Quốc vẫn có phần của nó tại đó. Khi đối thủ không thể giải thoát hoàn toàn khỏi người khác bằng việc loại bỏ bao vây, mối đe dọa đã bị vô hiệu hóa. Trong tâm trí của Trung Quốc, các hòn đảo là của họ và họ chỉ phải giữ quan điểm của họ ở chổ thích hợp và chơi để giành chiến thắng. Cuối cùng vị trí mục tiêu sẽ bị tàn phá và bao vây hoàn toàn.

Cùng một sự sợ hãi chiến tranh đã nổi lên trong những năm 1990. Nhưng có một vài khác biệt quan trọng : Thứ nhất, Hoa Kỳ đang hỗ trợ tất cả các bên trong một nỗ lực để kềm chế Trung Quốc, nhưng một lần nữa nó đang gửi đi những tín hiệu hỗn hợp thiếu tập trung ngoại giao, chiến lược quân sự hay sự hợp pháp về chính trị. Thứ hai, người Nhật đã quốc hữu quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Thứ ba, các nhà lãnh đạo mới của cả Trung Quốc và Nhật Bản thì quyết đoán hơn. Đường lối cứng rắn của Nhật Bản, dẫn đầu bởi Thủ tướng Shinzo Abe, đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân và quân đội Nhật Bản.

Đáng tiếc, dường như là quá muộn cho Hoa Kỳ đóng vai trò trọng tài đúng nghĩa, mà nó cũng không muốn làm như vậy. Trung Quốc đã công khai lên án những hành động của Mỹ, nhưng có vẻ như sẵn sàng hơn để gạt họ sang một bên như nó có thể đã từng làm được trong quá khứ.

Trong tâm trí của Trung Quốc, người chiến thắng là kẻ với chổ đứng nhiều nhất -- mà đó sẽ là Trung Quốc. Cho đến nay các quy tắc của cờ "Vây" đã cho phép họ gia tăng sự hiện diện trong khi tránh xung đột quân sự. Nhưng họ cũng phải trả lời với nhân dân đang nổi loạn của riêng họ -- những kẻ làm rối tung sự khẳng định của Nhật Bản trong việc chơi trò chơi "Rủi ro", cùng với các quốc gia châu Á khác. Thật không may, trò chơi cờ "Vây" có thể quá xảo quyệt và quá đơn giản để cho các cầu thủ khu vực hoặc quốc tế tôn trọng nó.

Brett Daniel Shehadey là một nhà phân tích và nhà văn. Ông là người đóng góp thường xuyên cho Eurasia Review.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.