Mỹ và Trung Quốc.




Trong bối cảnh không thể đoán trước đó, sự tham gia chính trị và kinh tế của Mỹ ở châu Á thực sự có thể là yếu tố ổn định quan trọng cần thiết trong một khu vực có khả năng gây nổ.


mytq
Mỹ và Trung quốc.

Zbigniew K. Brzezinski. 11 tháng Mười Hai, 2012

Theo CSIS

Trần H Sa Lược dịch.

Tất cả chúng ta đang ở đây tối nay vì chúng ta tin rằng tình hữu nghị Mỹ-Trung Quốc là tốt cho thế giới. Và trên thực tế, mối quan hệ tự nó là tốt. Nhưng chắc chắn nó có thể là tốt hơn, và -- thẳng thắn hơn -- chúng ta cũng có thể không hoàn toàn bác bỏ khả năng rằng nó có thể trở nên tồi tệ hơn.

Những ngày này, một số lập luận rằng đang nổi lên tình trạng lưỡng quyền Hoa Kỳ-Trung Quốc và cuối cùng ắt phải tạo ra sự thù địch, vì thế họ kết luận rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Phải thừa nhận rằng, đó là một sự kiện lịch sử trong suốt 200 năm -- kể từ khi khởi đầu các nền chính trị toàn cầu -- bốn cuộc chiến tranh lâu dài đã chiến đấu cho tham vọng thống trị trên khắp châu Âu của Napoleon : 1812-15; làm vỡ mộng đế quốc Đức : 1914-18; phát xít điên rồ :1939-45 ; và từ cuối những năm 1940 cho đến đầu những năm 1990 là tham vọng ý thức hệ trên toàn thế giới của Liên Xô. Thật vậy, mỗi một cuộc chiến tranh này có thể dẫn đến một quyền lực duy nhất làm bá chủ toàn cầu.


Tuy nhiên, tôi không tin rằng cuộc chiến tranh dành sự thống trị toàn cầu là một viễn cảnh nghiêm trọng trong những gì mà bây giờ là thời đại "hậu - bá quyền". Vũ khí hạt nhân làm cho những cuộc chiến tranh có khả năng phá hoại quá mức tưởng tượng, và như vậy, chiến thắng là vô nghĩa. Một mặt những thành tựu kinh tế quốc dân có thể đạt được trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng đan xen nhau, vốn đã xô đẩy mọi người nhận lãnh những hậu quả tai hại. Mọi người dân trên thế giới đang thức tỉnh chính trị và do đó không dễ dàng bị chinh phục, ngay cả với quyền lực mạnh hơn rất nhiều.


Cuối cùng nhưng không kém, chẵng phải Mỹ, cũng không phải Trung Quốc đang được định hướng bởi các ý thức hệ thù địch.

Và cũng không phải là sự tự sát.

Hơn nữa, cả hai xã hội của chúng ta là những xã hội mở -- mặc dù hệ thống chính trị của chúng ta rất khác nhau. Điều đó cũng gây nên những áp lực từ bên trong mỗi xã hội tương ứng hướng đến sự thù hận và thái độ thù địch. Hơn 100.000 bạn trẻ Trung Quốc là sinh viên tại các trường đại học của chúng ta, và nó trở thành trào lưu cho con cái của các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc học tập nghiên cứu trong các trường đại học hàng đầu của chúng ta. Hàng ngàn thanh niên Mỹ học tập ở Trung Quốc hay tham gia trong nghiên cứu đặc biệt và các chương trình du lịch. Một số trường đại học hàng đầu của chúng ta bây giờ có trường riêng của họ ở Trung Quốc, với các giáo sư riêng của họ cũng như các giáo sư Trung Quốc là giảng viên. Ngoài ra, do đó, không giống như Liên Xô trước đây, có nghĩa là hàng triệu người Trung Quốc thường xuyên đi du lịch nước ngoài như là khách du lịch, và một số cũng tạm thời làm việc ở nước ngoài. Cuối cùng, hàng triệu bạn trẻ thành thị Trung Quốc liên lạc hàng ngày với thế giới thông qua Internet.

Điều đó tương phản một cách chính xác với sự bán - cô lập xã hội của các đấu thủ quyền lực toàn cầu hồi thế kỷ 19 và 20. Sự cô lập lẫn nhau của họ tăng cường những bất bình, leo thang thù địch, và làm cho nó dễ dàng hơn để phỉ báng người khác. Ngay cả như cách nay một vài thập kỷ gần đây, người dân Liên Xô, hoặc một vài thập kỷ trước đây ngay cả ở Trung Quốc, đã có một tiếp xúc rất hạn chế với thực tế phổ biến ở thế giới bên ngoài .

Điều đó nói rằng, chúng ta có thể không hoàn toàn bỏ qua thực tế rằng, kỳ vọng đầy hứa hẹn trong các năm gần đây về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc thân thiện, mới đây được thử nghiệm bởi nhiều cuộc bút chiến đối kháng nhau -- đặc biệt là trong các phương tiện truyền thông đại chúng của cả hai bên -- được làm nóng một phần bởi sự suy đoán về một sự suy giảm được cho là không thể tránh khỏi của Mỹ và về sự gia tăng nhanh chóng không ngừng của Trung Quốc. Trong các phương tiện thông tin đại chúng, những người Mỹ bi quan băn khoăn về kinh tế và những người Trung Quốc lạc quan hồ hởi tung hô chủ nghĩa dân tộc mà đã từng nói dai, nói dài nhưng cũng chỉ là một sự đơn điệu thái quá.

Bi quan về tương lai của Mỹ, có xu hướng đánh giá thấp khả năng tự đổi mới của đất nước này. Cởi mở lạc quan về tính ưu việt không thể tránh khỏi của Trung Quốc đánh giá thấp khoảng cách đang tồn tại để Trung Quốc khó bắt kịp Mỹ -- cho dù trong GDP hoặc GDP trên bình quân đầu người hoặc trong khả năng công nghệ. Tâm trạng bối rối đơn giản liên quan đến các mối đe dọa quân sự tiềm năng của Trung Quốc đối với Mỹ, bỏ qua những lợi ích của Hoa Kỳ mà cũng xuất phát từ vị trí địa chiến lược rất thuận lợi của nó trên các bờ biển mở của hai đại dương lớn, cũng như từ nhiều đồng minh xuyên đại dương.

Ngược lại, Trung Quốc là khu vực địa lý bị bao quanh bởi đâu phải chổ nào cũng là các quốc gia bằng hữu và có rất ít -- hoặc chẵng có -- đồng minh. Đồng thời, trong nước - và hơi nghịch lý - thành công kinh tế đáng ngưỡng mộ thực sự của Trung Quốc hiện nay đang làm sâu sắc thêm nhu cầu có tính hệ thống về việc làm thế nào để điều chỉnh xã hội và nền chính trị phức tạp -- và đến một mức độ nào đó -- họ phải làm thế nào để điều chỉnh bộ máy quan liêu cầm quyền mà tự định nghĩa là "cộng sản chỉ đạo hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước".

Đồng thời, trong thời gian gần đây, cả hai nước cũng đã bị ám ảnh bởi việc tiếp cận những thay đổi lãnh đạo chính trị. Mối bận tâm đó có thể cũng vô tình góp phần, làm mạnh thêm những cuộc bút chiến xuyên đại dương.

Ở Mỹ, khẩu hiệu cạnh tranh bầu cử tìm thấy Trung Quốc là một mục tiêu chính trị hấp dẫn (chỉ cần nhớ lại cam kết liều lĩnh của một ứng cử viên tổng thống liên quan đến cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ), trong khi những người gây hoang mang xúi bẩy nổi lo lắng với cáo buộc Trung Quốc truy tìm uy quyền quân sự tối cao, bao gồm cả kịch bản giả định tương lai về chiến tranh công nghệ cao.

Ở Trung Quốc, quá trình kéo dài và che giấu về sự lựa chọn một đội ngủ mới tạo ra một sự tạm dừng hướng dẫn chính sách đối ngoại chính thức, với phương tiện thông tin đại chúng bình luận tự do hơn đã bộc lộ những oán hận của chủ nghĩa dân tộc liên quan đến việc cáo buộc Mỹ lên kế hoạch kềm chế và cô lập Trung Quốc.

Đồng thời, một số nước láng giềng của Trung Quốc thỉnh thoảng dường như bị cám dỗ để lôi cuốn Mỹ hỗ trợ các tuyên bố cụ thể hoặc các xung đột lợi ích của họ trực tiếp nhằm vào Trung Quốc, trong khi tờ báo đảng chính thức của Trung Quốc cảnh báo rằng "chính phủ Trung Quốc sẽ khởi động một loạt các biện pháp chống trả mạnh mẽ và sẽ không bao giờ mềm lòng".

Vấn đề cũng có thể do không có được sự giúp đỡ của một số phương tiện truyền thông đại chúng Mỹ giải thích và có lẽ cũng bởi các buổi họp báo chính thức liên quan đến một vài điều được công khai tuyên bố đột ngột về "tái cân bằng" hoặc "xoay trục" của Mỹ liên hệ đến các cam kết chiến lược tương ứng ở châu Âu và châu Á của Mỹ. Chính thức công bố trong tháng 11 năm 2011 bởi một bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Mỹ trong khi đi thăm Úc, nỗ lực này được dự định là một sự tái khẳng định có tính cách xây dựng về một thực tế không thay đổi rằng Hoa Kỳ vừa là một cường quốc Thái Bình Dương vừa là một cường quốc Đại Tây Dương. (Để tăng tính chất quan trọng của thông điệp, tuyên bố của tổng thống được nói trước so với một bài phát biểu quan trọng của bộ trưởng ngoại giao và tiếp theo là một op-ed viết bởi cố vấn an ninh quốc gia , cả hai đều xứng đáng có được rất nhiều tín nhiệm trong việc đề xướng xem xét chính sách kịp thời.)

Thật không may, trong một số bối cảnh -- việc tóm lấy từ ngữ "trục" rất gây ấn tượng (một từ không thực sự được xử dụng bởi tổng thống trong bài phát biểu của ông ấy) -- tập trung vào sự sắp xếp lại tiềm năng quân sự của Mỹ đối với châu Á, từ đó gây ra - không có gì đáng ngạc nhiên - một số nhà bình luận châu Á giải thích "tái cân bằng" như là có thể báo trước một thể loại gây cảm hứng về sự liên kết châu Á mới của Mỹ. Đó chắc chắn không phải là mục đích cơ bản của Mỹ.

Ngoài ra, vấn đề trở nên tồi tệ hơn bởi sự gia tăng gần như trùng hợp ngẫu nhiên của một số vấn đề có khả năng nhằm khích động thẩm quyền tài phán liên quan đến Biển Đông, cũng như một số hòn đảo khác ở ngoài khơi. May mắn thay, có một số dấu hiệu đồng thuận hiện nay trên bề mặt, qua đó các tranh chấp như vậy nên được giải quyết bằng đàm phán và không có các mối đe dọa, không đề cập đến các hành vi đơn phương.

Trong bất kỳ mọi tình huống nào, theo đánh giá của tôi, đe dọa thực sự cho mối quan hệ ổn định Mỹ-Trung phát sinh không phải từ Mỹ hay từ ý định thù địch của Trung Quốc, mà từ những khả năng đáng lo ngại rằng châu Á hồi sinh có thể trượt vào lòng dân tộc chủ nghĩa hăng hái mà sau đó nó sẽ thúc giục các cuộc xung đột làm gợi nhớ lại Châu Âu của thế kỷ 20 qua các xung đột về tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ, hoặc quyền lực.

Hãy xem xét các tình trạng đối kháng khu vực tiềm tàng giửa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ và Pakistan, hoặc tranh chấp quyền tài phán hàng hải -- tất cả được tăng cường bởi  dân tộc chủ nghĩa cực đoan.

Tất cả những gì gợi nhớ về châu Âu thế kỷ 20 sẽ không xảy ra ? Chủ nghĩa dân tộc như là những chiếc van an toàn nội địa ? Hoặc đơn giản là ngoài tầm kiểm soát ? Nó đặt ra một viễn cảnh ảm đạm có khả năng tăng cường các cuộc xung đột ở châu Á, đóng góp vào khủng hoảng toàn cầu trong thời kỳ "hậu bá quyền" mới.

Trong bối cảnh không thể đoán trước đó, sự tham gia chính trị và kinh tế của Mỹ ở châu Á thực sự có thể là yếu tố ổn định quan trọng cần thiết trong một khu vực có khả năng gây nổ. Thật vậy, tôi nhìn thấy vai trò hiện nay của Mỹ ở châu Á giống như vai trò của Anh ở châu Âu thế kỷ 19 : tham gia xây dựng ở ngoài bản quốc và cân bằng nhưng không có vướng mắc trong sự cạnh tranh của khu vực và không cố gắng đạt được sự thống trị trên toàn khu vực.

Vì vậy, theo sau việc tham gia xây dựng và nhạy cảm chiến lược của Mỹ ở châu Á -- bao gồm các liên minh hiện tại của Mỹ với Nhật Bản dân chủ, và Hàn Quốc dân chủ -- trong thực tế cũng là lợi ích của Trung Quốc, và đặc biệt cho đến khi chờ đợi sự hợp tác Mỹ-Trung Quốc ngày càng được thể chế hoá.

Theo đó, Mỹ và Trung Quốc nên hết sức cẩn trọng không để cho cạnh tranh kinh tế của họ trở thành thù địch chính trị. Sự tham gia lẫn nhau của Mỹ-Trung Quốc ở song phương và đa phương -- và không phải loại trừ lẫn nhau -- là những gì cần thiết. Ví dụ, tìm kiếm quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có Trung Quốc -- hoặc một hiệp ước khu vực kinh tế toàn diện (RCE) mà không có Mỹ , thì nó là cái gì ?

Tóm lại, với Mỹ ở châu Á đóng vai trò làm chất ổn định nhưng chắc chắn không phải là một cảnh sát và với Trung Quốc ở châu Á ưu việt nhưng không độc đoán, theo sau thông cáo báo chí đầy tham vọng của Obama-Hồ Cẩm Đào hồi tháng 1 năm 2011 -- mạnh dạn chi tiết hóa chủ trương chung -- những nhu cầu mà bây giờ cần phải làm lại để có giá trị và nâng cấp định kỳ. Tổng thống Obama và Xi cần phải đáp ứng sớm, xem xét sự tiến bộ đã được thực hiện và thiết lập những mục tiêu mới, phát triển thêm một quy tắc ứng xử xuyên Thái Bình Dương, và tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác mới nổi và chưa từng có trong lịch sử toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế giới chắc chắn cần đến nó.

5Brzezinski 2Zbigniew Brzezinski là uỷ viên quản trị và là cố vấn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC. Ông từng là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.